HRW: Hãy trả tự do ngay lập tức cho nhà đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông Cáo Báo Chí

Hãy Trả Tự Do Cho Nhà Đấu Tranh Ôn Hòa

Bùi Thị Minh Hằng bị giam tại “trung tâm giáo dục” 2 năm

Ngày 4 tháng 1, 2012

(New York) – Nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay cho nhà đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng và chấm dứt sách nhiễu bà vì đã biểu tình một cách ôn hòa, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền lên tiếng ngày hôm nay. Ngày 28 tháng 11 năm 2011, nhà cầm quyền đã đưa bà vào Trung Tâm Phục Hồi Nhân Phẩm Thanh Hà thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để bị quản chế hành chánh trong hai năm.

Công an đã bắt bà Bùi thị Minh Hằng, 47 tuổi, ngày 27 tháng 11 bên ngoài Nhà thờ Đức Bà, Tp. HCM, với cáo buộc bà “gây mất trật tự công cộng”. Bà đang biểu tình một cách ôn hòa để phán đối việc bắt giữ những người biểu tình ôn hòa ở Hà Nội trong buổi sáng cùng ngày. Ngày hôm sau, cơ quan công an ra lệnh giam giữ bà không xét xử tại “trung tâm giáo dục”.

“Không gì có thể biện hộ cho việc nhà cầm quyền Việt Nam tống một người biểu tình ôn hòa vào một nơi mà thực chất là trại cưỡng bức lao động”, ông Phil Robertson, phó giám đốc của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền vùng Châu Á, tuyên bố. “Giam giữ bà Bùi Thị Minh Hằng không qua xét xử chứng tỏ sự coi thường nhân quyền đáng quan ngại đối với bà Hằng và quyền tự do ngôn luận đã được bảo đảm trong chính hiến pháp Việt Nam.”

Bà Hằng là một một nhà đấu tranh về quyền sở hữu đất đai và gần đây nổi bật trong việc chỉ trích nhà cầm quyền Trung Quốc. Bà đã tham dự các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Tp. HCM vào các ngày chủ nhật trong tháng 6 tới tháng 8, phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.

Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã ra lệnh quản chế bà Hằng 24 tháng theo Sắc Lệnh Số 44 Về Việc Xử Lý Những Vi Phạm Hành Chánh. Bà Hằng đã không có cơ hội để tranh cãi về quyết định này trước toà án.

Điều 25 của sắc lệnh cho cơ quan hành chánh rất nhiều quyền hạn để giam giữ người dân dựa trên những lý do mơ hồ, tùy tiện. Bất cứ ai cũng có thể bị đưa vào “trung tâm giáo dục” nếu họ bị xác nhận đã “có hành động xâm phạm tài sản các tổ chức trong và nước ngoài; tài sản, sức khỏe, danh dự/hoặc nhân phẩm của công dân hoặc người nuớc ngoài; thường xuyên phá rối trật tự và an ninh xã hội; nhưng chưa tới mức vi phạm hình sự.”

Luật sư của bà Hằng, Hà Huy Sơn, đã không thừa nhận việc giam giữ qua đơn khiếu nại lên Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, Nguyễn Thế Thảo, với lý do là việc bắt giữ và lệnh quản chế là trái pháp luật. Vẫn chưa có phúc đáp về đơn khiếu nại.

Ông Robertson nói: “Sắc lệnh 44 cho phép công an và chính quyền địa phương qua mặt tòa án và trừng phạt những người mà họ không thích. Đó là một sắc lệnh nguy hiểm, là sự nhạo báng đối với việc nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố tôn trọng pháp luật, và phải được bãi bỏ.”

Trong quyết định về trường hợp bà Hằng, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cũng trích dẫn Sắc lệnh 76, hướng dẫn việc giam giữ người tại các “trung tâm giáo dục”. Điều 30 của sắc lệnh quy định những người bị đưa vào các “trung tâm giáo dục” phải “lao động 8 giờ một ngày” và “phải hoàn thành chỉ tiêu được giao”.

Điều 26 của sắc lệnh cho phép giám đốc trung tâm quyết định một cách tùy tiện việc gia tăng thời hạn giam giữ nếu “đối tượng đã mãn hạn giam giữ không thực sự tiến bộ”. Nếu đối tượng bị giam giữ không hoàn thành chỉ tiêu lao động hoặc đụng chạm với nhân viên trung tâm, họ có thể bị kỷ luật vì “không tiến bộ” và bị tùy tiện giam giữ thêm một thời gian nữa gọi là “quản lý và giáo dục”.

Việt Nam trước đây đã đàn áp những người công khai chỉ trích nhà cầm quyền Trung Quốc. Trong năm 2008, chín ngày trước khi ngọn đuốc thế vận hội Bắc Kinh tới Tp. HCM nhà cầm quyền đã bắt giữ ông Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), người đã viết blog chỉ trích việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như những vấn đề khác. Sau đó ông đã bị kết án tù 30 tháng với tội được ngụy tạo là trốn thuế và tới ngày ông mãn hạn tù, 20 tháng 10 năm 2010, thì lại tiếp tục bị biệt giam, không ai liên lạc được.

Tháng 11 năm 2011, Việt Nam xử hai ông Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành 5 năm tù về tội phát thanh một chương trình Pháp Luân Công sang Trung Quốc. Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc nhưng không bị cấm ở Việt Nam.

Trước khi bị bắt lần sau cùng, bà Bùi Thị Minh Hằng đã bị bắt giữ ít nhất bốn lần trong vòng năm tháng vì đã tham gia biểu tình. Bà đã bị bắt ngày 16 tháng 10 khi đang đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, trên đầu đội mũ có mang chữ HS-TS-VN, là những chữ đầu bằng tiếng Việt của những chữ “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Nhiều người mặc thường phục đã cướp lấy mũ của bà và hủy hoại nó. Khi bà gọi công an tiếp cứu thì chính bà lại bị công an bắt.

Công an đã giam giữ bà từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 10, bà đã tuyệt thực trong thời gian ấy. Bà cũng đã bị bắt giữ một thời gian ngắn vào ngày 2 tháng 8 khi đang đứng bên ngoài tòa án, ủng hộ một cách ôn hòa cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đang kháng án việc bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước”

Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác đều tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà cầm quyền Việt Nam, trong một thời gian dài, đã tùy tiện bắt giam những người công khai bày tỏ ý kiến về những vấn đề của chính sách đối ngoại được coi là nhậy cảm.

“Bắt giữ những người bày tỏ quan điểm của mình về quan hệ với những nước láng giềng là vi phạm nhân quyền cũng giống như là bắt giữ họ khi họ phát biểu về những vần đề trong nước” , ông Robertson nói. “Quyền tự do ngôn luận bao gồm việc phát biểu về những vấn đề trong nước cũng như những vấn đề quốc tế.”

CTM chuyển dịch

Nguồn: http://www.hrw.org/node/104057

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).