Hơn 20 hội đoàn, tổ chức gởi thư kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ không cấp quy chế kinh tế thị trường cho CHXHCN Việt Nam

Các Đoàn thể Việt Nam

Trước việc nhà nước CHXHCN Việt Nam kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, hơn 20 hội đoàn, tổ chức đã gửi một lá thư đến Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo và Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ không nên cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam vào thời điểm này.

Các đoàn thể ký tên cho rằng chính phủ Việt Nam phải đạt được những tiến bộ đáng kể về quyền lao động, diệt trừ tham nhũng, tăng cường pháp quyền và cải thiện quyền con người trước khi được xem xét cấp quy chế kinh tế thị trường.

(Thư kêu gọi Hoa Kỳ không cấp CHXHCN Việt Nam quy chế kinh tế thị trường – Bản dịch Tiếng Việt)

Ngày 9 tháng 7, 2024

Tổng Thống Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc
1600 Pennsylvania Avenue, N.W.
Washington, DC 20500

Kính gửi Tổng Thống Biden,

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc liên quan đến việc nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam yêu cầu được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường.

Đầu năm nay, Dân Biểu Rosa L. DeLauro, cùng với 24 Dân Biểu Hạ Viện, đã gửi một lá thư đến Bộ Trưởng Thương Mại Gina Raimondo, kêu gọi Bộ Thương Mại bác bỏ yêu cầu của chính phủ Việt Nam về việc Xem xét Hoàn cảnh Kinh tế Thay đổi [Changed Circumstances Review] (CCR) để được công nhận quy chế kinh tế thị trường. Thêm vào đó, Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren và Thượng Nghị Sĩ Sherrod Brown đã khởi xướng một lá thư cùng với 6 Thượng Nghị Sĩ khác gửi đến Bộ Trưởng Raimondo về vấn đề này. Gần đây nhất, 37 Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng trong Ủy Ban Thép đã cùng gửi thư đến Bộ Trưởng Raimondo, cho rằng việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là “quá sớm và không chính đáng.”

Những lá thư từ Quốc Hội Hoa Kỳ đã nêu rõ sáu yếu tố pháp lý theo Đạo luật Thuế quan mà Bộ Thương Mại phải xem xét trong bất kỳ yêu cầu CCR nào, và thực tế cho thấy Việt Nam không đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn nào để được công nhận là nền kinh tế thị trường, vì các lý do:

1. Thiếu khả năng hoán đổi ngoại tệ – Tỷ giá hối đoái được xác định bởi ngân hàng trung ương do chính phủ kiểm soát. Việt Nam đang nằm trong danh sách “cần giám sát tiền tệ” của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ;

2. Mức lương không được ấn định bởi sự tự do thương lượng giữa người lao động và ban điều hành công ty – Người lao động ở Việt Nam không thể thành lập các công đoàn lao động độc lập để thương lượng về tiền lương và bảo vệ quyền của họ. Lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và các vi phạm quyền lao động khác vẫn còn phổ biến ở Việt Nam;

3. Việc liên doanh và đầu tư còn bị nhiều hạn chế – Chính phủ kiểm soát chặt chẽ Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI) trong khi thúc đẩy sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của FDI;

4. Chính phủ kiểm soát các phương tiện sản xuất – Các doanh nghiệp nhà nước được đối xử ưu đãi và tiếp cận các nguồn lực ở mọi cấp chính quyền;

5. Chính phủ kiểm soát việc phân bổ các nguồn lực – Với quyền sở hữu hoàn toàn lãnh vực ngân hàng, chính phủ kiểm soát giá cả và hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước;

6. Các yếu tố bổ sung cần được xem xét, bao gồm: Tham nhũng về Tài chính, Pháp quyền yếu kém, Tham nhũng trong Tư pháp và mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của Việt Nam với Trung Quốc.

Chúng tôi là các hội đoàn đấu tranh trong cộng đồng, quan tâm đến các vấn đề về quyền tự do thương lượng các điều kiện lao động, tình trạng pháp quyền yếu kém, tham nhũng tràn lan và nhân quyền.

Tại Việt Nam, không có công đoàn do người lao động thành lập. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) là một tổ chức do đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát, đã không bảo vệ được quyền của người lao động. Nhiều sự việc đã được báo cáo về người lao động Việt Nam đã bị các chủ nhân nước ngoài, đặc biệt là chủ nhân Trung Quốc, ngược đãi, bao gồm hành hung, điều kiện làm việc khắc nghiệt và không an toàn, tiền lương không được trả khi các công ty đột ngột rời khỏi Việt Nam, chậm trả lương và cắt bỏ tiền thưởng. Trong những trường hợp này, VGCL đã không hỗ trợ người lao động Việt Nam có được sự đối xử công bằng từ các công ty nước ngoài.

Hơn nữa, trong hai năm qua, Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi nhiều vụ bê bối tài chính và tham nhũng, chủ yếu mang lại lợi ích cho các quan chức cấp cao. Tình trạng tham nhũng này đã làm cạn kiệt nguồn lực quốc gia, cướp đi tiền tiết kiệm của người dân và gây nguy hiểm nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Vào tháng 10 năm 2023, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nâng cấp mối quan hệ song phương lên cái gọi là Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Tuy nhiên, ngay sau diễn biến lịch sử này, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Nhiều nhà hoạt động đã bị bắt và bị tuyên án tù dài hạn theo luật an ninh mơ hồ, khiến nhà cầm quyền đã bị các tổ chức nhân quyền lên án. Chính sách “lợi ích để tạo thay đổi” của Hoa Kỳ dường như là một chiều, với một nhóm thiểu số có liên hệ với đảng Cộng sản tích lũy được khối tài sản khổng lồ trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, trong khi phần lớn dân số vẫn tiếp tục vật lộn với những nhu cầu cơ bản.

Với những vấn đề nghiêm trọng này, chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi Tổng Thống không nên cấp quy chế kinh tế thị trường cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm này. Chính phủ Việt Nam phải đạt được những tiến bộ đáng kể về quyền lao động, diệt trừ tham nhũng, tăng cường pháp quyền và cải thiện quyền con người trước khi được xem xét cấp quy chế kinh tế thị trường. Nếu không có những cải cách có ý nghĩa ở Việt Nam, việc cấp quy chế kinh tế thị trường sẽ không mang lại lợi ích cho cả người dân Hoa Kỳ lẫn người dân Việt Nam.

Cảm ơn sự quan tâm của Tổng Thống đối với vấn đề cấp bách này.

Trân trọng,

Đảng Việt Tân
Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư

Hội Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam
Nguyễn Huy, Giám Đốc

Công-lý cho Nạn-nhân Formosa
John-Hòa Nguyễn, Chủ Tịch

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều Hành

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ
Trần Quốc Anh, Chủ Tịch

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dayton, Ohio
Lê Thế, Chủ Tịch

Cộng Đồng Việt Nam Tại Massachusetts
Khang Nguyễn, Phó Chủ Tịch

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Vùng Phụ Cận
Chu Văn Cương, Chủ Tịch

Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hạt Los Angeles
Nguyễn Long, Chủ Tịch

Cộng Đồng Việt Nam San Diego
Đặng Kim-Trang, Chủ Tịch

Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Hawaii
Nguyễn Văn Hoàng, Chủ Tịch

Liên Minh Dân Chủ Việt Nam
Lê Phát Minh, Chủ Tịch Ban Cố Vấn

Đảng Nhân Bản Xã Hội
Nguyễn Kiện, Chủ Tịch

Captien Forum
Lê Minh Nguyên, Chủ Tịch

Họp Mặt Dân Chủ
Nguyễn Thanh Hà, Trưởng Ban Phối Hợp

Hội Anh Em Dân Chủ
Nguyễn Văn Đài, Chủ Tịch

Me Boun Foundation
Borasmy Ung, Chủ Tịch

US Filipinos For Good Governance
Eric Lachica, Điều hợp viên Hoa Thịnh Đốn

Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Stockton, Quận San Joaquin, CA
Võ Duy Linh, Chủ Tịch

Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai
Phan Kỳ Nhơn, Chủ Tịch

Hội Người Việt Cao Niên Quận San Joaquin, California
Nguyễn Em, Hội Trưởng

Hội Đền Hùng Vương Hawaii
Phạm Văn Phến, Hội Trưởng

TNT Media Live
Bình Võ, Giám Đốc

National Viet Radio
Sophie Dương, Giám Đốc

Bản sao kính gửi:

– Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo
– Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken

(Bản ngữ Anh ngữ)

July 9, 2024

The President
The White House
1600 Pennsylvania Avenue, N.W.
Washington, DC 20500

Dear President Biden,
We are writing to express our deep concerns regarding the Socialist Republic of Vietnam’s request to be granted market economy status by the United States.

Earlier this year, Representative Rosa L. DeLauro, along with 24 House Members, sent a letter to Secretary of Commerce Gina Raimondo urging the Department of Commerce to reject the Vietnamese government’s request for a Changed Circumstances Review (CCR) to obtain market economy status. In addition, Senator Elizabeth Warren and Senator Sherrod Brown led a letter with 6 other Senators to Secretary Raimondo on this issue. Most recently, 37 bipartisan House Members of the Congressional Steel Caucus wrote to Secretary Raimondo, calling the granting of market economy status for Vietnam “premature and unwarranted.”

The letters from Congress outlined six statutory factors under the Tariff Act that the Department of Commerce must consider in any request for a CCR and the facts are that Vietnam does not meet any of the criteria for a market economy designation due to:

1. Lack of Foreign Currency Convertibility – exchange rate is determined by the government-controlled central bank. Vietnam is on the U.S. Treasury’s “currency monitoring” watchlist.

2. Wage Rates Not Determined by Free Bargaining Between Labor and Management – workers in Vietnam cannot form independent labor unions to bargain for wages and protect their rights. Child labor, forced labor, and other
labor rights violations remain widespread in Vietnam.

3. Restrictions on Joint Ventures and Investment – Foreign Direct Investment (FDI) remains tightly controlled by the government while state-owned enterprises (SOEs) are deeply entrenched in the economy and outcompete FDI.

4. Government Control Over Means of Production – SOEs receive favorable treatments and access to resources at all levels of government.

5. Government Control Over Allocation of Resources – With its full ownership of the banking sector, the government controls prices and promotes SOEs.

6. Additional factors must be considered include Financial Corruption, Weak Rule of Law, Judicial Corruption, and Vietnam’s close economic relationships with China.

As community-based advocacy organizations, we are concerned with the issues of free labor bargaining, the weak rule of law, pervasive corruption, and human rights.

In Vietnam, labor unions organized by workers do not exist. The Vietnam General Confederation of Labor (VGCL) is a Vietnamese Communist Party controlled entity that consistently fails to protect workers’ rights. Numerous incidents have been reported where Vietnamese workers were mistreated by foreign employers, particularly Chinese employers, including physical abuse, harsh and unsafe working conditions, unpaid wages when companies abruptly left Vietnam, delayed wage payments, and elimination of bonuses. In these instances, the VGCL has not supported Vietnamese workers in seeking fair treatment from foreign companies.

Furthermore, over the past two years, Vietnam has been plagued by financial scandals and corruption, predominantly benefiting high-level officials. This corruption has drained national resources, robbed people of their savings and seriously endangered the Vietnamese banking system.

In October 2023, the U.S. and Vietnam elevated the bilateral relationship to a so-called Comprehensive Strategic Partnership. However, shortly after this historic development, Vietnamese authorities continued to commit serious violations of human rights. Numerous activists have been arrested and handed lengthy prison sentences under ambiguous security laws, drawing condemnation from human rights organizations. The U.S.’s policy of “benefit for change” appears to be one-sided, with a minority connected to the Communist Party amassing significant wealth during the economic boom, while the broader population continues to struggle with basic needs.

Given these critical issues, we strongly urge you not to grant the Socialist Republic of Vietnam market economy status at this time. It is imperative that the Vietnamese government make substantial progress in labor rights, root out corruption, strengthen the rule of law, and improve human rights before being considered for market economy status. Unless there are meaningful reforms in Vietnam, granting market economy status would benefit neither the American nor Vietnamese people.

Thank you for your attention to this pressing matter.

Sincerely,

Viet Tan
Duy Hoang, Executive Director

Vietnam Worker Defenders
Huy Nguyen, Director

Justice for Formosa Victims
John-Hoa Nguyen, President

Vietnam Human Rights Network
Tung Ba Nguyen, Executive Director

Federation of Vietnamese American Communities in the USA
Anh Tran, President

Vietnamese Community of Dayton, Ohio
The Le, President

Vietnamese-American Community of Massachusetts
Khang Nguyen, Vice President

The Vietnamese Refugee Community of Los Angeles County
Long Nguyen, President

Vietnamese Community of Houston & Vicinity
Bryan Chu, President

Vietnamese Community of San Diego
Kim-Trang Dang, President

Free Vietnam Organization Hawaii
Hoang Van Nguyen, President

Alliance for Democracy in Vietnam
Minh Phat Le, Advisory Board Chair

Humanistic Socialist Party
Kien Nguyen, Chairman

Captien Forum
Robert N. Le, President

Assembly for Democracy in Vietnam
Ha Thanh Nguyen, Coordinating Chair

Brotherhood for Democracy
Nguyen Van Dai, President

Me Boun Foundation
Borasmy Ung, President

US Filipinos For Good Governance
Eric Lachica, Washington DC Coordinator

Association of Former Vietnamese Political Prisoners of Stockton, CA
Linh Duy Vo, President

Coalition of Vietnamese Americans Against Communism
Nhon Ky Phan, Chairman

Vietnamese Seniors Association in San Joaquin County, CA
Em Nguyen, President

Hoi Den Hung Vuong of Hawaii
Phen Bob Pham, President

TNT Media Live
Binh Vo, Director

National Viet Radio
Sophie Duong, Director

CC:
– Honorable Gina Raimondo, U.S. Secretary of Commerce
– Honorable Antony Blinken, U.S. Secretary of State

Letter – Vietnam Market Economy & Human Rights (pdf – 84 Kb)