Hội Ân Xá Quốc Tế và Chiến Dịch “Viết Thư Cho Tù Nhân Lương Tâm”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, Ngày 10 Tháng 12, Hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International, www.amnesty.org) đã phát động chiến dịch “Viết Thư Liên Tục Trên Toàn Thế Giới” (Global letter-writing-marathon) để gởi đến các tù nhân lương tâm (Prisoners of Conscience) hiện đang sống trong ngục tù tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo tin từ trang nhà của Hội Ân Xá Quốc Tế (AXQT), “Trong các ngày 10-12 tháng 12 năm 2004, hàng ngàn người hoạt động nhân quyền trên thế giới sẽ tham gia vào chiến dịch viết thư này. Năm ngoái, nhiều người trên 30 quốc gia đã gởi khoảng 27.500 thư kêu gọi và gần 9.000 chữ ký thỉnh nguyện thư trong vòng 24 tiếng đồng hồ của chiến dịch này. Chiến dịch năm nay sẽ là lớn nhất, những nhà tổ chức hy vọng có hơn 50.000 lá thư. Chiến dịch viết thư liên tục này được tổ chức hàng năm để đánh dấu ngày kỷ niệm của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ký kết vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.”

JPEG - 6.8 kb

Chiến dịch này được tổ chức bởi Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp (Urgent Action Network) thuộc Hội AXQT, là một chương trình lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 1973, với mục tiêu viết thư thăm hỏi những tù nhân lương tâm, gởi thỉnh nguyện thư đến cho quan chức, chính quyền các quốc gia trên toàn thế giới.v.v… Mọi người ai cũng có thể tham gia bằng cách viết một lá thư ngắn, gởi một tờ Fax, một email để bênh vực cho các tù nhân, những cá nhân đã và đang bị vi phạm về nhân quyền. Quý vị có thể vào trang nhà của Hội AXQT để tìm thêm những thông tin về các buổi viết thư được tổ chức nơi công cộng hoặc tại tư gia, nhà thờ, trường học, văn phòng.v.v… ở địa phương của mình, để cùng tham gia với họ.

Theo lời giới thiệu của Hội AXQT, một tù nhân lương tâm của Việt Nam nay đã được trả tự do cho biết: “…Chúng tôi có thể nói rằng khi có những sự phản đối trên thế giới thì…những bữa cơm được gia tăng và số lần bị đánh đập cũng giảm bớt. Những lá thư từ nước ngoài được dịch ra và chuyền cho nhau từ phòng giam này đến phòng giam khác…” Và theo lời của một tù nhân lương tâm tên là Dita Sari tại Indonesia, “…Những thông điệp kết đoàn từ nhiều nơi trên thế giới đã đến tận phòng giam của tôi. Tôi có cảm giác như mỗi lần có lá thư ủng hộ gởi đến là cánh hoa hồng trong phòng giam của tôi lại nở rộ. Một cảm giác thật ấm áp…”

Thật vậy, những cánh thư thăm hỏi sẽ giúp cho các tù nhân lương tâm cảm thấy ấm lòng hơn, giữ vững niềm tin vào một ngày mà công lý và tự do được trả lại cho họ. Hơn thế nữa, những lá thư kêu gọi, những chữ ký thỉnh nguyện thư cũng có những tác dụng thiết thực như:

- Cảnh báo với giới quan chức chính quyền liên hệ về những trường hợp bất công, vi phạm nhân quyền, qua đó đặt áp lực để buộc chính quyền thay đổi chính sách.

- Cảnh báo với các viên chức quản lý trong nhà tù về những hành vi, cung cách đối xử không tốt của họ nhằm cải thiện đời sống tinh thần, thể lực cho các tù nhân.

- Lên tiếng, báo động trước thế giới về tình trạng vi phạm nhân quyền của các quốc gia liên hệ để gia tăng áp lực quốc tế vận, bằng nhiều mức độ khác nhau, từ việc đòi hỏi cải thiện đời sống trong tù, ngăn cấm những hành động đánh đập, tra tấn tù nhân, đến với giảm án, ân xá, trả tự do vô điều kiện.v.v…

- Bày tỏ tinh thần liên đới, hỗ trợ những nỗ lực đấu tranh chung giữa các nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, giữa những tổ chức đấu tranh trên toàn thế giới và làm gạch nối tinh thần cho các tù nhân lương tâm với thế giới bên ngoài.

Thiết nghĩ, cộng đồng người Việt hải ngoại, các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, có thể tham gia hỗ trợ hay cộng tác trực tiếp với những tổ chức đấu tranh cho nhân quyền như Hội AXQT chẳng hạn, để gia tăng đồng minh đấu tranh và mở rộng mặt trận thông tin, tuyên truyền với mục tiêu “quốc tế hóa” tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam hiện nay. Mỗi người một bàn tay, một cánh thư, đôi khi không cần nhiều người mà chỉ là vài người bạn thân, vài thành viên trong một gia đình, cũng có thể viết được dăm ba lá thư gởi đến các tù nhân lương tâm trong các trại giam cô quạnh hiện nay tại Việt Nam. Một lá thư có thể không lọt, nhưng khi có nhiều lá thư thì ít nhiều gì cũng đến được tay hoặc “đến tai” những tù nhân lương tâm. Một lời động viên, khuyến khích, cảm thông hay đơn giản chỉ là lời chia sẻ những thông tin ngắn về thế giới bên ngoài cũng có thể đủ giúp cho các tù nhân sống mạnh thêm trong những ngày trước mặt, để vững tâm đối đầu với bạo lực, cô đơn và thời gian! (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.