Hành động khẩn cấp: Ba người hoạt động đang bị quấy rối và gặp nguy cơ bị bắt giữ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ân xá Quốc tế, ngày 28/10/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

Ba người bảo vệ nhân quyền tham gia vào các hoạt động đấu tranh liên quan đến thảm họa sinh thái ở Việt Nam đang đối mặt với sự sách nhiễu nghiêm trọng, bao gồm cả tố cáo công cộng, truy tố và đe dọa bị giết. Họ có thể bị bắt vì “tuyên truyền” chống nhà nước.

Sau khi hơn 70 tấn cá, tôm, mực và các loại động vật khác bị chết dọc theo 200 km bờ biển miền Trung vào tháng Tư năm 2016, nhiều cuộc biểu tình và các hoạt động khác đã diễn ra kêu gọi minh bạch thông tin về nguyên nhân của thảm họa. Sau hai tháng suy đoán, tại một cuộc họp báo vào tháng Sáu, chính phủ tuyên bố rằng công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan đã thừa nhận trách nhiệm về thảm họa môi trường nghiêm trọng và rằng công ty đã cam kết sẽ trả 11,5 nghìn tỷ đồng (500 triệu USD) tiền bồi thường cho chính phủ Việt Nam để cải thiện điều kiện ở các tỉnh bị ảnh hưởng.

JPEG - 126.2 kb
Từ trái sang phải: Anh Paulus Lê Sơn, Linh mục Đặng Hữu Nam và anh Nguyễn Văn Tráng

Cha Đặng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tráng và Paulus Lê Văn Sơn đã tham gia vào việc tổ chức các hoạt động kêu gọi sự minh bạch và trách nhiệm giải trình liên quan đến thiên tai, bao gồm bồi thường cho những người bị ảnh hưởng. Cha Đặng Hữu Nam, một linh mục Công giáo từ giáo xứ Phú Yên thuộc giáo phận Vinh ở tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ nhân dân địa phương tổ chức các cuộc biểu tình. Ông cũng đã hỗ trợ khiếu nại pháp lý cho 506 người đến cơ quan chức năng của Việt Nam để yêu cầu bồi thường từ công ty Formosa Plastic Group. Nguyễn Văn Tráng, một sinh viên đại học đến từ tỉnh Thanh Hóa và là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một nhóm thảo luận dân chủ trực tuyến, tham gia cuộc biểu tình chống lại Formosa vào ngày 01/5 và đã bị bắt vào các ngày 07/5 và 19/5. Paulus Lê Văn Sơn, một cựu tù nhân lương tâm và nhà hoạt động xã hội Công giáo và nhà báo, cũng đã tham gia vào cuộc biểu tình về thảm họa sinh thái nêu trên và kêu gọi công lý và bồi thường.

Ân xá Quốc tế lo ngại rằng ba hoạt động trên có nguy cơ bị bắt giữ theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999 với cáo buộc “tuyên truyền” chống nhà nước với mức án tù có thể từ ba đến 20 năm tù giam. Ba nhà hoạt động nói trên đang phải đối mặt với sự quấy rối nghiêm trọng ngày càng tăng cường do các hoạt động của họ liên quan đến thảm họa sinh thái: Cha Nam đã phải chịu sự giám sát, dọa giết, bắt bớ và đánh đập bởi cảnh sát và nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục; Nguyễn Văn Tráng đã bị nhắm là mục tiêu và bị tố cáo trên các phương tiện truyền thông địa phương; Paulus Lê Văn Sơn đã phải chịu sự giám sát, tố cáo bởi phương tiện truyền thông địa phương và bây giờ lo lắng cho sự an toàn của mình.

Hãy viết ngay lập tức bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của bạn:

- Kêu gọi chính quyền chấm dứt ngay lập tức việc sách nhiễu, tấn công và đe dọa đối với Cha Đặng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tráng và Paulus Lê Văn Sơn và bảo vệ những người hoạt động nhân quyền khác khi họ tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa.

- Kêu gọi chính quyền đảm bảo quyền tự do hội họp ôn hòa phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.

Xin gửi kiến nghị trước ngày 09/12/2016 tới:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội, Việt Nam
E-mail: nguoiphatngonchinhphu@chinhphu.vn
Fax: + 84 80 44940

Đồng kính gửi:

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm
Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 84 80 44130

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó
thủ tướng Phạm Bình Minh
Bộ ngoại giao
1 Tôn Thất Đàm, quận Ba Đình
Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn
Twitter: @MOFAVietNam

Đồng thời, gửi bản sao cho đại diện ngoại giao được công nhận tại đất nước của bạn.

Vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu kiến nghị được gửi sau ngày trên.

Thông tin bổ sung:

Có đến 260.000 người, bao gồm cả ngư dân, ở các tỉnh ven biển của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế đã bị ảnh hưởng bởi cái chết của hàng triệu con cá vào tháng Tư năm 2016.

Sau một cuộc điều tra hai tháng về thảm họa sinh thái, chính phủ khẳng định những cáo buộc của công chúng rằng một nhà máy thép thuộc sở hữu của Formosa Plastics Group của Đài Loan đã gây ra xả chất thải độc hại. Vào cuối tháng Sáu, Formosa công khai xin lỗi và tuyên bố sẽ bồi thường 500 triệu USD cho những người bị ảnh hưởng nhưng những người này đã nói số tiền trên là không đủ để đền bù cho các tác động và mất sinh kế. 506 khiếu nại đòi bồi thường bổ sung đã bị từ chối bởi các nhà chức trách.

Các nhà chức trách Việt Nam đã đàn áp dữ dội nhiều cuộc biểu tình diễn ra trên khắp cả nước tháng 5 năm 2016. Những biện pháp mà cảnh sát áp dụng để ngăn chặn và trừng phạt những người tham gia vào các cuộc biểu tình đã dẫn đến một loạt các hành vi vi phạm nhân quyền bao gồm tra tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục, cũng như vi phạm quyền hội họp ôn hòa và tự do đi lại (xem Tuyên bố về việc Chính phủ Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa với hàng loạt các vi phạm nhân quyền, bao gồm tra tấn và ngược đãi khác tại đây: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4078/2016/en/).

Mặc dù bị đàn áp nặng nề, biểu tình ôn hòa vẫn tiếp tục, nhưng những người tham gia tổ chức và gửi khiếu nại bổ sung cho các cơ quan chức năng đang là mục tiêu của sự quấy rối và đe dọa. Sự sách nhiễu bao gồm gây áp lực lên gia đình và người sử dụng lao động của những người bị cho là mục tiêu, nhằm gây khó khăn cho các nhà hoạt động môi trường.

Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, một văn bản bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, những quyền này bị hạn chế nghiêm trọng trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam. Nhiều điều luật mơ hồ diễn đạt trong phần an ninh quốc gia năm 1999 Bộ luật Hình sự Việt Nam thường được sử dụng để kết tội những người có quan điểm bất đồng hoặc hoạt động ôn hòa. Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ thay đổi chính trị một cách ôn hòa, chỉ trích chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thường được sử dụng để giam giữ, truy tố và bỏ tù người bất đồng chính kiến cho hoạt động ôn hòa của họ, bao gồm các blogger, người hoạt động về quyền lao động và các nhà hoạt động quyền sử dụng đất, các nhà hoạt động chính trị, những người theo tôn giáo của các giáo hội khác nhau, người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động công bằng xã hội, và thậm chí cả nhạc sĩ.

Amnesty International

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)