Giới thiệu đảng Việt Tân trong quốc hội tiểu bang New South Wales, Úc châu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 17.8 kb
Dân Biểu Charlie Lynn

JPEG - 17 kb
Dân Biểu David Clarke

Vừa qua, hai Dân Biểu Charlie Lynn, một cựu chiến binh Úc đã từng tham chiến tại Việt Nam và Dân Biểu David Clarke thuộc Đảng Tự Do đã chính thức lên tiếng giới thiệu về sự công khai hoạt động của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng ( viết tắt là Đảng Việt Tân ) trong Quốc Hội tiểu bang New South Wales, Úc Châu, sau khi hai ông tham dự buổi lễ Ra Mắt của Đảng này vào ngày 7 tháng 11 năm 2004 tại Sydney. Trong bài nói chuyện của Dân Biểu Charlie Lynn trong Quốc Hội, ông ta có nói ” Đảng này được thành lập bởi nhà ái quốc Hoàng Cơ Minh tại vùng biên giới Việt Nam vào ngày 10 tháng 9 Năm 1982. Mục tiêu của Đảng Việt Tân là kêu gọi sự liên kết huy động mọi sức mạnh và tài nguyên của người Việt khắp nơi trên thế giới, để thực hiện một liên minh dân tộc hầu chấm dứt độc tài cộng sản và đem lại một sự canh tân trong dân chủ cho Việt Nam “. Ngoài ra, trong phần phát biểu ông còn có đề nghị thêm rằng Đảng Việt Tân hãy tổ chức những cuộc diễn hành ôn hòa vào dịp kỷ niệm đệ nhất chu niên năm tới tại các thủ phủ của các tiểu bang, và kêu gọi những cựu chiến binh Úc, những đồng bào người Úc cùng tham gia hỗ trợ, để nói lên quan điểm chống đối sự đàn áp nhân quyền của chế độ độc tài CS Việt Nam hiện nay.

Cũng trong Quốc Hội tiểu bang New South Wales, năm ngày sau đó Dân Biểu David Clarke cũng đã lên tiếng bày tỏ quan điểm của ông là chống các thể chế độc tài hiện nay trên thế giới, mà trong đó có Việt Nam. Ngoài phần trình bày chi tiết hơn về xu hướng tự do của thế giới hiện nay và viễn ảnh cáo chung củ chế độ CS Hà Nội, Dân Biểu Clarke cũng đã nói thêm rằng:

“Tôi ủng hộ mục đích của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng vì đó là mục đích đưa đến tự do. Tôi nghiêng mình bày tỏ sự cảm phục đối với cộng đồng người Việt tại Úc vì đã không bỏ rơi những đồng hương của họ đang còn đau khổ tại Việt Nam. Đại đa số người Việt tại Úc hôm nay sẽ còn sống để chứng kiến ngày dân chủ đến với Việt Nam. Họ sẽ còn sống để nhìn thấy đất nước họ đoạt được tự do. Họ sẽ còn sống để vỗ tay reo mừng ngày sụp đổ của cộng sản trên quê hương họ. Thật là một ngày vĩ đại, và tôi sẽ có mặt trong ngày ấy để reo vui tưng bừng với họ “.


Bản dịch Việt ngữ

Diễn văn của Dân Biểu Charlie Lynn tại Quốc Hội Tiểu bang NSW, ngày 11 Tháng 11 Năm 2004

(trang 68, bài 40); ( 6:38pm)

Là con trai của một cựu chiến binh Thế Chiến Thứ Hai thuộc vùng New Guinea và đồng thời bản thân là một cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam, thì thật là hợp lý khi tôi lên tiếng trong dịp kỷ niệm Cuộc Đình Chiến lần thứ tám mươi sáu. Cả ba sự kiện trên đều liên quan đến cuộc chiến đòi hỏi cho tự do và dân chủ. Chủ Nhật vừa qua, tại vùng tây nam Sydney, tôi đã tham dự buổi lễ công khai hóa của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Đảng Việt Tân. Buổi lễ đó là sự tiếp nối của buổi lễ công khai hóa với tầm vóc quốc tế tại Bá Linh vào ngày 19 Tháng 9 Năm 2004. Phong trào này được thành lập bởi nhà ái quốc Hoàng Cơ Minh tại vùng biên giới Việt Nam vào ngày 10 tháng 9 Năm 1982. Mục tiêu của Đảng Việt Tân là kêu gọi sự liên kết huy động mọi sức mạnh và tài nguyên của người Việt khắp nơi trên thế giới, để thực hiện một liên minh dân tộc hầu chấm dứt độc tài cộng sản và đem lại một sự canh tân trong dân chủ cho Việt Nam.

Trên 50 năm đã trôi qua kể từ khi vài người lãnh đạo nước Việt Nam đã chọn con đường theo chủ nghĩa cộng sản với lời hứa hẹn sẽ đem lại hòa bình, hạnh phúc và thịnh vượng cho đất nước sau 120 năm đô hộ của người Pháp và chiến tranh ròng rã. Sự kiện này đã đưa tới sự cưỡng chiếm cuối cùng toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1975. Rõ ràng là sau 30 năm độc tài cai trị, Đảng Cộng Sản Việt Nam không những đã thất bại trong mục tiêu xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa, mà còn tiêu diệt chính nền độc lập, tự do và hạnh phúc mà họ đã hứa. Việc thử áp dụng chính sách Đổi Mới và kế hoạch cải tổ cách đây 10 năm đã là một thất bại thê thảm. Những người duy nhất được hưởng lợi từ những chính sách đó chính là những người ngồi trên ghế độc tài cầm quyền, còn gọi là tư bản đỏ. Phần còn lại của dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục sống đau thương trong cảnh nghèo nàn và lạc hậu, và bây giờ họ muốn vươn lên phá vỡ cái ách độc tài ấy của cộng sản Việt Nam.

Những chiến dịch ủng hộ cộng sản trước đây đã đem lại những hậu quả gì? Nước Việt Nam cộng sản mà họ ủng hộ đã trở thành một trong những chế độ đàn áp cay nghiệt nhất thế giới hiện nay. Một chế độ cai trị bằng sợ hãi, một chế độ bị lên án vì đã hệ thống hóa sự nghèo đói thành một nếp sống mà người dân phải chấp nhận, một chế độ ăn cướp tiềm năng to lớn của chính người dân của họ, một chế độ đáng bị lật đổ bởi chính những phương cách mà những người thân cộng trước đây đã dùng trong thập niên 60 và 70. Đừng bao giờ trông đợi những kẻ nợ máu với dân tộc sẽ xin lỗi những cựu chiến binh Úc mà họ đã phản bội, hoặc xin lỗi những người dân miền Nam Việt nam đã phải mất mát ông bà, cha mẹ,anh chị em họ hàng bà con cũng như bạn bè trên bước đường tuyệt vọng chạy thoát khỏi bàn tay cộng sản, hoặc xin lỗi những người đã phải lê lết những năm dài trong trại cải tạo hay trong những nhà tù biệt giam.

Những người Việt Nam đào thoát thành công và định cư tại các quốc gia dân chủ đã làm việc cật lực để thành lập những cộng đồng mới tại quốc gia thứ hai của họ. Hiện nay có khoảng 3 triệu người Việt Nam tản mác khắp nơi trên thế giới. Họ thông minh, cần cù, họ yêu nước và hãnh diện với nguồn gốc của họ. Họ là những nhà đại sứ tuyệt vời, nhưng điều họ muốn là giành lại quê hương của họ. Họ muốn cho những người anh, chị, em của họ còn kẹt tại quê nhà cũng được hưởng tự do và sử dụng được tiềm năng sẵn có của họ. Họ muốn phá vỡ vĩnh viễn ách cộng sản đàn áp trên quê hương của họ.

Sang năm, ngày 7 Tháng Mười Một Năm 2005 sẽ là kỷ niệm năm thứ nhất ngày công khai hóa Đảng Việt Tân tại Úc, trùng hợp với kỷ niệm ba mươi năm cộng đồng người Việt định cư tại quốc gia dân chủ và đa văn hóa tốt đẹp này. Do đó tôi xin mời gọi các vị lãnh đạo Đảng Việt Tân hãy đánh đấu ngày kỷ niệm này bằng một cuộc diễn hành ôn hòa tại mỗi thủ phủ các tiểu bang tại Úc, để chống đối sự đàn áp của cộng sản Việt Nam. Tôi kêu gọi những cựu chiến binh Úc tại Việt Nam hãy xuất hiện và hỗ trợ các bạn đồng minh của chúng ta, những người mà đã một thời chúng ta cùng sánh vai chiến đấu để bảo vệ tự do cho họ. Tôi kêu gọi hàng triệu triệu người Úc, những người đã không hề tham gia những cuộc biểu tình phản chiến vào các thập niên 60, 70, hãy mau mắn nhập vào những cuộc diễn hành ôn hòa ấy. Cuối cùng, tôi kêu gọi những người cộng sản hèn nhát, những kẻ đã phản bội dân tộc, hãy mau công nhận sự sai lầm của mình để xin lỗi những cựu chiến binh Úc Việt mà họ đã bội phản.

Theo lời của một trong những diễn giả tại buổi lễ ra mắt, cộng sản đã thay thế sự nô lệ vào người Pháp thuộc địa bằng sự nô lệ vào một ý thức hệ. Ở đây, điều mà chúng tôi muốn nói đến là một ý thức hệ tàn bạo, tham nhũng và tha hóa mà chỉ còn hiện hữu tại Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba và một số suy nghĩ tại Quốc Hội New South Wales. Một số diễn giả trong buổi lễ đã ghi nhận rằng cộng sản đã không thắng tại chiến trường trong chiến tranh Việt Nam, họ thắng trên những đường phố tại Sydney, Melbourne, New York, Washington, Paris, London và những thành phố khác trong thế giới tự do. Chiến tranh Việt Nam bị thua bởi vì những phần tử thân cộng và những sinh viên cực đoan đã kêu gọi được những kẻ nhẹ dạ đã phản bội lại những chiến binh Úc trong các binh chủng thủy quân, không quân đã làm nên lịch sử của đất nước chúng ta.

Những vết sẹo của sự phản bội này đã in sâu trong lòng những người cựu chiến binh Úc tại Việt Nam. Câu viết bất tử tại các Hội Quán Cựu Chiến Binh RSL “Tổ Quốc Không Bao Giờ Quên” để ghi nhận những sự hy sinh của con dân nam nữ đã cống hiến đời mình cho đất nước, câu viết ấy đối với các cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam, phải được ghi thêm những chữ ” sự phản bội to lớn”. Nhớ lại những lần Hiệp Sĩ Roden Cutler, một chiến binh khả kính đại diện tiểu bang, bị tạt sơn đỏ hay bị quăng trứng thối, nhớ lại hình ảnh nguyên một đoàn binh sĩ để lộ cả lông nách xô nhau nhẩy ào xuống hồ tắm trong ngày tưởng niệm Anzac Day vào năm 1981 để chế giễu các chiến binh đang tham chiến lúc bấy giờ, nhớ lại hình ảnh các chiến sĩ đi duyệt binh trên các đường phố bị la ó nhạo báng là “những kẻ giết hại trẻ thơ”, những kỷ niệm ấy đã được khắc ghi mãi mãi trong tâm trí tôi. Không bao giờ tôi có thể quên hay tha thứ được sự phản bội của những kẻ hợp tác với những quân xâm chiếm ấy. Như tôi đã nói trên, tôi kêu gọi những người Cộng sản hèn hạ phản bội dân tộc hãy can đảm nhận lấy sự lầm lỗi của mình để cuối cùng xin lỗi những người cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam mà họ đã từng phản bội. Và tôi xin mời người Chủ Tọa của nơi này hôm nay hãy là người đầu tiên thực hiện việc này.


Diễn văn của Dân Biểu David Clark tại Quốc Hội Tiểu bang NSW, ngày 16 Tháng 11 Năm 2004

(trang 65, bài 37); (10:03pm)

Gần đây, vị đồng viện của tôi, Dân Biểu Charlie Lynn, đã đọc một bài diễn văn xuất sắc trước Quốc Hội này, nhắc nhở chúng ta đến những nỗi khổ cực triền miên mà người dân Việt Nam đang phải chịu đựng dưới sự cai trị độc tài của Cộng sản Việt Nam, đồng thời ông cũng cho chúng ta biết về những nỗ lực của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng trong công cuộc tìm kiếm tự do cho Việt Nam, đã được công bố trong một buổi lễ có rất đông người tham dự mà ông đã chứng kiến gần đây tại vùng tây nam Sydney. Là một người cũng đã tham dự và lên tiếng tại buổi lễ đó, tôi hết lòng ca ngợi và hoan nghênh những lời đóng góp của Dân Biểu Charlie Lynn.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự xụp đổ và chấm dứt của những chế độ cộng sản độc tài tại nước Liên Xô nay đã bị hủy diệt và các nước chư hầu tại vùng Đông và Trung Âu. Thật là một biến cố trọng đại cho người dân của những nước đó khi cuối cùng họ được hưởng nền tự do mà từ bao lâu nay họ đã bị các chế độ cộng sản quỷ quái đó tước đoạt. Đáng buồn thay, một vài nước trên thế giới vẫn còn đau khổ vì vẫn đang bị cai trị tàn bạo bởi chế độ cộng sản. Một trong những nước đó là Việt Nam, nơi mà 80 triệu người đang tiếp tục dai dẳng bị tước đoạt sự phồn thịnh kinh tế, tự do tôn giáo và tự do sinh hoạt chính trị. Họ bị tước đoạt tất cả mọi thứ trừ một cuộc sống đói nghèo.

Nước Úc là nơi ẩn náu của hàng ngàn người Việt tỵ nạn đã chạy thoát được khỏi pháo đài kiên cố của sự đàn áp đó và khỏi cái khung cửi khổng lồ đang xiết chặt nền kinh tế của họ. Vào ngày 7 Tháng 11 năm nay, 800 người đại diện cho cộng đồng Việt-Úc đã tụ họp tại Sydney để ra mắt tại Úc một chương trình mới, đầy sáng kiến, được tổ chức bởi Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, một đảng phái chính trị có tầm vóc quốc tế. Tất cả những hội đoàn chính trong cộng đồng người Việt đã cử đại diện đến tham dự. Họ đã gặp nhau trong sự phấn khởi và quyết tâm mãnh liệt. Đảng này đang tổ chức hoạt động công khai trong thế giới tự do nhưng lại bí mật ngay tại Việt Nam, hiện đang ước vọng liên kết những người Việt khao khát tự do trên toàn thế giới để cùng đấu tranh chính trị với một mục tiêu chung.

Mục tiêu của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng là gì? Đó là đạt được sự phồn thịnh về kinh tế và chính trị cho người dân tại Việt Nam, điều mà chỉ thực hiện được khi nào chính quyền tàn bạo tại Việt Nam cáo chung trên đất nước bạc phước ấy. Nói chung, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đang nói dùm cho những người Việt yêu tự do rải rác khắp thế giới, họ đại diện cho những khát vọng của người Việt trong nước đang triền miên chịu đau khổ. Tên gọi của đảng này là “Việt Tân”, một sự phối hợp của hai từ “Việt Nam” và “Canh Tân” nghĩa là canh tân và phát triển.

Mặc dù đảng Việt Tân đã hoạt động từ 22 năm qua cho tự do tại Việt Nam, sự kiện đảng ra mắt trịnh trọng tại Sydney và tại các thánh phố lớn khác trên thế giới đã đánh dấu việc đảng khởi đầu những nỗ lực công khai làm cho thế giới hiểu rõ hơn về những vấn nạn mà người dân tại Việt Nam đang phải chịu đựng. Cộng sản đã sụp đổ tại Âu Châu và ngày sụp đổ của cộng sản tại Việt Nam cũng đang gần kề. Không có gì chắc chắn hơn, không có gì không thể tránh được hơn, bằng sự sụp đổ tất nhiên của sự đàn áp đã triền miên hiện diện trên miền Nam Việt Nam từ 1975, và trên miền Bắc Việt Nam còn từ trước đó lâu hơn nữa. Sớm muộn gì ngày đó cũng sẽ đến bởi vì cuối cùng rồi thì dân chủ sẽ toàn thắng cộng sản, tự do sẽ toàn thắng độc tài, chính nghĩa sẽ toàn thắng gian tà.

Thời kỳ của độc tài đàn áp đang tiến đến cáo chung. Thời kỳ của tự do cho mọi dân tộc đang tiến tới sự hiện hữu trước mắt chúng ta. Chế độ Hà Nội không thể nào ngăn chặn được bước tiến này của lịch sử. Ngày mà họ phải trả lời với dân chúng và chứng kiến sự giận dữ của dân chúng đang đến gần kề. Joseph Stalin đã chết. Mao Trạch Đông đã chết. Hồ Chí Minh đã chết từ lâu. Tên của Hồ Chí Minh sẽ bị xỉ vả, nguyền rủa trong các trang sử được ghi chép muôn thuở, hình ảnh Hồ Chí Minh sẽ được thu gọn lại để tượng trưng điển hình cho kẻ độc ác. Lịch sử không thể để cho người dân Việt Nam tiếp tục chịu đau khổ không lối thoát. Sự khao khát tự do không thể mãi mãi bị tảng lờ. Người Việt tại Úc và các nơi trên thế giới, những người thành tâm thiện chí khắp mọi nơi không bao giờ quên người dânViệt Nam. Chiến dịch cho tự do tại Việt Nam này sẽ được tiếp tục tại Úc và các nước tự do trên thế giới. Chiến dịch này sẽ tiến đến Sài Gòn, một thành phố bị đổi tên thành Thành Phố Hồ Chí Minh một cách sai lầm và ngang ngược, và rồi chiến dịch này sẽ tiếp tục tiến đến lòng đất của cộng sản Việt Nam, ngay tại chính thủ đô Hà Nội.

Tôi hết lòng ca ngợi cộng đồng người Việt tại Úc đã một lần nữa kêu gọi và tổ chức một buổi sinh hoạt nhắm đến việc đòi hỏi dân chủ tại quê hương của người Việt Nam. Tôi ủng hộ mục đích của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng vì đó là mục đích đưa đến tự do. Tôi nghiêng mình bày tỏ sự cảm phục đối với cộng đồng người Việt tại Úc vì đã không bỏ rơi những đồng hương của họ đang còn đau khổ tại Việt Nam. Đại đa số người Việt tại Úc hôm nay sẽ còn sống để chứng kiến ngày dân chủ đến với Việt Nam. Họ sẽ còn sống để nhìn thấy đất nước họ đoạt được tự do. Họ sẽ còn sống để vỗ tay reo mừng ngày sụp đổ của cộng sản trên quê hương họ. Thật là một ngày vĩ đại, và tôi sẽ có mặt trong ngày ấy để reo vui tưng bừng với họ.


Nguyên bản Anh ngữ

The Hon. CHARLIE LYNN [6.38 p.m.]: It is appropriate that I, as the son of a New Guinea veteran of the Second World War and as a proud Vietnam veteran, speak on the eighty- sixth anniversary of Armistice Day. All three campaigns involved the fight for freedom and democracy. Last Sunday I attended a function in south-west Sydney that announced the public formation of the Vietnam Reform Party known as Viet Tan. It followed the international announcement of the formation of Viet Tan in Berlin on 19 September 2004. The movement was founded by a Vietnamese patriot, Hoang Co Minh, in a border area of Vietnam on 10 September 1982. The objective of Viet Tan is to focus the energy and resources of the Vietnamese people worldwide on the mobilisation of a national alliance to abolish the communist dictatorship and bring about democratic reform in Vietnam.

More than 50 years ago some Vietnamese leaders chose to follow Communism and the promise of peace, happiness and prosperity after 120 years of French colonial rule and war. This led ultimately to a communist takeover in 1975. It is now obvious after 30 years of dictatorial rule that the Vietnamese Communist Party has not only failed in its aim to create a socialist society; it has also destroyed the very independence, freedom and happiness it promised. Its attempt to implement a Doi Moi or reform policy 10 years ago was a tragic failure. The only beneficiaries of that policy have been the dictators, who are referred to as red capitalists. The rest of the country’s population has continued to suffer a poor and repressed lifestyle and they now want to break the yoke of communist power.

What is the result of the communist campaign? The Vietnam they supported is now one of the most oppressive communist regimes in the world today. A regime that rules by fear; a discredited regime that has institutionalised poverty as a way of life; a regime that has robbed its own people of the great potential they possess; a regime that must be overthrown by the same methods used by communist sympathisers in the 1960s and 1970s. It would be too much to expect the organisers of the moratorium movement to ever say sorry to the Vietnam veterans they betrayed, to say sorry to the South Vietnamese people who lost grandparents, mothers, fathers, sisters, brothers, relatives and friends in their desperate attempts to escape the communists, or to say sorry to those who spent years in re-education camps and solitary confinement.

Vietnamese people who have escaped to other democratic countries have worked extremely hard to develop new communities in their adopted countries. They now number about three million worldwide. They are intelligent, industrious, patriotic and proud. They are wonderful ambassadors, but they want their homeland back. They want the brothers, sisters and friends they left behind to enjoy freedom and to realise their potential. They want to break the yoke of communist oppression forever.

Next year, on 7 November 2005, will be the first anniversary of the establishment of the Viet Tan in Australia, as well as the thirtieth anniversary of the Vietnamese establishing themselves in this great democratic, multicultural country. I therefore invite the leaders of Viet Tan to commemorate this anniversary with a peaceful moratorium march in each capital city in Australia, to protest against the oppressive Communist regime in their homeland. I invite the Vietnam veteran community to come out and support our former allies in their quest to obtain the freedom we helped them to defend. I invite the millions of Australians who did not join the Communist-inspired moratorium marches of the 1960s and 1970s to come and join them in peaceful protest. Finally, I call on those cowardly Communist quislings to admit they were wrong and finally say sorry to the Australian Vietnam veterans they betrayed.

According to one of the speakers at the announcement, Communism has replaced their enslavement to the French columnists by enslavement to an ideology. We are referring here to a brutal, corrupt and discredited ideology that exists only in Vietnam, North Korea, Cuba and pockets of the New South Wales Parliament. A number of speakers at the meeting acknowledged that the Communists did not win the Vietnam War on the battlefield; they won it on the streets of Sydney, Melbourne, New York, Washington, Paris, London and other democratic cities in the free world. The war was lost because Communist sympathisers and student radicals were able to mobilise legions of gullible do-gooders in the greatest act of betrayal against Australian soldiers, sailors and airmen in the history of our nation.

The scars of this betrayal run deep among the Vietnam veteran community. The ode of the RSL may well be “Lest we forget”, which refers to the sacrifices of our service men and women in law, but Vietnam veterans would add the words “the great betrayal”. The memory of red paint and rotten eggs being thrown at one of our most eminent soldier-statesmen, Sir Roden Cutler, the memory of the hairy armpit brigade jumping in a pool of remembrance on Anzac Day in 1981 to mock our older Diggers, the memory of soldiers marching through city streets and being called baby killers, is seared in my memory. I, for one, will never forget or forgive the treachery of these cowardly quislings. As I said, I call on those cowardly Communist quislings to admit they were wrong and finally say sorry to the Australian Vietnam veterans they betrayed. And I invite the President of this place to be the first to do it.

NSW Legislative Council Hansard, 11 November 2004, Pages 68 – (article 40)


The Hon. DAVID CLARKE [10.03 p.m.]: Recently my parliamentary colleague the Hon. Charlie Lynn gave an outstanding address to this House reminding us of the continued suffering of the Vietnamese people under a Communist dictatorship and informing us of important new initiatives of the Vietnamese Reform Party seeking freedom for Vietnamese, announced at a large gathering he attended in south-west Sydney recently. As one who was also present and who had the opportunity to address that gathering, I heartily endorse the comments of the Hon. Charlie Lynn.

In recent years we have witnessed the collapse and demise of Communist dictatorships in the now dismantled Soviet Union and in its satellite States of Central and Eastern Europe. What a great event that was for the people of those nations, who, as a result, gained the freedom and liberty so long denied by those regimes and the evil Communist philosophy that they represented. Sadly, there is still a small handful of nations suffering under Communist repression. One of these nations is Vietnam, where 80 million long-suffering people continue to be denied economic prosperity or religious and political freedom. They are denied everything except a life of misery.

Australia is a haven for many thousands of Vietnamese who have sought refuge from that bastion of repression and monumental economic basket case. On 7 November this year some 800 representatives of the Vietnamese-Australian community gathered in Sydney for the Australian launch of a new program of initiatives organised by the worldwide-based Vietnam Reform Party. All the major Vietnamese community organisations were represented. They met with great enthusiasm and determination. This party, which is organised throughout the free world and clandestinely within Vietnam itself, brings together under one political umbrella freedom-seeking Vietnamese on an international basis.

What is the aim of the Vietnam Reform Party? It seeks freedom and economic prosperity for the people of Vietnam and that will only occur with the demise of the communist dictatorial regime of that unhappy country. Overwhelmingly, the Vietnam Reform Party speaks on behalf of Vietnamese communities throughout the world and represents the aspirations of Vietnam’s long-suffering population. The party’s Vietnamese name is Viet Tan, a combination of the word “Vietnam” and the words “Canh Tan”, which mean reform and modernisation.

Whilst the reform party has been working for 22 years for Vietnam’s freedom, this recent great assembly in Sydney and assemblies internationally mark the party’s launching of new public initiatives that will highlight worldwide the plight of Vietnamese people. Communism has collapsed in Europe and the day is coming when communism will collapse in Vietnam as well. Nothing is more certain and nothing is more inevitable than that the oppression of the people of South Vietnam since 1975, and the communist oppression of the people of North Vietnam for an even longer period, will come to an end. It will end sooner rather than later because at the end of the day democracy will win over communism, freedom will be victorious over dictatorship and good will triumph over evil.

The age of dictatorships is coming to an end. The age of freedom for all peoples is now coming upon us. The Hanoi regime will not stop this march of history. Its day of accountability and facing the anger of its subject is getting nearer. Joseph Stalin is dead. Mao Zedong is dead. Ho Chi Minh has long been dead and buried. His name will be reviled and cursed in the annals of history as the epitome of evil. History will notallow the people of Vietnam to continueto suffer indefinitely. The yearning for freedomwill not go unanswered forever. Vietnamese in Australia and elsewhere, and good people everywhere, have not forgotten them. That campaign for freedom will go on in Australia and the free world. It will spread to Saigon, perversely renamed Ho Chi Minh city, and then on into the heart of the Vietnamese communist heartland, right into Hanoi itself.

I congratulate the Vietnamese community in Australia on its renewed call and activity for the freedom of its homeland. I endorse the cause of the Vietnam Reform Party because it is the cause of freedom itself. I pay tribute to the Vietnamese-Australian community for not forgetting those who still suffer in their homeland. The great majority of the Vietnamese-Australian community will live to see democracy come to Vietnam. They will live to see their homeland gain its freedom. They will live to applaud the demise of communism in their homeland. What a great day that will be, and I will be celebrating with them.

NSW Legislative Council Hansard, 16 November 2004, Pages 65 – (article 37)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.