Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Tiếp Xúc Các Đại Diện Đoàn Thể Và Tổ Chức Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào trưa Thứ Tư, 27/6/07, tại tòa Bạch Ốc, Hội đồng An Ninh quốc gia Hoa Kỳ đã mời những nhân vật đại diện cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại để thuyết trình về nội dung cuộc thảo luận hôm thứ Sáu tuần trước giữa Tổng thống Bush với Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nhà nước CSVN.

Cuộc thảo luận đã diễn ra tốt đẹp với sự có mặt của đại diện Hội đồng An Ninh Quốc gia gồm có ông Đại sứ Mike Kozak, Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và liên hệ các Tổ chức Quốc tế; ông Dennis Wilder, Giám đốc Đông Á Sự vụ; và bà Patricia Davis, Giám đốc Văn phòng Dân chủ và Nhân quyền.

Phía khách được mời mời gồm có 4 đại diện các tổ chức đã tiếp xúc với Tổng thống Bush lần trước gồm quý ông Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân (Phong Trào Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản Việt Nam), ông Lê Minh Nguyên (Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam), ông Đỗ Thành Công (Đảng Dân Chủ Nhân Dân, không đến được vì bận việc giờ chót), ông Đỗ Hoàng Điềm (Đảng Việt Tân). Ngoài ra, trong danh sách được mời họp lần này còn có các đại diện của Hội Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cùng với giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (Liên minh Dân chủ Nhân Quyền Việt Nam), ông Hoàng Tứ Duy (Đảng Việt Tân), Bác Sĩ Nguyễn xuân Ngãi (Phong Trào Dân Chủ Việt Nam – Đảng Nhân Dân Hành Động), ông Nguyễn Đình Thắng (Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển), nữ Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình, và nhà báo Ỷ Lan Faulkner, đại diện cho Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam. Ông Đoàn Viết Hoạt (viện Dân Chủ Nhân Dân) cũng được mời, nhưng giờ chót không đến được.

JPEG - 23.1 kb

Nhiều chi tiết của cuộc thảo luận giữa Tổng Thống Bush và ông Triết đã được trình bày lại cho phái đoàn nhưng với lời yêu cầu là không tiết lộ cho báo chí. Tuy nhiên, một chi tiết được kể lại là sau cuộc họp đã không có thông cáo chung giữa hai nguyên thủ quốc gia như thường thấy. Lý do hai bên đã không đạt được các ý kiến đồng thuận về nhân quyền, một điều ông Bush đã nhấn mạnh và đề nghị phía CSVN cải thiện. Điều này có thể xác tín, là ngoài vấn đề giao thương kinh tế, còn tồn đọng nhiều bất đồng giữa hai bên trên lĩnh vực chính trị, tức vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

Theo nguồn tin cho hay, phái đoàn cộng đồng người Việt yêu cầu Tòa Bạch Ốc tham khảo định kỳ hoặc tiếp xúc định kỳ với các tổ chức người Việt Nam. Điều này chưa được trả lời nhưng viên chức Tòa Bạch Ốc cho hay tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Michael Michalak, sẽ nhận chức vào Tháng Tám này, được yêu cầu đi tiếp xúc với dân chúng cũng như các nhà đấu tranh dân chủ ở các tỉnh thành trên cả nước nhiều hơn. Đồng thời ông cũng sẽ tiếp xúc với các cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ nhiều hơn khi về nước công tác.

Một số chi tiết của buổi họp tại Tòa Bạch Ốc cũng đã được Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích bổ túc tường trình qua một bản thông cáo báo chí như sau:

JPEG - 73.2 kb

….. Buổi họp bắt đầu bằng một sự trình bầy khá cặn kẽ của nhân-viên Hội-đồng An-ninh Quốc gia, sau đó các tham-dự-viên được mời phát biểu cũng như góp ý vào cuộc đối-thoại tất-yếu sẽ còn xảy ra và tiếp nối trong những ngày tới, nhất là về vấn-đề nhân-quyền và dân-chủ cho VN, giữa Hoa-kỳ và VNCS. Các vấn-đề được nêu ra gồm khả-năng đưa VN trở lại trong danh-sách CPC (các quốc gia đáng quan-tâm đặc-biệt về mặt tự do tôn-giáo), cách nào làm áp-lực hơn nữa với Hà-nội để cho có hiệu-quả về mặt nhân-quyền, những khác biệt quan-điểm giữa cách hiểu của ông Nguyễn Minh Triết và chúng ta trên một số vấn-đề hệ-trọng trong bang-giao Mỹ-Việt, và những gian dối của Hà-nội trong cách trình bầy cuộc viếng thăm của ông Triết trong những ngày qua. Tỷ như tổng-kết của VN Express cho rằng vấn-đề nhân-quyền chỉ được nhắc đến có một lần, tỷ như những nhắc nhở của ông Bush về “nhân-quyền, tự do và dân-chủ” thì được dịch là “cần phải có tự do chính trị và tôn giáo,” thậm chí đến ngay lời của chính ông Triết về những khác biệt còn lại về vấn-đề “dân chủ và nhân quyền” được thuật lại là “về vấn đề dân chủ và tôn giáo.” Tệ hơn nữa là về vấn-đề chất độc màu da cam, báo trong nước nói rằng ông Bush đã hứa “chúng tôi sẵn sàng chi tiền” trong khi thực ra, Tổng-thống Bush chỉ nói là “gần đây Quốc-hội Hoa-kỳ đã chuẩn chi cho một vài biện-pháp để giúp trong vấn-đề Dioxin và chất độc màu da cam.”

Nhân dịp này, một số vấn-đề khác cũng được các tham-dự-viên nêu ra, đó là vấn-đề lưu-học-sinh VN sang Hoa-kỳ, vấn-đề Quyết-định số 83/2007 QĐ-TTg do ông Nguyễn Tấn Dũng mới ký ngày 8 tháng 6, chủ-trương sẽ huấn luyện khoảng 22 nghìn lượt các cán-bộ và công-chức về vấn-đề xử lý với các tôn-giáo dựa “theo chương trình quy định của Bộ Nội vụ [và] Học viện Chính trị Hành chánh Quốc gia Hồ Chí Minh.” Hay vấn-đề Hà-nội mới đây chủ-trương huấn luyện thanh-tra lao-động tới cấp xã để tìm cách ngăn chặn các manh động trong phong trào công-nhân, nông-dân đình công. Cuối cùng, phía Hội-đồng An-ninh Quốc gia cũng đồng-ý là cần có những buổi tham-khảo như thế này mà đều đặn hơn giữa các đại diện đoàn-thể tranh đấu cho dân-chủ của VN và Toà Bạch Ốc qua trung-gian của Hội-đồng ANQG.

Buổi họp đã chấm dứt sau hơn một tiếng đồng-hồ, nghĩa là quá giờ quy-định một chút.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.