Hãy câm mồm đi!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyện làm chấn động dư luận khi một loạt các hãng truyền thông trên thế giới đăng tải tin nói rằng ông Trương Viêm, Đại sứ TQ tại Ấn Độ, khi được hỏi về sự vô lý là lãnh thổ Ấn Độ bị TQ chiếm đóng trái phép lại được “hợp thức” hóa trên bản đồ của phía TQ, đã tức giận đến mức quát vào mặt phóng viên: Hãy câm mồm đi (shut up)!

Chưa bàn về sự “xấu xa, trơ tráo, tham lam và vô giáo dục” (ugly, greedy, impudent and unmanerly) của một trong những bộ mặt tiêu biểu của nền chính trị cao cấp TQ như một cư dân mạng đã bình luận mà hãy tự lắng lại, ngẫm một chút mới chợt vỡ toác ra rằng: Trên khắp trái đất này, những kẻ có quyền lực tham lam, trơ tráo đều muốn cho mọi sự phản biện của người dân (đây là nhà báo) luôn phải nằm im trong cái sọt rác có tên gọi là CÂM MỒM (!).

Nhà cầm quyền TQ muốn cả thế giới câm mồm khi họ xâm lấn, cưỡng đoạt đất đai, lãnh thổ của láng giềng bởi vì họ cho rằng họ có quyền chiếm tất cả những gì có thể chiếm được, miễn là những người cầm quyền ở các nước lân bang biết cách để câm mồm.

Câm mồm là một từ ngữ giản dị nhưng có nội hàm đa nghĩa và rất sâu: Im lặng trước mọi sự ngang ngược, tung hô tình “hữu nghị” chưa có bao giờ là cách khác của sự câm mồm đáng khen; cho rằng mọi sự chầy bửa khi vừa ăn cướp vừa la làng vẫn được coi là tình cảm có ý nghĩa tương tự như “tài sản vô giá” là sự câm mồm đáng phải được vinh thưởng bằng mọi thứ; ra luật nhà văn để mọi nhà văn viết y chang như tuyên huấn muốn, là sự câm mồm của mọi tính sáng tạo và tỉnh thức của tư duy; lạm phát như ngựa phi nhưng nói rằng đang có chiều hướng ổn định và kiểm soát được là sự câm mồm của dối trá; sai trái, lạm quyền, lộng quyền, tham nhũng ở khắp nơi nhưng mặc nhiên bị quy về “một số”, “hiện tượng” là sự câm mồm của a dua, nịnh hót, đớn hèn…

Xem ra, để giải mã, định nghĩa đúng và đủ mọi chiều kích của hai chữ câm mồm thì có lẽ từ ngữ tiếng Việt hiện nay hoàn toàn bất lực. Điều hiển nhiên chính xác của nhận định này là hầu hết những điều cần nói, phải nói đã và đang trong tình trạng phải câm mồm hoặc tự câm mồm…

Phải chăng, “ổn định” và “hài hòa bền vững” cũng là một cách hiểu khác của câm mồm? Chỉ biết một cách chắc chắn rằng sóng ngầm cũng là dạng câm mồm khác của biển cả; sự vần vũ của mây đen mịt mờ là thông điệp rõ ràng về sự câm mồm – sắp “phát biểu” của bầu trời tự do và, những ánh mắt câm lặng, uất ức của hàng triệu con người là sự câm mồm của bão tố tự trái tim người…

Huế, 5.11.2011

H.V.T.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.