Góp Ý Bài Trả Lời Phỏng Vấn RFA Của Hoàng Hữu Lượng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Góp ý bài trả lời phỏng vấn của ông Hoàng Hữu Lượng
Cục trưởng Cục báo chí (Bộ Truyền thông Thông tin VN)
với PV Gia Minh đài RFA.

Kính thưa ông Hoàng Hữu Lượng

Sau khi nghe những lời tuyên bố của ông với PV Gia Minh đài RFA và được đăng trên các trang web doi-thoai, ykien…, là một công dân VN tôi cần phải phản hồi cho ông rõ:

JPEG - 24 kb

- Ông nói rằng: hiện nay trên thế giới có loại hình báo chí nào thì VN cũng có loại hình báo chí đó. Thực tế có như vậy không ông? Chắc ông cũng biết rằng tự do ngôn luận trong đó có tự do báo chí là một trong các quyền căn bản nhất của con người, đại đa số các nước trên thế giới đều có báo chí tư nhân độc lập với chính quyền hoạt động công khai nhiều khi có những bài viết phản ảnh trung thực vấn đề nhưng bất lợi có thể gây ra sự sụp đổ cho chính quyền, tuy nhiên vẫn không bị trù dập hay trả thù gì cả.

Trái lại ở VN thì sao ?

Trên 800 tờ báo mà ông nêu ra có bao giờ dám chỉ trích công khai những chính sách và chủ trương sai lầm của ĐCSVN hay không? Có tờ báo nào dám lên tiếng về hiệp ước dâng hiến quần đảo Hoàng Sa và Ải Nam Quan (trong đó có Bản Giốc một thắng cảnh nổi tiếng của quê hương) bởi vì hầu hết trên 800 tờ báo có mặt tại VN đều là tiếng nói của đảng hoặc của các cơ quan ban ngành của đảng. Điều 69 HPVN cũng quy định: Công dân có mọi quyền tự do như ngôn luận, báo chí, hội họp, thông tin và biểu tình…v.v…, nhưng nếu có ai nói lên chính kiến của mình mà không phù hợp với đường lối của đảng thì chính quyền của ông lại lấy điều 88 BLHS quy định tuyên truyền chống nhà nước ra để trù dập và bắt bỏ tù.

JPEG - 75.4 kb
Thác Bản Giốc đã rơi vào tay Trung Quốc.

Hiện nay chính quyền CS của ông đã bắt và nhốt bao nhiêu người về tội dám nói lên chính kiến rồi, trong khuôn khổ của bài viết này tôi không nêu tên ra bởi vì mọi người cũng đã biết hết rồi, chỉ thị 37 cấm ra báo tư nhân của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng có phù hợp với hiến pháp và tiến trình dân chủ của VN không?, ông nghĩ như thế nào về việc quản chế tại gia và dùng lực lượng công an, mật vụ theo dõi và canh gác nghiêm ngặt các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền hiện nay mà chính quyền CS của ông đang áp dụng?

JPEG - 34 kb

- Ông nói rằng: VN ngày nay các đài phát thanh truyền hình phát triển mạnh. Tôi đồng ý với ông điều này nhưng tất cả các đài phát thanh truyền hình đều là của đảng cầm quyền chớ có đài nào mang hình thức độc lập đâu?, còn Internet thì đây là điều không thể thiếu được trong thời đại hiện nay, cũng nhờ có Internet mà những tội ác do chính quyền của ông gây ra đối với nhân dân mới phơi bày ra trước quốc tế, không phải như thời 1954-1956 trong cuộc cải cách ruộng đất chính quyền của ông đã giết oan hàng trăm ngàn người dân vô tội nhưng quốc tế không biết. Bây giờ với tất cả những việc làm gian trá của ĐCSVN chỉ còn dấu được những người dân chân lắm tay bùn mà thôi. Tuy nhiên chính quyền của ông vẫn kiểm soát gắt gao vấn đề truy cập Internet, một thực tế hiện nay là các dịch vụ Internet công cộng đều được công an kiểm soát và cài đặt phần mềm theo dõi, dùng bức tường lửa để ngăn chặn các trang web (bằng chứng là trang web của RFA không thể nào vào thẳng được mà phải qua trung gian, tại VN tôi xin hướng dẫn những ai muốn xem trang web RFA thì phải thực hiện như sau: vào trang web của đài VOA: (voanews.com/vietnamese và click vào phần liên kết RFA thì sẽ được xem thoải mái)

- Ông nói rằng: Báo chí có chuẩn mực chung là thông tin trung thực khách quan. Đây là hoàn toàn giả dối và cách trả lời này của ông cũng giống như hầu hết các thành phần lãnh đạo khác trong đảng, hình như các ông chỉ có chung một bài học. Tôi chỉ xin đơn cử một trường hợp trong muôn ngàn trường hợp khác để chứng minh là lời nói của ông không trung thực và khách quan tí nào, đó là trường hợp của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, trong khi điều 72 HP quy định: không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án của toà án…… nhưng vừa qua trong việc cứu tế dân oan theo tinh thần từ bi của đạo Phật, Hoà thượng Thích Quảng Độ, thượng toạ Thích Không Tánh và các Chư Tăng của GHPGVNTN tuy không bị bắt, nhưng đã bị cả hệ thống phát thanh truyền hình cùng báo chí của chính quyền CSVN vu khống, bịa đặt và loan truyền khắp trong nhân dân mà không cho Hoà thượng cùng các Chư Tăng có lời nào để đối chất công khai trước nhân dân, việc làm này có trung thực và khách quan như ông nói không, có đúng với điều 71HP quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mệnh, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm….?. Tôi xin ông trong một phút giây suy nghĩ để tự vấn lại lương tâm của mình.

JPEG - 14.1 kb

- Ông nói rằng: Hội phóng viên không biên giới RSF ra bản phúc trình đánh giá về tự do báo chí. Việt nam được xếp hạng 162/169 nước mà RSF đã khảo sát là xuyên tạc không đúng sự thật. Riêng cá nhân tôi nhận thấy sự đánh giá này của RSF là hoàn toàn khách quan và rất đúng với tình hình báo chí của VN bởi vì, thực tế tại VN không có báo chí tư nhân, toàn là báo chí của đảng và các cơ quan ban ngành của đảng thì làm sao có chuyện khách quan được, báo chí và các đài phát thanh kể cả TTXVN do đảng lãnh đạo đã vi phạm trắng trợn điều 71 HP về việc vu khống Hoà thượng Thích Quảng Độ và các Chư Tăng GHPGVNTN nhưng vẫn an nhiên tự tại, còn những người tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền một cách ôn hoà phù hợp với hiến pháp thì lại bị trù dập, quản chế, tịch thu tài sản, cô lập để không có điều kiện sinh sống, hù doạ người thân để làm áp lực và bắt nhốt tù đầy…v.v…, thử hỏi với một đất nước như thế mà ông cho là sự đánh giá của RSF là không đúng thì tôi xin ông tự nhận xét lại trình độ của chính mình.

Tôi còn nhớ ông Trần Quốc Thuận (nguyên phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội) trả lời với PV đài BBC rằng: “Cơ chế hiện nay đang tạo ra khe hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của nhà nước. Những cái mà chúng ta mất lớn nhất không phải là tiền dù số đó là hàng chục hay hàng trăm tỉ đồng, cái mất lớn nhất là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà tự nói dối với nhau để sống, thói quen được lập đi lập lại nhiều lần thành đạo đức, đó là mất đạo đức và đấy mới là cái nguy lớn nhưng tôi thấy ít người quan tâm”.

Trung tướng Trần Độ (cựu chủ nhiệm UBVH TƯ) viết trong cuốn nhật ký Rồng rắn rằng: “Đảng nói thì dân chủ vì dân, nhưng làm thì chuyên chính phát xít….. chế độ này bắt mọi người phải đảng trị, họ đã hình thành một xã hội lừa dối, lãnh đạo lừa dối, cán bộ lừa dối, làm ăn giả dối, giáo dục giả dối, bằng cấp giả dối cho đến gia đình cũng giả dối…….”

Trung tá Trần Anh Kim (đảng viên ĐCSVN): “31 năm qua tôi và cả triệu binh sĩ khác đã bị lừa, đã nhận diện được bãn chất thối nát của chế độ này. Họ luôn luôn nói một đàng làm một nẻo, hoàn toàn mị dân. Do đó tôi phải đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc trong đó có tôi. ĐCSVN đã phản bội dân tộc, phản bội Tổ Quốc”.

Nhà văn Dương Thu Hương trong đoàn quân CS vào tiếp quản thủ đô SÀIGÒN 30/04/1975 khi đối diện thực tế của nhân dân miền Nam phát biểu rằng “cái ác đã thắng cái thiện”.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu (trong cuốn sách biện chứng về nguỵ biện trong công cuộc đổi mới bài 2): “…tôi viết bài này chính vì mặc cảm tội lỗi, tội lỗi của chính cái nhìn của thế hệ và của giống nòi, mặc cảm vì bị lưu manh lừa. Những thế hệ con cháu sẽ hiểu chúng ta là người như thế nào khi thấy chúng ta đã sống chung với cái phi lý, với cái lưu manh một cách hoà thuận đến thế”. Còn biết bao những đảng viên cao cấp khác đã có bề dầy cống hiến cho đảng CSVN, nhưng hôm nay đã nhìn ra được lẽ thật.

Xa hơn nữa là ông Gorbachev phát biểu tại trường đại học Columbia ngày 23/03/2002: “Đảng CS mà tôi phục vụ cả đời chỉ biết tuyên truyền. Cán bộ đảng chỉ biết điêu ngoa với sự giả dối. Chúng tôi trong đó có tôi từng nói tư bãn đang đi đến sự huỷ diệt trong khi chúng ta đang phát triển tốt, lẽ dĩ nhiên đó chỉ là những lời tuyên truyền. trên thực tế, quốc gia chúng tôi đang bị bõ rơi đàng sau…”

JPEG - 74.7 kb

Trên đây là những minh chứng hùng hồn có thật trong xã hội VN ngày nay mà nguyên nhân chính là ĐCSVN đang độc quyền lãnh đạo, đang độc quyền ban phát thông tin. Chắc ông cũng biết quá rõ rồi các nước tự do tiên tiến trên thế giới đều là những nước có nền dân chủ đa nguyên, trong đó quyền tự do ngôn luận và bày tỏ chính kiến là không thể đảo ngược. ĐCSVN chỉ là một thành phần trong cộng đồng dân tộc chỉ có non 3 triệu đảng viên thì không lý do gì phải bắt hơn 80 triệu người dân còn lại phải nghe theo. Chính ông Võ văn Kiệt (cựu UVBCT, cựu thủ tướng) cũng phát biểu: có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau, đất nước và tổ quốc VN không thuộc của riêng ai…., điều này chứng tỏ rằng con đường độc quyền lãnh đạo về mọi mặt của ĐCSVN là đi ngược lại ý muốn của toàn dân, nó cũng đi ngược lại bảng tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của LHQ và các công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị mà VN là một thành viên đã tham gia và cam kết thi hành.

Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ góp ý với ông về quyền tự do ngôn luận và báo chí bởi vì ông là nhân vật đứng đầu. Tuy nhiên, với tư cách là một người dân tôi mạnh dạng nói lên tiếng nói của mình đối với ông cũng như với tất cả các đảng viên trong hàng ngũ ĐCSVN.

1. Nếu đảng tự hào rằng: từ dân mà ra, do dân và vì dân thì tại sao không dám trưng cầu dân ý, tại sao phải khăng khăng giữ điều 4 HP để đảng được độc quyền lãnh đạo đất nước muôn đời?

2. Lúc nào đảng cũng tuyên truyền trước nhân dân là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, nhưng tại sao lại bóp nghẹt quyền tự do báo chí không cho báo chí tư nhân ra đời, tại sao phải trù dập và bắt giam những người bất đồng chính kiến đấu tranh ôn hoà?

3. Đảng tự hào là nhân dân đã đồng tình ủng hộ đảng thì tại sao không dám chấp nhận đa nguyên chính trị để cho người dân khẳng định vai trò của mình trước hiện tình đất nước?. Đa đảng đâu có nghĩa là ĐCS bị triệt tiêu mà các đảng phái trong đó ĐCS vẫn có quyền tồn tại song hành, nếu đường lối và chính sách của ĐCS hợp lòng dân thì đảng vẫn có quyền lãnh đạo đất nước, bằng trái lại thì đây là kinh nghiệm để đảng tự khẳng định mình mà tiếp tục có đường hướng tốt hơn. Như thế mới công bằng và dân chủ chớ.

Chắc ông cũng biết rằng đã là một con người thì ai cũng phải có lương tri và khối óc để phân biệt những điều đúng và sai, cũng không ai chấp nhận người đại diện cho mình lừa dối mình…v.v… Nhưng rõ ràng một thực tế là nhân dân VN đã không được tự do lựa chọn người có đủ tài đức để đại diện cho mình, bởi vì trong tất cả các kỳ bầu cử nhân dân chỉ được quyền chọn trong số những người đã được đảng cơ cấu và chọn sẵn. Dù sao thì tôi cũng tin tưởng rằng ông thuộc thành phần cấp tiến trong hàng ngũ ĐCSVN sau này.

Thân chào ông!
Việt Nam ngày 23/10/2007
Hoàng Trung Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…