Hàng ngàn bà con ngư dân Hà Tĩnh, Nghệ An đồng loạt xuống đường biểu tình phản đối Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(06.04.2017) – Nhân ngày kỷ niệm một năm biển chết-cá chết do thủ phạm Formosa xả thải độc tố xuống biển Miền Trung, hàng ngàn bà con ngư dân tại các xã, huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An xuống đường biểu tình phản đối Formosa, lên án giới chức cầm quyền địa phương đã tiếp tay, bảo kê cho thủ phạm đã hủy hoại môi sinh Việt Nam, khiến bà con ngư dân mất cơ nghiệp, thất nghiệp tràn lan…

Tuy nhiên, suốt một năm qua, nhiều bà con ngư dân không được nhà cầm quyền cộng sản bồi thường một cách thỏa đáng như đã hứa mà giới chức cộng sản đã “tùy tiện” nhận tiền bồi thường của Formosa không được sự “đồng ý” của nhân dân Việt Nam.

Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Hàng trăm bà con ngư dân và trẻ nhỏ thuộc Đông Yên cũ lên đường phản đối Formosa nhân ngày kỷ niệm một năm biển chết – cá chết, vào chiều ngày 06.04.2017.

Suốt một năm nay, thuyền của bà con ngư dân neo đậu dọc theo bờ biển vì không còn cá để đánh bắt. Những gia đình đi đánh cá xa bờ về cũng không thể buôn bán được vì người dân e ngại cá bị nhiễm độc nên không mua. Mất cơ nghiệp truyền thống, đời sống kinh tế của các gia đình gặp nhiều khó khăn và rơi vào bế tắc. Nhiều thanh niên trẻ đã phải bỏ làng quê ra nước ngoài tìm kiếm việc làm mưu sinh.

Bà con đã cầm các băng rôn khẩu hiệu diễu hành đến bản doanh Formosa. Trước trụ sở Khu công nghiệp Formosa, bà con hô to: “Formosa – Cút khỏi Việt Nam”. Nhiều băng rôn khẩu hiệu cũng được bà con cầm trên tay như: “Võ Kịm Cự là tội đồ của dân tộc”, “Ai đã rước Formosa về đầu độc Dân Việt”, “Yêu cầu chính phủ khởi tố Formosa”, “Đừng vì Fomrosa mà phản bội nhân dân!”…

Sau đó, bà con cùng nhau ra bờ biển Đông Yên để phản đối giới chức cầm quyền tiếp tay, bảo kê cho Formosa – thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường biển Miền Trung – tiếp tục hoạt động tại Việt Nam.

Một ngư dân Đông Yên xuống đường biểu tình cho biết: “Nếu chính quyền không quyết tâm làm biển sạch cho chúng tôi thì chúng tôi tiếp tục xuống đường đòi hỏi quyền sống của chúng tôi để khi nào biển sạch thì thôi. Thực tế Formosa xả thải độc tố xuống biển tại khu vực này, nhưng VTV nói là nhiều điều sai sự thật họ đúng là ngu xuẩn.”

Một ngư dân khác lớn tuổi uất ức nói: “Yêu cầu chính phủ bồi thường xứng đáng cho người dân. Chúng tôi yêu cầu chính phủ bồi thường thỏa đáng, làm sạch môi trường biển và đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam. Chính phủ hiện nay có thái độ xem dân như cỏ rác…”.

Bà con ngư dân Đông Yên đã giăng các biểu ngữ trước tượng đài Thánh Phêrô – Bổn mạng của các ngư dân – đừng sừng sững trước bãi biển Đông Yên. Trước tượng đài Thánh Phêrô, bà con đã dâng lời kinh nguyện, nguyện cầu cho đời sống bà con ngư dân được ổn định sau vụ thảm họa môi trường biển do tác nhân Formosa gây ra.

Trước đây, trong những lần giải tỏa đất của giáo xứ Đông Yên, giới chức cầm quyền cộng sản đã nhiều lần có ý định đập phá tượng Đức Mẹ nằm trong sân giáo xứ Đông Yên và tượng Thánh Phêrô được xây dựng trước bờ biển Đông Yên, nhưng bất thành.

Được biết, vào tối ngày hôm nay, bà con giáo dân giáo xứ Đông Yên và là ngư dân sẽ thắp nến cầu nguyện cho nhà cầm quyền biết mở lòng, mở trí hướng về quê hương dân tộc Việt Nam, cũng như cầu nguyện cho quốc thái dân an trước một xã hội đầy biến động, nhiễu nhương.

Giáo xứ Cửa Sót thuộc xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Vào sáng ngày 06.04.2017, tại giáo xứ Cửa Sót thuộc xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh hàng chục bà con từ già đến trẻ trên đầu vấn khăn tang cầm các băng rôn khẩu hiệu phản đối Formosa và tuần hành một cách ôn hòa.

“Trả lại biển sạch cho dân”, “Tẩy chay VTV mị dân, dối trá, xảo quyệt”… là ước mong của bà con ngư dân muốn xây dựng một xã hội trong sạch.

Một ngư dân bộc bạch: “Chúng tôi là người dân ở biển nhưng chả dám ăn một con cá nào vì sợ độc tố do Formosa xả thải. Cuộc sống của gười dân huyện Lộc Hà bám vào biển, vào con tôm con cá. Nhưng từ ngày thảm họa Formosa đến nay chúng tôi không thể đưa tàu ra biển vì đánh bắt cá về chẳng ai mua, ngay chính chúng tôi không dám ăn thì làm sao dám bán cho người khác được. Chúng tôi rất buồn khi Formosa vẫn đang hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi chỉ muốn đứng lên để bảo vệ đất nước, đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.”

Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh là nơi nổi bật nhất trong những ngày qua khi hàng ngàn bà con ngư dân lên đường, ùa vào tràn ngập trong sân trụ sở UBND huyện Lộc Hà vào ngày 03.04. Tại đây, bà con yêu cầu cán bộ trả lời về việc lý do nào công an và an ninh mặc thường phục đã ra tay hành hung đánh chảy máu những người có tiếng nói khác với giới chức cầm quyền, đồng hành bảo vệ quyền lợi cho bà con ngư dân nghèo Miền Trung. Đồng thời, bà con yêu cầu giới chức địa phương hãy quan tâm đến quyền lợi của bà con ngư dân bị ảnh hưởng sau vụ thảm họa môi trưởng biển do chính thủ phạm Formosa gây ra.

Giáo xứ Đông Sơn thuộc xã Kỳ Nam, Thị xã Kỳ Nam, tỉnh Hà Tĩnh

Tiếp lửa với bà con ngư dân tại Giáo xứ Đông Yên, Giáo xứ Cửa Sót, Giáo xứ Dũ Yên, Giáo xứ Phú Yên… hàng trăm bà con ngư dân giáo xứ Đông Sơn thuộc xã Kỳ Nam, Thị xã Kỳ Nam, tỉnh Hà Tĩnh lên đường bảo vệ môi trường trong sạch, vào chiều ngày 06.04.2017.

“6/4 một năm biển chết dân sống bằng gì?”, “Con muốn tắm biển”, “Yêu cầu nhà cầm quyền tống cổ Formosa”, “Đền bù thỏa đáng cho ngư dân Miền Trung”,… là các thông điệp mỏi mòn của các ngư dân sau vụ hủy diệt môi trường biển do tác nhân Formosa xả thải được bảo kê bởi giới chức cầm quyền Việt Nam.

Điểm nổi bật của giáo xứ Đông Sơn là các em Thiếu nhi Thánh Thể mặc đồng phục học sinh cầm các băng rôn khẩu hiệu, lên đường đòi lại quyền làm người, quyền lợi chính đáng cho chính ông bà, cha mẹ và tương lai của các em.

Giáo xứ Phú Yên thuộc xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Vào chiều ngày 06.04.2017, hằng trăm bà con ngư dân Phú Yên, Nghệ An “đáp lời sông núi” xuống đường phản đối và yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam.

Giáo xứ Phú Yên nhắc lại sự kiện thảm họa môi trường tròn một năm tại Miền Trung với các hoạt động “một ngày vì môi trường, vì công lý hoà bình, vì các nạn nhân của thảm họa môi trường và bạo quyền”. Bên cạnh việc dọn vệ sinh môi trường, thăm hỏi các nạn nhân, thắp nến cầu nguyện, chầu Thánh Thể, dâng Thánh Lễ, toàn thể giáo xứ đã xuống đường tuần hành, biểu tình với cờ ngũ sắc, cờ tang (đen in xương cá) và các băng rôn:

“Vào thời điểm đất nước lâm nguy, biển đông bị ô nhiễm, ông bà cha mẹ đã làm gì để cứu chúng con”, “500 triệu đô không đủ mua quan tài cho dân Việt”, “Khởi tố formosa và bọn tiếp tay”, “Bộ môi trường dày xéo môi trường”, “Ai đã tiếp tay formosa giết chết dân Việt”, “Formosa thảm họa của dân Việt”, “Formosa cái chết được cấp phép”, “VTV – Vua Tin Vịt”…

Sau cuộc tuần hành, tại khu vực bến thuyền gần khu vực nhà thờ Phú Yên, bà con giáo dân cầm cờ ngũ sắc và các băng rôn khẩu hiệu đi chuyển trên các tàu, thuyền dọc theo Dòng Mai Giang ra cửa biển Lạch Quèn và hô to các khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa – Việt Nam”, “Formosa – Cút, cút, cút”,…

Phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Khác với những nơi khác, một số bạn trẻ sống tại tổ dân phố Tây yên, phường kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh – một trong những nơi chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Fomrosa – ý thức trách nhiệm của công dân, xuống đường biểu tình nhân một năm Quốc tang thảm hoạ Formosa, vào sáng ngày 06.04.2017.

Các bạn trẻ tuần hành hơn ba cây số dọc theo đường Quốc lộ 12C, đi qua nhà máy nhiệt điện 1 Formosa, đến vùng biển Vũng Áng.

Bạn trẻ Thục có mặt tại đây mong muốn: “Tôi xuống đường để đòi lại quyền lợi cho người dân, yêu cầu Formosa làm sạch biển, đền bù thỏa đáng cho dân và Formosa cút khỏi Việt Nam.”

Bạn Thục cho biết: “Hiện nay, thanh niên thất nghiệp vì không có việc làm bắt buộc họ phải mưu sinh ở nước ngoài, nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư bởi vì không khí ở đây khá ô nhiễm. Trước đây, chỉ cần 20.000 VNĐ là có thể mua được một ký cá trích ăn được cả gia đình. Còn bây giờ 100.000 VNĐ chỉ mua được một ký thịt heo, không đủ chất dinh dưỡng cho cả một gia đình. Bây giờ cuộc sống của bà con khá vất vả sau vụ thảm họa Formosa.”

Một bạn trẻ khác tên là Văn cho biết thêm: “Suốt một năm nay, chúng tôi không dám ăn cá biển, không dám tắm biển. Ở chợ không ai dám bán cá cả vì bán chả ai dám mua và cá bị nhiễm độc nên lương tâm không cho phép bán. Tương lai của chúng tôi và con cháu chúng tôi mù mịt khi Formosa hoạt động tại VN. Chúng tôi lên án chính quyền đã bao che cho Formosa và không quan tâm đến người dân VN.”

Được biết, vào đầu tháng 3.2017, hàng trăm bà con giáo dân giáo xứ Dũ Yên thuộc phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh xuống đường phản đối Formosa và đòi lại các quyền lợi chính đáng của họ. Tuy nhiên, giới chức địa phương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS đối với giáo dân giáo xứ này qua thông báo số 41/TB-CQCSĐT.

Về nội dung thông báo, Linh mục Phanxicô Phan Khánh Dư, Quản xứ giáo xứ Dũ Yên và bà con giáo dân nhận xét, nội dung thông báo đưa ra là vu khống, kết tội bà con giáo dân “không có cơ sở, mập mờ, gian dối”.

Linh mục Quản xứ và bà con xứ Dũ Yên khẳng định nguyên nhân/động cơ/mục đích người dân muốn đòi lại quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm, khi giới chức địa phương đã “thất hứa”. Bên cạnh đó, bà con là những ngư dân và diêm dân “mất cơ nghiệp”, không chuyển đổi được nghề nghiệp, họ từ cuộc sống ổn định nay rơi vào bế tắc, bần cùng sau sự cố thảm họa hủy diệt môi trường biển do “thủ phạm” Formosa xả thải, được “tiếp tay, bảo kê” bởi nhà cầm quyền cs.

Qua sự kiện này lòng dân đã rõ dưới sự cai trị độc tài của nhà cầm quyền cộng sản!

Pv.GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.