Khi ông Trọng tuốt gươm!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tuần qua, việc một viên chức cấp tỉnh đi xe “mượn” nhưng gắn biển xanh của xe nhà nước bỗng rộ lên trên báo chí trong nước.

Sự kiện này đã khiến cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải ra tay chỉ đạo một lúc 9 cơ quan phải vào cuộc, do Ban Kiểm Tra Trung Ương đứng đầu phối hợp mở cuộc điều tra… để quyết làm tới nơi tới chốn.

Cá chết thì chìm, xe Lexus bỗng nổi lên ồn ào như lần đầu tiên khám phá được một cán bộ đảng nhám nhúa.

Kể từ ngày lên ngồi ghế tổng bí thư đảng thêm một nhiệm kỳ, đây là lần chỉ đạo có vẻ quyết liệt của ông Trọng không khác một võ sĩ tuốt gươm cương quyết hạ gục đối thủ.

Ý kiến của ông Trọng còn nói rõ đây là “việc cần làm ngay”, một nhóm từ của Nguyễn Văn Linh phổ biến trước đây mà không lâu sau từ từ biến thành những “việc cần làm ngơ” trong giới cán bộ đang bắt đầu ngửi thấy mùi tiền.

JPEG - 30.6 kb
Lý do nào khiến ông Trọng chỉ thị một lúc 9 cơ quan vào cuộc điều tra vụ xe Lexus gắn biển xanh?

Vụ Phó Chủ tịch UBND Hậu Giang chạy xe Lexus gắn biển số xanh để đi làm, nếu nhìn theo một hướng tích cực cũng chỉ nhằm giảm bớt chi phí công. Thế nhưng ông Trọng lại ra lệnh đến 9 cơ quan trung ương và địa phương “vào cuộc” điều tra quả là chuyện lạ.

Chuyện lạ thứ nhất, ông Phó chủ tịch Trịnh Xuân Thanh không sử dụng xe nhà nước mà là “mượn” xe người khác gắn bảng xanh xử dụng vào công vụ, thực ra cũng đỡ tốn hao công quỹ. Chuyện đó xét ra cũng bình thường nếu không muốn nói là một việc tốt.

Thử hỏi nếu trong trên 2 triệu công chức hiện nay, chỉ cần 50% người như ông Thanh thì nhà nước đỡ phải tốn hàng trăm triệu đô-la để nhập xe sang trọng cho cán bộ đi lại phục vụ dân, chưa kể tiền xăng nhớt bảo trì hàng năm.

Những xe đắt tiền ấy, ngoài việc công còn xử dụng để đi chùa, đi chợ, đưa đón quý tử đi học cùng là tiệc cưới, tang ma. Chuyện công tư phối hợp ấy cũng quá tiện lợi cho lãnh đạo cùng gia đình, nhưng đau xót cho túi tiền người dân.

Đáng lý ra nhà nước phải cám ơn ông Thanh, tuyên dương ông thành một tấm gương “người tốt việc tốt”, chứ sao lại dùng tới 9 cơ quan đầy quyền uy để điều tra?

Chuyện lạ kế tiếp, giả dụ việc điều tra là cần thiết để chấn chỉnh 4 nguy cơ đang làm cho đảng suy yếu thì người ta chỉ cần giao cho Ủy Ban Kiểm Tra hay Tỉnh Uỷ Hậu Giang họp xét đưa ra biện pháp gọi là “khắc phục” rồi báo cáo lên trên là quá đủ.

Thế tại sao ông Tổng lại phải hô hoán lên như đảng đang sụp đổ đến nơi và lập tức ra chỉ đạo cho 9 cơ quan nhảy vào cuộc cùng một lúc? Phải chăng ông Trọng định ra tay xé xác ông Thanh hay những người đứng sau ông Thanh?

Được biết, dưới trào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trịnh Xuân Thanh đã từng là người đứng đầu Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam suốt một thời gian dài, từ năm 2009 đến 2013. Cũng như hầu hết tổng công ty ồn ào lập ra trong hoang tưởng về một thời kỳ tiến lên công nghiệp hóa-hiện đại hóa đến năm 2020, công ty của ông Thanh làm ăn thua lỗ đến trên 3.000 tỷ đồng. Nhưng ông có phép mầu nào đó như ông Nguyễn Tấn Dũng, nên không chịu bất cứ một thứ trách nhiệm nào và cuối cùng được hạ cánh an toàn với chiếc ghế phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.

JPEG - 56.8 kb
Chiếc Lexus tư nhân của ông Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng nay thì có vẻ ông Trịnh Xuân Thanh không còn an toàn nữa vì bỗng dưng bị moi ra từ chiếc Lexus 5 tỷ bạc mang biển số đánh tráo.

Từ những chuyện lạ này, người ta nghĩ sở dĩ ông Trọng muốn tuốt gươm xử ông Thanh là vì 3 điều:

– Hiện nay đảng và nhà nước của đảng đang lâm vào tình trạng không lối thoát trong vụ cá chết ở bờ biển Miền Trung. Trước sự đòi hỏi chính đáng của người dân là mọi nguyên nhân vì sao cá chết phải được công bố minh bạch, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh bài câu giờ, giải thích lấp liếm để bảo vệ thủ phạm.

Với câu chuyện chiếc xe Lexus của Phó chủ tịch Thanh đang được làm rùm beng trên báo chí quốc doanh, trung ương đảng muốn hướng dư luận quên đi chuyện cá chết để theo dõi một vụ tham nhũng đang hứa hẹn được phanh phui. Đây là lá bài đánh tráo kiểu “Lê Lai cứu Chúa” nhưng không qua được mắt ai cho dù đích thân ông Trọng vung gươm.

– Một suy đoán có căn cứ khác cho rằng kỳ này ông Trọng muốn dùng ông Thanh như là chuyện rất hy hữu để chứng tỏ ông Trọng thuộc giống ăn ở sạch, không hốt tiền bỏ chạy như đa số cán bộ “suy thoái, biến chất” hiện nay. Điều này sẽ cho thiên hạ thấy trong đại hội 12, ông đắc cử 100% là xứng đáng, là đúng quy trình cho dù ông có tự tô vẽ “tuy tuổi già sức yếu”…

– Với hành động ra vẻ quyết liệt này, ông Trọng muốn răn đe giới đảng viên qua hình ảnh Trịnh Xuân Thanh để mong phục hồi “danh dự” của đảng đang bị vùi dập quá mạnh hiện nay. Nhưng tham nhũng chỉ là một trong 4 nguy cơ mà ông Trọng phải ra sức đối phó. Với 3 nguy cơ còn lại – tình trạng tụt hậu, chệch hướng và diễn biến hòa bình – không ai chắc một tổng bí thư già nua tuổi tác có thể chèo chống con thuyền đảng qua cơn bão tố.

Tóm lại, không ít dư luận cho rằng Trịnh Xuân Thanh không phải là nhân vật cuối cùng mà chỉ là con ruồi nho nhỏ đầu tiên của một chiến dịch in bóng “đả hổ diệt ruồi” của Bắc Kinh. Rồi đây sau Trịnh Xuân Thanh và cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng người con trai, cuộc truy kích các thành phần vây cánh chung quanh cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là màn sôi động của vở tuồng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)