Giới Luật Sư Sài Gòn Chống Sự Khống Chế Của Đảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 8.3 kb

Dưới các chế độ độc tài, nhất là những chế độ theo chủ thuyết Mác Lênin luật pháp, ngoài tác dụng để sơn phết lừa bịp thế giới, chỉ là phương tiện để khống chế người dân chứ không phải để bảo vệ công lý và bảo đảm quyền lợi của người dân. Nhìn lại lịch sử cận đại của nước ta. Vào năm 1945 khi cộng sản dưới danh nghĩa Việt Minh cướp chính quyền, chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cũng có đủ các bộ, trong đó có Bộ Tư Pháp. Bộ này đã được giao cho các luật sư tốt nghiệp Trường Đại Học Đông Dương tại Hà Nội làm bộ trưởng. Người đầu tiên là luật sư Vũ Trọng Khánh giữ chức bộ trưởng từ tháng 9/1945 đến tháng 3/1946. Người thứ nhì là luật sư Vũ Đình Hòe từ tháng 3/1946 đến tháng 5/1959. Thực chất trong thời gian từ năm 1945, suốt cuộc chiến tranh chống Pháp và kể cả sau 1954, bộ tư pháp chỉ để làm cảnh. Cái gọi là công lý Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được giao cho các “tòa án nhân dân” theo khuôn mẫu Mác-Lênin-Mao Trạch Đông do cán bộ đảng cộng sản vừa buộc tội, vừa xử án và không có luật sư bào chữa.

Sau khi đã lừa gạt được dư luận Tây Phương trong suốt 10 năm trời, và sau khi chiếm được Miền Bắc Việt Nam năm 1954, CSVN đã bộc lộ bản chất Đệ Tam Quốc Tế và đã giải thể Bộ Tư Pháp vào tháng 5/1959. Năm năm sau khi đánh chiếm Miền Nam, thế giới đã nhìn rõ bản chất của chế độ CSVN với các trại cải tạo, với các tòa án nhân dân, với hàng trăm ngàn người dân vượt biên, vượt biển chạy ra hải ngoại, với cuộc xâm lăng Kampuchia. Hoa Kỳ và một số quốc gia đã cấm vận kinh tế, cô lập ngoại giao khiến CSVN đứng trước bờ vực thẳm. Dưới con mắt thế giới, Việt Nam là một nước vô luật pháp, phi công lý, độc tài, dã man… Trước tình thế náy, CSVN đã phải có một số điều chỉnh, trong đó có việc tái thành lập Bộ Tư Pháp vào tháng 2/1980. Như vậy, đã có đến 20 năm dưới chế độ độc tài cộng sản, Việt Nam không có nền tư pháp, không có công lý, không có luật pháp. Các trường Đại Học Luật đã bị đóng cửa. Tại Hà Nội, đến năm 1979 mới có Đại Học Pháp Lý; trong Nam các Viện Đại Học Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt không có khoa Luật cho đến năm 1982. Nhưng phải đợi đến sau khi CSVN đưa ra chính sách “đổi mới”, Nhà Nước mới ban hành Pháp Lệnh Luật Sư vào năm 1987. Thực chất, luật sư chỉ được hành nghề một cách “độc lập”, không dưới danh nghĩa đoàn luật sư, để đại diện, hỗ trợ pháp lý, biện hộ cho thân chủ tại các tòa án vv… từ năm 2001.

JPEG - 6.1 kb

Khi CSVN mở cửa, chiêu dụ đầu tư và hội nhập với thế giới thì nhu cầu có một nền luật pháp minh bạch, một nền công lý trong sáng là rất trọng yếu đối với các đối tác ngoại quốc. Nhưng bao lâu những người cầm quyền tại Việt Nam còn kiên định lập trường Mác Lênin, còn duy trì độc tài, thì tự bản chất, họ đã trái ngược với những nhu cầu nêu trên. Chính vì mâu thuẫn giữa bản chất và thực tế, nên họ trì kéo để tìm mọi cách khống chế được nền công lý tại Việt Nam. Luật pháp càng tù mù, rắc rối, khó hiểu; nhân dân càng dốt về luật, càng không có người mách bảo về luật, càng tốt cho chế độ độc tài. Chính vì thế mà mũi dùi đang chĩa thẳng vào giới luật sư. Nhất là những luật sư mà họ cho là cứng đầu dám phanh phui ra những sai trái của đảng và Nhà Nước, dám vạch trần những hành động bất chấp hiến pháp, luật pháp của đảng và Nhà Nước. Hiện đã có nhiều luật sư bị cầm tù mà điển hình là các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài, Trần Quốc Hiển, Nguyễn Bắc Truyễn. Luật sư Bùi Kim Thành bị giam trong bệnh viện tâm thần. Hai luật sư Lê Quốc Quân và Trần Thị Thùy Trang đang bị quản chế. Hầu hết các luật sư đều bị đảng và chính quyền CSVN o ép như ngăn cản không cho biện hộ cho những người đang bị khởi tố chỉ vì tội bất đồng chính kiến với đảng và Nhà Nước. Nhiều luật sư đã bị công an gây khó khăn trong việc tiếp xúc với thân chủ trước khi ra tòa như luật định.

Gần đây, báo chí trong nước bàn tán xôn xao về việc Sở Tư Pháp tỉnh Bến Tre “chỉ đạo” cho đoàn luật sư tỉnh này cho các luật sư từ 58 tuổi trở lên đi “giám định” sức khỏe, nếu không đạt thì đề nghị Bộ Tư Pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề. Dư luận trong giới luật sư cả nước đều phẫn nộ về âm mưu dùng điều kiện sức khỏe để loại các luật sư lớn tuổi, giầu kinh nghiệm, có can đảm không sợ đụng chạm chính quyền. Vụ thứ nhì là Đảng CSVN đang tìm cách thao túng giới luật sư bằng cách thành lập cái gọi là “Hội đồng Lâm thời Luật sư Toàn quốc”. Bộ tư pháp đã dàn dựng cho 3 người chỉ mới được cấp giấy hành nghề luật sư, và chưa từng một ngày làm luật sư thật sự giữ chức vị chủ tịch và hai phó chủ tịch. Ông chủ tịch Lê Thúc Anh mới nộp đon xin gia nhập đoàn luật sư Sài Gòn. Vì thế giới luật sư Sài Gòn rất bất mãn. Trưởng đoàn là luật sư Nguyễn Ðăng Trừng đã làm văn thư từ chối đơn gia nhập của Lê Thúc Anh, đồng thời rút tên ra khỏi danh sách Hội Đồng Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc.

JPEG - 134.5 kb

Các sự kiện trên đây cho thấy, ngành luật sư đang ngày một phát triển và đang nắm lấy thời cơ trong lúc đảng và Nhà Nước CSVN bắt buộc phải thi hành cam kết với quốc tế là trong sáng hoá hệ thống luật pháp và công lý. Các luật sư Sài Gòn và Miền Nam mà khá đông sinh khoảng năm 1950 đã xác định lập trường không chấp nhận sự khống chế của đảng và Nhà Nước CSVN để làm đúng lương tâm của người “thầy kiện” là bảo vệ công lý và quyền lợi cho người dân.

Trần Trọng Nghĩa

Nghe bài này qua Radio Chân Trời Mới : www.radiochantroimoi.com/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.