Hà Nội Quảng Cáo ’Quyền Tự Do Báo Chí”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng thống Bush lên đường viếng thăm Trung Quốc vào trung tuần tháng 11 năm 2005, vì thế mà các tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ đã yêu cầu ông Bush dùng mọi áp lực để buộc chính quyền Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền phát biểu ý kiến của người dân Trung Quốc. Trong cuộc hội thảo tại Washington DC hôm đầu tháng 11 do Heritage Foundation tổ chức, Dân biểu Thanddeus McCotter đã lên tiếng cảnh cáo những ai có ý nghĩ rằng sự kiện Trung Quốc đang phát triển đất nước theo nền kinh tế theo hướng thị trường thì sớm muộn gì rồi cũng có tự do dân chủ. Theo dân biểu Cotter thì hiện tại chính quyền Bắc Kinh đang áp dụng chính sách đàn áp tự do ngôn luận, khống chế truyền thông một cách thô bạo để duy trì cho bằng được cái thể chế cộng sản độc tài.

Phó giám đốc đài phát thanh Tự Do Á Châu là ông Dan Southerland cũng đã khẳng định rằng tất cả cơ quan truyền thông đại chúng tại Trung Quốc đều là của đảng Cộng Sản. Mặc dù là của đảng nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa yên tâm nên đã phải lập ra Ủy ban kiểm duyệt Trung ương để kiểm soát vì sợ nhiều lúc có những bài viết không đúng hoặc chống lại chính sách mà đảng đưa ra. Triệt để không cho các cơ quan truyền thông đại chúng đề cập đến vấn đề vận động của người Tây Tạng, các sắc dân thiểu số đòi tự trị ; không được nói đến về những hy sinh, mất mát của người dân trong cuộc cải cách văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông; cấm không cho nói đến vấn đề tôn giáo; không cho đả động đến những chuyện cải cách trong chính quyền Đài Loan; Không cho đăng tải về tình trạng cách biệt giàu nghèo một cách quá độ, cấm nói đến những chuyện tham nhũng hối lộ của các bộ và quan chức nhà nước ngoại trừ những vụ không thể nào che đậy được, nhưng chỉ cho phép đăng ở một mức độ giới hạn nào đó mà thôi vì sợ rút dây động rừng. Ông Dan còn cho biết thêm là chương trình phát thanh Hoa ngữ hướng về Trung Quốc của đài Tự Do Á Châu hiện nay bị phá sóng còn nhiều hơn dưới thời ông Giang Trạch Dân, điều này cho thấy chính quyền ông Hồ Cẩm Đào đang đẩy mạnh chính sách khống chế ngôn luận để dễ bề thao túng, hoàn toàn khác hẳn những gì mà ông ta tuyên bố khi lên nhậm chức.

Vì rập khuôn theo Trung Quốc nên Hà Nội cũng sử dụng truyền thông, báo chí như là một công cụ hầu duy trì thể chế độc tài đảng trị. Điều này đã bị người dân ở trong và ngoài nước, cũng như dư luận thế giới lên án nặng nề và chính quyền CSVN đang tìm cách ngụy biện để chống đỡ. Hà Nội đã chỉ thị cho một số cán bộ viết hàng loạt các bài phản luận, trong đó có bài của Tiến sĩ Hồng Vĩnh là Hà Nội đắc ý nhất và cho phổ biến rộng rãi. Tờ Sài Gòn Giải Phóng số phát hành vào cuối tháng 10, trong mục Đâu Là Sự Thật Lịch Sử đã giới thiệu bài viết ’’Tự do báo chí ở Việt Nam’’ của ông tiến sĩ Hồng Vĩnh này. Trong phần mở đầu tờ SGGP đã viết như sau: Thời gian gần đây, các thế lực thù địch lại tung ra những quan điểm sai trái, bịa đặt, vu cáo nhằm phủ nhận, xuyên tạc những thành tựu của công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Còn bài viết dài lê thê của ông tiến sĩ Hồng Vĩnh thì cho rằng: nhờ vào sự nghiệp đổi mới mà báo chí Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Ông tiến sĩ Vĩnh này còn khoe rằng hiện nay, Việt Nam đã có tất cả các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử). Cả nước có hơn 550 cơ quan báo chí, với 713 ấn phẩm báo chí. Về đài phát thanh thì có tổng cộng 606 đài, truyền hình thì có 5 kênh (channel). Đi vào nội dung bài viết, ông Vĩnh đã cường điệu cho rằng: “Báo chí đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước. Có thể đi đến kết luận là báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là cốt lõi của tự do báo chí ở nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN. Luật báo chí Việt Nam khẳng định báo chí không chỉ là cơ quan của Đảng, Nhà nước mà còn là diễn đàn tin cậy của người dân. Như vậy, dù với động cơ nào, người ta không thể bưng tai, nhắm mắt phủ nhận pháp luật VN về tự do hoạt động báo chí, phủ nhận tính dân chủ, văn minh của báo chí VN trong thời đại ngày nay.

Dựa trên những lập luận một chiều và cố bênh vực cho sự độc quyền về truyền thông của đảng, ông Hồng Vĩnh đã lên án nặng nề những người đòi ra báo tư nhân mà theo ông Vĩnh cho đó là: ’những đòi hỏi vô lý, phát sinh từ nhận thức mơ hồ về quyền tự do báo chí và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam’. Ông Vĩnh còn nói rằng việc đòi ra báo tư nhân của một số nhà đối kháng là ’đang ra công cổ súy, đấu tranh đòi tự do báo chí theo kiểu phương Tây, đó là chưa kể đến một số phát xuất từ những mưu toan cho quyền lợi, quyền lực, động cơ cá nhân; từ sự bất mãn của họ với Đảng và Nhà nước’. Qua những luận điệu tuyên truyền về quyền tự do báo chí của ông tiến sĩ Hồng Vĩnh, người ta thấy là Cộng sản Việt Nam đã không chỉ coi báo chí hay truyền thanh, truyền hình là phương tiện riêng của kẻ cầm quyền mà còn hàm hồ kết án những ai đòi ra báo tư nhân là có ý đồ xấu. Những lý luận này của Hà Nội không những không thuyết phục được ai mà còn biểu hiện một sự lo sợ của những kẻ độc tài cố tình bưng bít mọi thông tin để không dám đối diện trước công luận về những hành vi độc ác của mình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.