Hội Anh Em Dân Chủ Việt Nam sau hai năm thành lập (24/04/2013 – 24/04/2015)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 80.8 kb

Thấm thoát, Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) đã tròn hai tuổi, sự ra đời của HAEDC là một thành công lớn của những con người có cùng trăn trở có cùng thao thức về hiện tình Việt Nam, và mong muốn góp sức mình vào cuộc vận động dân chủ hóa đất nước.

Hội Anh Em Dân Chủ có tên tiếng Anh là Brotherhood For Democracy (BFD). Được thành lập vào ngày 24 tháng 4 năm 2013. Mục đích thành lập BFD là để tập hợp những người đang hoạt động Nhân quyền và Dân chủ ở trong và ngoài nước. Cùng nhau giúp đỡ, chia sẻ những niềm vui cũng như lúc buồn. Giúp đỡ nhau trưởng thành trong cuộc sống, trong các hoạt động bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Cũng như vận động xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. BFD cùng với toàn thể Nhân dân chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái đạo đức, chống lại bất công xã hội.

Ngay từ những ngày đầu thành lập HAEDC đã được sự hưởng ứng của đông đảo người Việt trong và ngoài nước, điều này được thể hiện ở con số tham gia của các thành viên, cảm tình viên và những hoạt động thiết thực gắn liền. Số hội viên tăng lên nhanh chóng, từ chổ có vài chục anh em trong những ngày đầu thành lập, nhưng tới nay qua hai năm hội đã có tới 209 thành viên chính thức, hàng ngàn cảm tình viên và hàng trăm thành viên thầm lặng.

Điểm qua vài hoạt động sơ bộ của hội trong hai năm qua:

Công tác đào tạo:

  • Các lớp đào tạo kiến thức về Xã Hội Dân Sự được mở ra liên tục, hai năm qua đã có hàng trăm lượt học viên tham gia học.
  • Các lớp đào tạo về dân chủ thông qua Học hội dân chủ đã và đang thu hút khá đông học viên tham gia.
  • Các khóa đào tạo về kỹ năng mềm, kỹ năng bảo mật, an toàn internet … đã và đang thực hiện

Công tác vận động dân chủ hóa đất nước:

  • Tham gia các cuộc xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược
  • Tham gia ký các thỉnh nguyện thư kêu gọi nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam
  • Tham gia các buổi tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh vì bảo vệ tổ quốc tại hai quần đảo Hoàng Trường Sa
  • Tham gia tuần hành phản đối chặt hạ cây xanh ở Hà Nội
  • Tham gia trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân oan sai, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho những người tham gia vận động nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam mà bị vướng vào vòng lao lý pháp đình
  • Tham gia các hoạt động từ thiện giúp đỡ bà con dân oan, giúp đở đồng bào miền Trung chịu cảnh lũ lụt trong đợt xã lũ năm 2014
  • Tham gia làm tình nguyện viên trong chương trình tri ân Thương phế binh VNCH
  • Tham gia hội thảo, điều trần vận động cho tự do thông tin, tự do báo chí cho Việt Nam

Những khó khăn gặp phải:

  • Tháng 5 năm 2014 hai thành viên và một cảm tình viên của hội bị bắt tại Đồng Nai và bị kết án tổng cộng 44 tháng tù giam chỉ vì lý do họ có mặt nơi đây để theo giõi việc công nhân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
  • Một số lớp học tiếng Anh miễn phí của hội cũng bị công an ngăn chặn
  • Một số thành viên của hội bị cấm xuất cảnh, bị câu lưu, bị tịch thu hộ chiếu
  • Nhiều người bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà, thậm chí bị đánh đập, các hoạt động bị ngăn chặn

Đứng trước những thách thức khó khăn, HAEDC tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức, đề ra những mục đich hoạt động thiết thực, hy vọng rằng hai năm tới số lượng thành viên tăng lên, ban đại diện mới sẽ không làm buồn lòng các hội viên. Đồng thời cùng với các tổ chức Xã hội Dân sự trong và ngoài nước và cùng với cả dân tộc đưa đất nước chúng ta đi lên một nền dân chủ thực sự.

Qua đây, hội đồng đại diện HAEDC xin có lời tri ân đến toàn thể anh chị em hội viên, cảm tình viên, các tổ chức NGO, các Chính khách, các Chính phủ, các tổ chức Xã hội dân sự và toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã cùng đồng hành với hội trong thời gian hai (2) năm qua, phía trước vẫn còn quá nhiều khó khăn, phức tạp vì thế mong toàn thể quý vị tiếp tục cùng đồng hành với hội, cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách ấy để cùng đi đến thành công. Cuối cùng, hội đồng đại diện HAEDC xin có lời chúc quý vị sức khỏe và hạnh phúc.

Sau đây là một số hình ảnh về một số hoạt động của HAEDC thời gian qua

JPEG - 30.2 kb
Một số anh em hội viên và bằng hữu miền Trung gặp mặt mừng ngày thành lập hội

JPEG - 19.3 kb
số anh em hội viên và bằng hữu miền Nam gặp mặt mừng ngày thành lập hội

JPEG - 32.7 kb
Một số anh em hội viên và bằng hữu miền Bắc gặp mặt mừng ngày thành lập hội

JPEG - 40.9 kb
Tham dự phiên tòa tại Đồng Nai, tòa án Việt Nam xử tội hai hội viên và một cảm tình viên của hội một cách bất công

JPEG - 29.2 kb
Vận động, kêu gọi trả tự do cho Lê Thị Phương Anh, Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ

JPEG - 29.5 kb
Tham gia các Thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình

JPEG - 32.9 kb
Tham gia vận động Nhân quyền cho Việt Nam nhân ngày quốc tế nhân quyền

JPEG - 33.2 kb
Xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược

JPEG - 35.4 kb
Xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược

JPEG - 28.8 kb
Cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt do nhà nước xã lũ năm 2014

JPEG - 32.2 kb
HAEDC Miền Trung và các băng hữu tổ chức tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh trên đảo GacMa. vào năm 2014

JPEG - 47.3 kb
Cung cấp bữa cơm cho dân oan

JPEG - 20.8 kb
Vận động Chính giới, kêu cứu cho các tù nhân lương tâm, kêu cứu cho các tù nhân oan sai

Hội đồng đại diện HAEDC

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.