Hai Thái Độ, Một Tương Lai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đọc bức thư của “công dân nhà văn Hoàng Tiến gởi ông bộ trưởng công an” tường thuật tóm tắt đợt sách nhiễu của công an Hà Nội đối với 5 nhà dân chủ tại Hà Nội, và nhất là khi nghe các đoạn âm thanh chất vấn của công an đối với ông Nguyễn Ngọc Quang đang lan tràn trong và ngoài nước, người ta thấy có hai thái độ khác biệt rõ rệt.

Một bên là các nhà dân chủ, không chỉ ngày một điềm nhiên, bình tĩnh trước những trò hù dọa phủ đầu của chế độ, mà còn biết ngày một rõ hơn đâu là những chỗ yếu nhược của những người đang đi làm cái phận sự bạo hành cho chế độ để kiếm sống. Thật vậy, điều đầu tiên mà các nhà dân chủ chỉ ra là sự hợp pháp của những việc họ làm. Tự do báo chí và tự do ngôn luận là những điều mà chính Hiến Pháp của chế độ hứa sẽ tôn trọng. Trong một nước, Hiến Pháp là bản luật cao nhất. Do đó, mọi thứ lệnh lạc hay các luật lệ ở cấp thấp hơn, có nội dung ngăn cấm các quyền trên, đều vi hiến. Và như vậy chính những kẻ đang làm công tác hù dọa dân cho chế độ, nhân danh các bộ luật đó, mới là những người đang giẫm chân lên Hiến Pháp. Chế độ CSVN biết rõ điều đó.

Cũng vậy, việc công an liên tục sách nhiễu dân bằng các buổi chất vấn vô tận, rồi cẩn thận thu hồi giấy triệu tập, nhất định không trả lại là những hành vi nằm ngoài pháp luật. Cán bộ của chế độ CSVN biết rõ điều đó. Việc công an xông vào khám nhà không có lệnh hay bất kỳ văn bản gì, rồi tự ý mang đi bất cứ tài liệu, máy móc gì họ muốn, là những hành vi trắng trợn dẫm lên pháp luật . Công an mọi cấp của chế độ CSVN biết rõ điều đó.

Chính vì biết như vậy mà người ta thấy thái độ đầy khuất tất, đầy lo ngại của những kẻ thi hành. Họ không dám để lại các chữ ký, các đoạn thu âm, các hình ảnh, và ngay cả chữ viết, mà có ngày sẽ trở thành bằng chứng về những hành vi ác ôn của họ hiện giờ. Các cán bộ này dư biết họ đang bị cấp trên đẩy ra phía trước thi hành những điều tàn ác hầu dễ dàng chạy tội khi cần thiết. Thật vậy, trước các phiên tòa của nhân loại, thành phần đứng đầu các chế độ độc tài, từ Sadam Hussein đến Slobodan Milosevic, đều nhất quán đổ hết tội lỗi lên đầu cấp dưới, kể cả những hành động tàn sát dân chúng.

Bên cạnh thái độ “tự che lấy thân” đó, người ta còn thấy trưng ra nhiều phần của bộ mặt thật mà chế độ vẫn chối cãi trước thế giới. Cụ thể như trong các buổi công an chất vấn ông Nguyễn Ngọc Quang, chính 2 cán bộ công an, đại diện cho hệ thống pháp luật của chế độ, khẳng định nhiều lần rằng khi ra đến tòa là việc kết tội bị cáo đã xong rồi, chỉ còn đọc hình phạt thôi. Nghĩa là quan tòa XHCN chỉ đọc quyết định mà đảng CSVN đã viết sẵn đằng sau hậu trường. Mọi phần khác như trưng dẫn bằng cớ, chất vấn qua lại, v.v. đều là trò diễn kịch. Theo tiêu chuẩn công bằng và văn minh của nhân loại ngày nay, đây là loại hệ thống pháp lý vô cùng lạc hậu, gian dối và bất công. Và để chấm dứt cảnh bất công tràn ngập bên dưới hệ thống pháp lý này chính là một trong những nguyên nhân tại sao dân tộc Việt Nam phải thay thế chế độ độc tài hiện nay bằng một thể chế dân chủ.

Để đạt đến mục tiêu đó, các nạn nhân của chế độ hiện nay cần phải làm gì ?

Rút kinh nghiệm của dân chúng các nước vừa thoát khỏi độc tài, một việc rất quan trọng trong lúc này là thu thập những bằng chứng vi phạm nhân quyền, hà hiếp dân chúng của cán bộ Nhà Nước ở mọi cấp, dù là kẻ ra lệnh hay là người thừa hành. Cụ thể là làm cóp pi ngay các giấy triệu tập, giấy khám nhà, giấy tịch thu, v.v. có chữ ký và con dấu, thu lại các lời hù dọa, la hét, và chụp hình những tên ác ôn kèm với tên tuổi, gởi ngay ra nước ngoài lưu trữ. Các chứng tích này chắc chắn sẽ được chuyển tiếp đến các tổ chức nhân quyền và toà án quốc tế để đưa vào hồ sơ. Hiện nay đã có một số hồ sơ về vụ công an CSVN tàn sát hàng chục ngàn đồng bào thiểu số Tây Nguyên vào năm 2002 và 2004.

Cùng lúc, cũng cần ghi lại những chứng tích hay tên tuổi các nhân chứng về những hành động ngấm ngầm giúp đỡ các nạn nhân và các nhà đấu tranh dân chủ của một số cán bộ trong guồng máy chế độ. Tại một số nước vừa thoát ách độc tài, có những cựu cán bộ hoặc đã thụ động không thi hành các lệnh đàn áp dân chúng, hoặc đã chủ động giúp các nạn nhân và các nhà dân chủ trong những ngày tháng đen tối, được đưa ra trước toàn dân để vinh danh.

Một điều có thể khẳng định tại điểm này là: không một chế độ chính trị nào tồn tại vĩnh viễn. Và các chế độ càng độc tài, càng tàn ác thì lại sẽ càng bị dân tộc các nước đó tẩy xóa tận gốc rễ khỏi mặt đất. Chế độ toàn trị tại Liên Xô và cả khối Đông Âu hùng mạnh đến như thế nào mà đã ra đi, thì điều gì có thể đảm bảo cho chế độ CSVN, một chế độ thoát thai từ Liên Xô, có thể tồn tại và tồn tại được bao lâu nữa ?

Từ nhận thức đó, những ai cẩn thận và nhìn xa đều biết mình cần phải làm gì.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”