Giàn khoan HD-981 và cánh Quân Đội Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi xuống tay liên tiếp và loại bỏ không thương tiếc các đối thủ vô cùng nặng ký trong Bộ Chính Trị đảng CSTQ là Chu Vĩnh Khang, từng nắm toàn hệ thống công an – an ninh, Bạc Hy Lai, từng nắm Tỉnh Trùng Khánh và một mạng lưới lớn trong quân đội, và gần đây nhất là Tướng Từ Tài Hậu, từng nắm chức Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, tức chỉ đứng sau Tổng Bí Thư Đảng trong hệ thống quân đội, nhiều nhà phân tích đặt dấu hỏi rằng ông Tập Cận Bình đang dựa vào thế lực nào mà dám ra tay rất mạnh bạo như vậy, mặc dù ông lên ngôi chỉ mới 16 tháng.

Câu trả lời đang hiện rõ dần.

Vào ngày 13/06/2014, trong hội nghị của Ban Chỉ Đạo Kinh Tế & Tài Chính Trung Quốc (Ban Chỉ Đạo Tài Kinh) do ông Tập Cận Bình chủ trì, người ta thấy có sự hiện diện của Thượng Tướng Phòng Phong Huy, hiện đang nắm chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Trung quốc. Đây là hiện tượng lạ đối với giới theo dõi tình hình kinh tế Trung quốc, đặc biệt khi các lãnh tụ trước thời ông Tập đều nhấn mạnh quy định hiện hành là quân đội không được phép làm kinh doanh và cũng không được nhúng tay vào lãnh vực kinh tế quốc gia. Chức năng vạch kế hoạch phòng thủ, tác chiến của một Tổng Tham Mưu Trưởng lại càng xa chuyện kinh tế, tài chính.

Xem ra tân Tổng Bí Thư họ Tập đã chọn và đang cậy dựa vào một cánh quân đội mới dưới sự cầm đầu của Thượng Tướng Phòng Phong Huy. Vì thế có xác suất rất cao ông Phòng sắp được lên chức và bước vào vị trí Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương. (TBT đảng luôn kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương). Để có chỗ dựa vững chắc, ông Tập cũng đang nỗ lực bồi đắp thêm uy quyền chính trị cho Tướng Phòng Phong Huy trên nhiều mặt của sân khấu quốc gia, chứ không riêng lãnh vực quân sự.

JPEG - 37.5 kb
Thượng Tướng Phòng Phong Huy, nhân vật quyền lực mới tại Trung Cộng

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà lãnh tụ Trung Cộng đầu tiên tuyên bố trước thế giới về vụ giàn khoan HD-981 tại Biển Đông lại là ông Tổng Tham Mưu Trưởng Phòng Phong Huy, chứ không phải Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ngày 15/06/2014, trong một cuộc họp báo chung tại Hoa Kỳ với giới chức quân sự Mỹ, Phòng Phong Huy đã phát biểu rằng: “Việc giàn khoan HD-981 hoạt động ở biển Hoa Nam là chính đáng, chúng tôi vẫn tiếp tục khoan dầu ở đó vì nó nằm trong lãnh hải của Trung Quốc. Cho nên không một ai có thể ngăn cản được”.

Theo các nhà phân tích, nếu ông Phòng Phong Huy phát biểu rằng quân đội Trung Quốc cương quyết bảo vệ an toàn cho giàn khoan HD-981 thì họ có thể hiểu được lý lẽ của Bắc Kinh. Nhưng việc ông tuyên bố sẽ tiếp tục tìm kiếm dầu hoả ở biển Đông qua giàn khoan HD-981 thì khá vô lý vì ông ta không phải là người trách nhiệm về khai thác dầu khí và cũng không thuộc tổng công ty dầu Hải Dưong. Tướng Huy cũng không phải là người của Bộ Ngoại giao Trung Quốc để phát biểu về chính sách của Trung quốc ở biển Đông. Cũng cần nhắc lại là cho tới nay Bắc Kinh vẫn nói chỉ cho tàu ngư chính (dân sự) đến bảo vệ giàn khoan chứ không phải tàu hải quân. Do đó, đây là hành động có chủ ý của Tập Cận Bình để đưa tên tuổi họ Phòng lên trong công luận Trung Quốc, với 2 hiện tượng lớn chỉ trong vòng 3 ngày.

Ngược lại, Tướng Phòng Phong Huy cũng sẽ phải cố gắng tạo “công trạng” để xứng đáng với vai trò mới trong mắt quần chúng. Và hiện nay, nơi dễ lấn lướt nhất để lập công trạng chính là vùng Biển Đông của Việt Nam, khi mà mọi hành vi hung hãn của Trung Quốc cho đến nay đều được đáp lại bằng sự thụt lùi, không dám đối đầu của giới lãnh đạo CSVN dù bằng phương tiện quân sự, pháp lý quốc tế hay ngay cả nghị quyết Quốc Hội.

Giới phân tích tình hình tiên đoán vào khoảng tháng 8 tới đây, Bắc Kinh sẽ cho rút giàn khoan đi vì mùa biển động hàng năm, nhưng sẽ lập tức mở vùng cấm quanh nơi đã cắm giàn khoan, nhân danh đây là vùng quân sự của Trung Quốc. Đó là lúc mà tàu quân sự của Phòng Phong Huy sẽ tiến vào chiếm đóng.

Trong những ngày tháng tới, có lẽ Phòng Phong Huy là nhân vật mà người Việt Nam và thế giới cần theo dõi các hoạt động và tuyên bố, không kém gì Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.