Hội thánh Mennonite Bình Thạnh đi thăm tù nhân Bến Tre

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

VRNs (24.12.2011) – Hội thánh Mennonite Bình Thạnh (còn gọi là hội thánh Chuồng Bò) đi thăm tù nhân Bến Tre.

Nhân dịp mùa Giáng sinh 2012, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của giáo hội Mennonite Việt Nam và con dân Chúa, ngày 20/12/2011, hội thánh Mennonite Bình Thạnh (còn gọi là hội thánh Chuồng Bò) đã tổ chức một phái đoàn đi thăm 7 tù nhân lương tâm bị tòa án tỉnh Bến Tre kết án 56 năm 6 tháng tù với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”. Phái đoàn gồm có:

Mục sư Phạm Ngọc Thạch, Ủy viên Ban chấp hành Giáo hội Mennonite Việt Nam.

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Giáo hạt Sài Gòn kiêm Quản nhiệm Hội thánh Chuồng Bò.

Mục sư Thân Văn Trường, Cố vấn Hội thánh Chuồng Bò.

Ban chấp sự, một số tín đồ Hội thánh Chuồng Bò và thân nhân người tù.

Đúng theo kế hoạch, 7h30 phút thân nhân các người tù đã tập kết tại điểm hẹn. Sau bữa ăn điểm tâm sáng với tô bún bò giò heo, đoàn bắt đầu lên xe du lịch 16 chỗ xuất phát. Trên đường đi, Ms Phùng Ngọc Anh biết tin đã gọi điện thoại xin tháp tùng cùng đi. Đến thị xã Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đoàn ghé rước thêm Ms Anh rồi thẳng tiến đến trại giam Z30A của Bộ công an tại huyện Xuân Lộc. Ngồi trong xe mọi người được nghe toàn văn “Phán quyết số 46/2011 ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền liên quan tới các bà Trần Thị Thúy, Phạm Ngọc Hoa và các ông Phạm Văn Thông, Dương Kim Khải, Cao Văn Tỉnh, Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Chí Thành”. Khi mới nghe được một đoạn, mọi người hồ hởi bàn tán xôn xao đến mức không thể đọc tiếp được. Sau đó phải ngừng đọc và yêu cầu giữ trật tự mới đọc tiếp được toàn văn bản Phán quyết. Sau khi nghe xong, mọi người hồ hởi như trút được gánh nặng mà bấy lâu nay đè nặng trên vai khiến họ luôn phải sống trong sự sợ hãi. Đặc biệt là thân nhân tù với nét mặt rạng rỡ tâm sự “Từ ngày người thân họ bị bắt tù, gia đình họ luôn phải sống trong cô đơn sợ hãi. Không ai dám tiếp xúc với họ (kể cả bà con dòng họ) vì sợ bị gán cho cái tội ‘phản động’”. Giờ đây với sự chia sẻ vui buồn của hội thánh làm họ rất cảm động. Qua chia sẻ, họ biết được là ngoài hội thánh còn rất nhiều người trân quý việc làm của thân nhân họ. Họ rất cảm kích trước sự quan tâm của các vị dân biểu các quốc gia đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả lại quyền tự do cho thân nhân của họ. Đặc biệt là sau khi nghe Phán quyết số 46, họ đoan chắc thân nhân họ bị tù oan và sẽ sớm được trở về sum họp với gia đình. Họ sẽ thông báo cho thân nhân trong tù biết sự quan tâm của mọi người và Phán quyết của Liên hiệp quốc để thân nhân họ vững vàng hơn”.

10 giờ 20 phút đoàn đến cổng trại Z30A, tại đây đoàn gặp Ms Phạm Ngọc Thạch đã tới trước khoảng 2 tiếng. Lúc này có một số chị em bị say xe được nhanh chóng chăm sóc và cạo gió. Sau khi các Mục sư hội ý thống nhất kế hoạch thăm viếng, cả đoàn hiệp thông cầu nguyện xin Chúa chúc phước và dâng vinh hiển lên Chúa. Ms Thân Văn Trường dẫn đầu đoàn tới phòng tiếp đón gia đình phạm nhân. Ms Trường đại diện giới thiệu đây là đoàn thăm viếng của giáo hội Tin Lành cùng thân nhân tới xin gặp mặt và gởi quà cho các anh Dương Kim Khải, Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Chí Thành ở K2 và anh Cao Văn Tỉnh ở K3. Cán bộ trại là một anh công an còn rất trẻ viện dẫn quy định chỉ cho thân nhân ruột thịt gặp mặt thôi, còn bạn bè không được gặp. Tuy nhiên anh cũng đồng ý cho gởi quà cho các anh em.

Sau đó, đoàn trở lại xe đi đến phân trại 4 (K4). Phân trại K4 cách xa K2 và K3 khoảng 22Km, đường nhiều ổ gà và rất khó đi. Khoảng 12 giờ 30 phút, đoàn đã tới nhà thăm gặp phạm nhân của K4. Lúc này đã hết giờ làm việc nên đoàn phải chờ đợi đến 2 giờ chiều. Sau khi cho các thường phạm gặp thân nhân xong, viên trung tá tên Trần Đình Đại mới tiếp đoàn. Ms Trường đại diện đoàn trình bày đề nghị của đoàn muốn được gặp mặt và gởi quà cho các anh chị Phạm Văn Thông, Trần Thị Thúy và Phạm Ngọc Hoa. Nghe xong đề nghị, trung tá Đại cũng viện dẫn quy định các phạm nhân này đã được gặp thân nhân một lần trong tháng rồi nên không thể giải quyết cho gặp và gởi quà nữa. Tuy nhiên cuối cùng trung tá Đại cũng đồng ý để vào xin ý kiến lãnh đạo rồi sẽ trả lời. Khoảng 20 phút sau, viên đại úy tên Văn ra trả lời đồng ý nhận quà và cho phép đem vào. Sau đó, đoàn ra xe trở về K2 để đón thân nhân các ông Khải, Tâm, Thành, Tỉnh cùng về.

Trên đường về, các thân nhân cho biết nhờ sự có mặt của HTCB mới có ngoại lệ không phải người thân cũng được gởi quà. Đặc biệt là theo quy định những người đã thăm gặp một lần rồi, dù là thân nhân ruột thịt gởi lần 2 cũng không nhận. Hôm nay mới có ngoại lệ này, đây là điều đặc biệt mà họ nghe nói chưa từng có đối với tù chính trị. Đặc biệt quan trọng nhất là khi họ cho biết HTCB có tới thăm nhưng không được vào gặp, chỉ được gởi quà thôi thì tinh thần anh chị em trong tù rất phấn khởi. Anh chị em rất vui mừng và luôn nhắc thân nhân nhớ chuyển lời cho anh chị em gởi lời cám ơn hội thánh và mọi người.

Sau đó, đoàn hành trình trở về nhà Ms Anh thông công và ăn bữa cơm thân mật cùng gia đình Ms Anh.

Cám ơn Chúa, bởi tình yêu thương Ngài ban cho mà chuyến đi thăm tù của HTCB đã đem đến cho anh chị em tù và gia đình họ một niềm tin. Họ tin rằng dù họ có bị hoạn nạn, lao tù song nếu họ được Chúa Jesus đoái thương thì họ sẽ không hề cô đơn. Có tình yêu thương của Ngài (qua con dân Chúa) họ sẽ được an ủi trong những năm tháng tù đày. Họ và gia đình họ không còn phải sống trong mặc cảm bị xa lánh vì cáo buộc là “phản động”. Họ tâm sự ”kể từ khi người thân họ bị bắt tù với cáo buộc phản động, đây là lần đầu tiên có người ngoài dám cùng họ vào thăm thân nhân trong tù”.

Tôi cũng tin rằng kể từ chuyến thăm viếng này, 7 tù nhân lương tâm Bến Tre càng mạnh mẽ hơn lên hầu cho Danh Chúa được vinh hiển trong trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai.

MỌI SỰ VINH HIỂN ĐỀU THUỘC VỀ CHÚA JESUS CHRIST. AMEN.

Viết tại Hội thánh Chuồng Bò ngày 21/12/2011.

Mục sư Nhiệm chức Nguyễn Mạnh Hùng, Quản nhiệm Hội thánh Chuồng Bò.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”