Khi chính ủy tuyên giáo về hưu nói hòa hợp, hòa giải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

42 năm trôi qua từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, đề tài hòa hợp, hòa giải luôn được nhắc đến trong những bài viết, bài nói chuyện của một số cán bộ cao cấp trong đảng CSVN khi đề cập về cái gọi là “ngày thống nhất đất nước”. Nói cách khác, chiến tranh đã lùi vào quá khứ hơn 40 năm mà đề tài hòa hợp vẫn được phe Bên thắng cuộc tiếp tục kêu gào tha thiết, đượm mùi trình diễn trên sân khấu.

Trong dịp 30 tháng 4 năm nay, trên báo Giáo Dục Việt Nam, ông Vũ Ngọc Hoàng, người được biết đến là nguyên Phó ban tuyên giáo Trung ương lại đề cập đến vấn đề này bằng những luận điệu dông dài, đôi khi văn hoa nhưng rỗng tuếch. Ông Hoàng cho rằng đến nay sau 42 năm gọi là thống nhất, nhưng thật ra vẫn chưa có hòa hợp và thống nhất dân tộc “như một khối bền chặt” thật sự như đảng CSVN mong muốn.

Là người từng cầm cân nẩy mực chỉ đạo trong lĩnh vực tư tưởng, ông Hoàng không thể nào nói sai ý đảng CSVN. Theo ông Hoàng, chủ trương hòa hợp là chủ trương lớn của lãnh đạo đương thời, chứng tỏ họ là nhưng người có tầm nhìn sáng suốt. Nhưng rất tiếc chủ trương đúng đắn đó không thực hiện được là vì sau 42 năm vẫn còn một bộ phận lớn của dân tộc lại từ chối thắng lợi rất vinh quang của đảng trong ngày 30 tháng 4. Tức là theo ông Vũ Ngọc Hoàng, tuy đất nước thống nhất trong hòa bình nhưng chưa có hòa hợp và thống nhất thật sự vì đã có “một bộ phận lớn” người không đồng ý sự chiến thắng đó.

Đây là một nhận định đúng nhưng thử hỏi vì sao lại có “một bộ phận lớn” đó. Quan trọng hơn nữa vấn đề hòa giải dân tộc phải thực hiện ra sao? Ta hãy nghe ông Vũ Ngọc Hoàng hiến kế theo quan điểm của một cán bộ tuyên giáo đã về hưu.

Theo ông, để thực hiện hòa hợp, thống nhất và đại đoàn kết toàn dân tộc, phải có tinh thần cởi mở, khoan dung, có hiểu biết sâu sắc về sự đa dạng văn hóa và tự do tư tưởng cần thiết cho đời sống xã hội như sự đa dạng sinh học cần cho thế giới tự nhiên. Thêm nữa nếu làm mất đi tính đa dạng ấy thì xã hội và thế giới tự nhiên sẽ nghèo nàn, thiếu sức sống, hạn chế khả năng sáng tạo, mất đi sức đề kháng.

Chỉ trong một đoạn ngắn, ông Hoàng đã nhồi nhét quá nhiều điều cao thâm nhưng viễn vông, tưởng chừng không liên quan gì đến vấn đề ông định mang ra chỉ giáo thiên hạ. Trước hết thử hỏi tinh thần cởi mở và khoan dung ấy nằm ở vị trí nào trong những người cầm quyền cộng sản? Trong khi thực tế cho thấy sau năm 1975, thay vì cởi mở và khoan dung chế độ đã lập tức siết chặt bàn tay sắt của chuyên chính vô sản qua nhiều đợt “cải tạo tư sản mại bản” trong mưu đồ cướp bóc tài sản người dân. Tinh thần “tư sản dân tộc” không thấy đâu mà chính sách của đảng và nhà nước lúc đó chỉ nhằm phá nát những nền tảng kinh tế thị trường của Miền Nam để dễ dàng áp đặt kinh tế chỉ huy mà họ cho là ưu việt hơn.

JPEG - 30.3 kb
Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó ban tuyên giáo Trung ương. Ảnh: GDVN

Thứ hai, cái mà ông Vũ Ngọc Hoàng nói là chủ trương xóa bỏ hận thù, thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc của đảng sau năm 1975 lại không nằm trong hàng ngàn trại giam trá hình là “trại cải tạo” từ Nam chí Bắc. Ở đó “chính sách 12 điểm” của chính phủ chết non Huỳnh Tấn Phát không làm gì hơn là chấp nhận sự giam giữ lâu dài hàng chục ngàn người cùng mang chung tội danh “ngụy quân, ngụy quyền”, còn gia đình họ bị buộc phải đi “xây dựng kinh tế mới”, một nghĩa vụ cao đẹp không thể từ chối vì từ chối là không yêu nước. Đó là những nguyên nhân cắt nghĩa cho lời nói của ông Hoàng trong bài viết của mình vì sao “vẫn còn một bộ phận lớn của dân tộc lại từ chối thắng lợi ngày 30/4 của đảng.”

Thiết tưởng đảng CSVN là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những tội ác mà họ đã cố tình gây ra sau năm 1975. Chính họ chứ không phải ai khác phải nhìn thấy vì sao người dân quay lưng và tìm ra câu trả lời thay vì cứ rao giảng hòa hợp hòa giải như một sự lừa bịp kéo dài.

Năm 2004, Nghị quyết 36 ra đời là một cố gắng mà đảng tự ca tụng là “vượt bậc” nhằm chiêu dụ có bài bản những “khúc ruột ngàn dặm” trong bản tình ca hòa giải dân tộc. Đảng không ngại tốn tiền dàn dựng, tô son trét phấn cho cái Nghị quyết 36 này và nhiều lần mang đi trình diễn ở hải ngoại. Nhưng thành thật mà nói trong hơn 10 năm qua nó cũng chẳng mang lại kết quả nào đáng hãnh diện, ngoài sự phá hoại và làm ruỗng nát các cộng đồng hải ngoại bằng những trò chụp mũ của một số “dư luận viên chống cộng” do chế độ đào tạo. Vì lẽ khi đảng đã nhiều lần ném niềm tin của người dân vào sọt rác, sự hòa giải với chính quyền cộng sản không khác tự nhốt mình trong… chiếc lồng son của đảng.

Riêng với người dân trong nước, đảng cũng chưa hề thể hiện những gì gọi là vị tha, nhân ái, bao dung. Mà chỉ thấy bạo lực, thù hận từ phía chế độ vây chặt lấy những thành phần yêu nước hay khác quan điểm với đảng. Lúc nào đảng cũng sẵn sàng đem nhãn hiệu “thế lực thù địch” dán lên mặt những người mà họ cảm thấy nguy hiểm cho sự cai trị độc quyền của mình. Hơn thế nữa, chế độ chưa hòa giải được với nhân dân của mình thì làm sao chiêu dụ được người bên ngoài? Gần đây chủ trương lớn của đảng trở thành chủ trương bí nên cho côn đồ liên tục đánh đập tàn bạo những công dân là phụ nữ yêu nước. Đó phải chăng là cách hòa giải đầy lòng vị tha, nhân ái mà ông Hoàng cần có? Sử dụng bạo lực với người dân để bảo vệ chế độ sẽ mang lại kết quả dễ dàng nhưng lại là phương pháp làm chế độ sụp đổ nhanh chóng nhất.

Tiếc thay Tiến sĩ đảng Vũ Ngọc Hoàng chỉ đứng trong cương vị một cán bộ tuyên giáo để nhận định và đưa ra phương pháp giải quyết với lời lẽ chung chung, ba phải theo kiểu bắt bướm hái hoa. Chính những cái chung chung, ba phải này lại làm cho mọi nỗ lực thực sự để hòa hợp dân tộc càng dễ dàng thất bại. Quả thật nếu làm theo sự hiến kế của ông Hoàng thì sẽ không bao giờ có được sự hòa giải như mong muốn của mọi người. Vì ông chỉ như một cái máy cũ phát ra những sáo ngữ trong manh áo tuyên truyền đã rách nát. Trong 42 năm qua đảng CSVN đã dùng những lời lẽ mỹ miều này để tuyên truyền và họa hoằn mới dụ dỗ được vài kẻ nhẹ dạ mong kiếm chút lợi lộc nào đó.

Muốn thật sự hòa hợp và thống nhất dân tộc thực sự trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, những người đang cầm quyền phải thành thật biết lắng nghe và biết tôn trọng ý kiến của người dân. Một tiến trình dân chủ hóa đất nước phải được đặt ra và nhất là phải thể hiện bằng những hành động cụ thể. Những người cầm quyền không thể ngồi trên cao hay cố thủ trong lâu đài chuyên chính vô sản, chìa bàn tay hòa giải ra với những lời lẽ sáo rỗng dành cho kẻ dưới.

Việt Nam phải có dân chủ, trước hết là phải có cuộc trưng cầu dân ý tự do để qua đó người dân đưa ra sự chọn lựa của chính mình mà không có sự áp đặt nào. Ngày nào mà tự do không có và người dân không được làm hay nghĩ theo cách riêng của mình thì mọi chủ trương hòa hợp và thống nhất đều chỉ là ngụy biện mà thôi. Cho nên cái giá mà chế độ phải trả luôn luôn là sự thờ ơ của các thành phần dân tộc trước những lời kêu gọi từ phía đảng Cộng sản.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)