Không Ai Tin Vào Luật Phòng Chống Tham Nhũng Của Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 28 tháng 11 năm 2005, Quốc hội CSVN đã cho thông qua luật phòng, chống tham nhũng cũng như đồng ý thành lập một ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng và giao cho ông Phan Văn Khải cầm đầu ban này. Nói là thông qua đạo luật phòng chống tham nhũng; nhưng thật sự thì chỉ tu sửa từ một số điều khoản của đạo luật cũ đã có từ trước. Ngay chính ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội CSVN, phải thú nhận rằng: Vừa qua, chúng ta làm chưa tốt, nguyên nhân chính không phải là do thiếu luật, thiếu tổ chức chỉ đạo. Cái chính là do chúng ta thiếu lòng tin, thiếu quyết tâm, thiếu kế hoạch cụ thể trong thực hiện, trong chấp hành nghiêm minh pháp luật. Mà thiếu cái này thì sẽ không thành công trong bất cứ việc gì. Điều đáng sợ là chúng ta chỉ hô hào mà không hành động. Chúng ta phải xử lý nghiêm những người có hành vi tham nhũng và những người đứng đầu cơ quan, đơn vị xảy ra sai phạm. Khi còn tình trạng không có người chịu trách nhiệm, nhẹ trên nặng dưới, nể nang né tránh…thì pháp luật dù tốt đến mấy cũng chỉ là quả đấm vào không khí, lạc lõng trong cuộc sống.

Tình trạng như ông An vừa thú nhận sẽ không bao giờ chấm dứt khi mà Đảng vừa thổi còi vừa đá bóng. Việc giao trách nhiệm đứng đầu Ủy ban Phòng chống tham nhũng cho một người tham nhũng khét tiếng như Thủ tướng Phan Văn Khải là một trong những trường hợp điển hình. Nội trong những chuyến công du Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ…, ông Khải cũng đã bỏ túi ít nhất khoảng 2 triệu mỹ kim từ những doanh nhân được tháp tùng theo đoàn. Một thương gia (muốn dấu tên) tháp tùng phái đoàn ông Khải trong chuyến đi Nhật vào tháng 4 năm 2004 cho biết ngoài tiền đóng góp để bao thuê nguyên cả chuyến bay, mỗi người trong đoàn còn phải mua quà cáp cho “Chú và cô Bảy (vợ chồng ông Kiệt)” không dưới 10 ngàn mỹ kim. Tháp tùng đoàn khoảng 200 người, ta nhân lên sẽ biết con số là bao nhiêu. Chẳng phải chỉ riêng ông Khải mà trước đây ông Kiệt cũng thế. Làm sao mà tìm được đối tượng hợp tác làm ăn trong một thời gian quá ngắn độ hai ba ngày, nhưng đi theo đoàn là được chụp hình riêng với ông Thủ tướng, đem về chưng ngay giữa văn phòng làm việc của mình coi như cái bùa hộ mạng chẳng mấy ai dám đến làm khó dễ. Ai muốn bảo đây là tiền hối lộ thì kệ người ta, còn chúng tôi cho rằng đây chỉ là tiền quà cáp.

Mới chỉ cách đây chưa đầy nửa năm, vào ngày 14 tháng 6 năm 2005, trong khóa họp Quốc hội CSVN lần thứ 7 khóa XI, Nguyễn Tấn Dũng cường điệu tuyên bố rằng tham nhũng thì ở đâu cũng có, nhưng trong bộ máy (chính quyền) của chúng ta số cán bộ tham nhũng chỉ là thiểu số, nhưng vào ngày 26 tháng 11 vừa qua, ông Phó thủ tướng này tuy vẫn còn cường điệu cho rằng chính phủ đã quyết tâm trong việc đấu tranh ngăn chận tệ nạn tham nhũng bằng một loạt giải pháp như hoàn chỉnh cơ chế, cải cách hành chánh, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu…nhưng tệ nạn này vẫn chưa bị đẩy lùi và còn rất nghiêm trọng, hầu như trên lãnh vực nào cũng có. Sự cường điệu của Nguyễn Tấn Dũng đã làm cho ông đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn khó chịu nên đã phải chất vấn như sau: tôi hoan nghênh những điều Phó thủ tướng vừa nói, những điều đó đã được thể hiện ở rất nhiều nghị quyết nhưng tại sao tham nhũng vẫn nghiêm trọng? Chính phủ có né tránh không?

Ở các nước tự do dân chủ, báo chí đóng góp rất nhiều trong việc phòng chống tham nhũng, nhưng dưới chế độ CSVN báo chí khi chạm vào lãnh vực này lại gặp rất nhiều áp lực, ngoại trừ khi được bật đèn xanh nhưng chỉ được phanh phui đến một giới hạn nào đó mà thôi. Người dân và ngay cả người đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều không tin cái luật phòng chống tham nhũng này có tác dụng. Ông Tony Foster, làm việc cho hãng Freshfileds Bruckhaus Deringer ở Hà Nội nói rằng: Tất cả mọi người chỉ sợ rằng đó chỉ là lời nói chứ không phải hành động.

Quốc hội CSVN tỏ vẻ hài lòng khi luật phòng chống tham nhũng này còn có cái mục bắt tất cả các đảng viên cán bộ có chức quyền và vợ con của họ phải kê khai tài sản. Nhưng thử hỏi công chúng có quyền xem xét những bản kê khai tài sản đó không. Chắc chắn là không nên làm sao biết được sự thật. Đó là lời nhận xét của ông Frederick Burke, thành viên của tổ hợp pháp lý Baker and McKenzie ở Sàigòn. Báo Financial Times viết rằng ai cũng không tin rằng cái luật đó lại có thể thay đổi được tình trạng tham nhũng ở Việt Nam, vì tình trạng tham nhũng tại đây đã thành tự nhiên mà tổ chức tham vấn đầu tư PERC đã xếp hạng nó thuộc vào loại tham nhũng hạng nặng ở Á châu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.