Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam Nói Đến Yêu Nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đầu tháng 10, “Đại Hội Thi Đua Yêu Nước lần thứ 8” được đảng Cộng sản Việt Nam trang trọng tổ chức tại Hà Nội. Đây là đại hội quy tụ những đại biểu được coi là “yêu nước bậc nhất” của Việt Nam hiện nay?

Khi được xem là “yêu nước bậc nhất” thì đại hội này không thể thiếu các nhân vật đứng đầu guồng máy cai trị tại Việt Nam. Từ nhân vật số một trên giấy tờ là Nông Đức Mạnh, cho đến các thái thượng hoàng cầm chịch vận mệnh đảng cộng sản như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt đều có mặt. Hai chữ “yêu nước” đã được diễn đạt một cách đầy ý nghĩa qua các buổi tiếp tân linh đình, qua các bài diễn văn dài lòng thòng hay qua các tràng pháo tay khen thưởng các “chiến sĩ thi đua yêu nước” ở khắp nơi về dự.

Đã nói đến “thi đua yêu nước,” thì phải hiểu yêu nước là gì. Về điều này, người đứng đầu đảng cộng sản là Nông Đức Mạnh đã khẳng định một cách chắc nịch rằng: “Thực chất phong trào thi đua yêu nước của dân tộc ta hiện nay là nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Nói cách khác, những ai không chấp nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì bị coi là “không yêu nước” dưới mắt nhìn của đảng cộng sản Việt Nam. Nói huỵch toẹt hơn, những ai không đồng ý với chủ nghĩa Mác-Lê thì phải bị xem là “phản quốc.” Đó là ý nghĩa của hai chữ “yêu nước” mà đảng cộng sản đã tìm cách áp đặt trên đất nước Việt Nam từ hơn 30 năm qua.

Những ai từng sống ở Việt Nam trong thời kỳ đảng cộng sản ’hồ hởi’ muốn đưa cả nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” chắc chắn còn nhớ câu khẩu hiệu “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” được dán, được vẽ trên khắp các đường phố Việt Nam thời đó. Ngày nay, với nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,” khẩu hiệu này không còn được công khai trưng bày, nhưng thực chất của đảng cộng sản thì không đổi, họ vẫn xem những ai không đồng ý với chủ nghĩa xã hội là phản quốc.

Có hiểu rõ thực chất “yêu nước” của đảng cộng sản như vậy, thì mới không bị mờ mắt vì các khẩu hiệu tuyên truyền giả trá của đảng CSVN. Trong Nghị Quyết 36, đảng CSVN nói rằng chủ trương của họ là “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.” Khẩu hiệu này đã được đảng CSVN lặp đi lặp lại nhiều lần trong các nghị quyết, chính sách đề cập đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài từ nhiều năm qua. Nhưng khi nhân vật số một của đảng CSVN vẫn tiếp tục cho rằng yêu nước là phải “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,” thì giá trị của các lời kêu gọi đại đoàn kết, xóa bỏ quá khứ, xóa bỏ khác biệt,… trở thành một con số không to lớn.

Có hiểu rõ thực chất của đảng cộng sản “yêu nước” như vậy, mới hiểu được lý do thật sự tại sao những người như Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và biết bao người yêu nước chân chính khác đã bị đảng cộng sản trù dập thẳng tay cho đến ngày nay. Chỉ vì họ không thể chấp nhận cái kiểu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” của đảng cộng sản và đang đấu tranh để xóa bỏ sự áp đặt phi lý chủ nghĩa này trên đất nước Việt Nam.

Điều đáng cười ra nước mắt là trong khi cả ngàn cán bộ cao cấp của đảng cộng sản ngất ngưỡng trên các bàn tiệc trong Cung Văn Hóa Hữu Nghị Hà Nội để luận bàn sôi nổi về hai chữ “yêu nước,” thì hàng triệu người Việt Nam đang bị khốn khổ “vì nước.” Nước theo cơn bão số 7 đổ ập xuống, làm vỡ đê điều, cuốn đi bao nhiêu nhà cửa, của cải của đồng bào ta ở Yên Bái, Thanh Hóa và các vùng duyên hải miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Vì đây là cơn bão lớn nhất ở vùng biển Đông từ hơn 9 năm qua và trước đó đã liên tiếp có những trận bão khác, nên nạn nhân cơn bão số 7 không chỉ là con số những người thiệt mạng, mà còn cả triệu người khác đã phải di tản hay lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với một đất nước nghèo nàn và lạc hậu như Việt Nam, đời sống của người dân lại càng thêm khốn đốn trước bão tố, tai ương.

Thế giới đã xúc động trước nỗi đau của người Việt Nam và nhiều nước đã xuất quỹ viện trợ khẩn cấp. Người Việt ở hải ngoại cũng chia sẻ nghịch cảnh của đồng bào, với một số cuộc vận động quyên góp để cứu trợ. Một số tôn giáo cũng nhập cuộc và tìm cách tổ chức cứu trợ nạn nhân. Nhưng hình như tất cả đều bị khựng lại trước một guồng máy hành chánh hủ hóa và độc đoán. Chính guồng máy này đã gây khốn khổ cho nhân dân Việt Nam và nay lại tiếp tục gây khốn khổ cho nạn nhân thiên tai, vì ở nhiều nơi, guồng máy này vẫn tìm cách ngăn cản những nỗ lực cứu trợ độc lập của các tổ chức quốc tế và các tôn giáo. Cũng chính guồng máy này đã bòn rút biết bao khoản viện trợ nhân đạo của quốc tế để làm giàu cho cán bộ, đảng viên.

Điều lố bịch là trước sự khốn khổ của người dân, đảng cộng sản vẫn tiếp tục nói hai chữ “yêu nước,” vẫn tiếp tục xem “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội,” một chủ nghĩa vẫn mệnh danh là tranh đấu cho người nghèo, cho giai cấp vô sản, cho những kẻ bần cùng nhất trong xã hội. Nhưng sau hơn 30 năm áp dụng, Việt Nam lại trở thành một vùng đất nghèo nàn và lạc hậu, xã hội đầy dẫy bất công và tầng lớp nghèo khổ lại là nạn nhân của mọi áp bức, bóc lột.

Trong hoàn cảnh của đất nước như vậy, những người Việt Nam yêu nước thật sự chắc chắn không còn một sự lựa chọn nào khác hơn là phải quyết tâm đấu tranh triệt để, nhằm xóa bỏ ách cai trị độc tài của đảng cộng sản. Vì dân tộc Việt Nam làm sao chấp nhận được quan niệm yêu nước phải gắn liền với một ý thức hệ như vậy. Nhất là ý thức hệ này đã gây khốn khổ cho nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.