Khúc Bi Sử Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam ta từ ngày dựng nước
Tính đến nay gần bốn ngàn năm
Trải qua bao thăng trầm hưng phế
Lúc tồn vong lúc thịnh lúc suy
Đã có lần ngàn năm nô lệ
Đại Hán Tàu phương bắc tham lam
Bắt dân ta mò trai đáy bể
Lên nuí cao tìm quế kiếm trầm
Lại có lần trăm năm nô lệ
Bọn thực dân đế quốc “lang sa”
Tận vét tài nguyên về mẫu quốc
Giết muôn ngàn chí sĩ anh hùng
Nhưng hào kiệt thời nào cũng có
Cùng toàn dân đánh đuổi ngoại xâm
Giành độc lập núi sông tòan vẹn
Tưởng dân Việt yên hưởng thái bình
Nào ngờ đâu một cơn đại dịch
Họa cộng sản lan khắp mọi nơi
Chiếm miền Bắc tạm thời ủ bịnh
Đợi thời cơ chiếm nốt miền Nam
Kể từ đó Việt Nam chìm đắm
Đày nhân tài núi thẳm rừng sâu
Bắt dân đói dễ bề sai khiến
Trò hộ khẩu cả nước ở tù
Dìm dân trong trầm luân bể khổ
Tiếng oán than vang vọng thấu trời
Dân lũ lượt xuồng ghe vượt thoát
Chết còn hơn sống kiếp đọa đày
Vạn sinh linh bỏ thây trôi biển
Vạn nấm mồ vùi cạn trên non
Người đã khuất kể như siêu thoát
Kẻ còn sống sống chẳng ra người
Xưa cha ông đổ bao xương máu
Vừa giữ nước vừa mở cõi thêm
Nay quỷ đỏ tranh nhau bán nước
Núp chiêu bài mướn biển thuê rừng
Xưa nô lệ dân còn được nói
Vẫn làm báo đi lại tự do
Nay độc lập giở trò bịt miệng
Bịt hai mắt lề phải mà đi
Dân là người đâu là con vật
Buộc phải đi theo đúng một chiều
Xưa vua chúa có tham vẫn ít
Tranh hơn nhau mảnh ruộng lâu đài
Nay quan đỏ lòng tham không đáy
Tiền bạc tỉ vẫn cướp đất dân
Xưa đổ máu người người ngã gục
Lớp nằm xuống lớp khác tiến lên
Một ngày nô lệ ngày uất hận
Nay xếp hàng làm kiếp lao nô
’Lao động nước ngoài’nào đâu dễ
Phải hối lộ hoặc kẻ có công
Xưa phụ nữ trung trinh tiết hạnh
Thùy mị nết na lại đảm đang
Nay bày chuyện “Cuộc thi sắc đẹp”
Từ thôn làng đến tận thành đô
Tuyển người đẹp các quan vồ trước
Còn dạt ra phục vụ đại gia
Có cả làng không còn con gái
Nhắm mắt xin làm vợ ngoại nhân
Không cần biết khùng điên mạt rệp
Miễn sao thoát địa ngục trần gian
Xưa giáo dục “hậu văn tiên lễ”
Dạy Đạo đức trách nhiệm Công dân
Dạy tôn trọng niềm tin tín ngưỡng
Dạy thương yêu giềng mối gia đình
Nay chỉ dạy hận thù chém giết
Đặt tổ tiên xuống dưới ông Hồ
Yêu nước yêu Chủ nghĩa xã hội
Vô tôn giáo vô cảm vô nhân
Thế hệ trẻ bơ vơ lạc lõng
Sống thờ ơ họa nước cận kề
Tìm thú vui xì ke ma tuý
Đốt thời gian bia rượu vũ trường
Giở trang sử từ ngày lập quốc
Kẻ bán nước đếm được một hai
Nay ôi thôi hằng hà sa số
Rước voi dày mả tổ cha ông
Giặc chễm chệ ngồi cao chót vót
Trên nóc nhà linh địa Tây nguyên
Đóng vở kịch tìm nguồn khai thác
Cái gọi là Bau-xit luyện nhôm
Kể sao hết tội ác quỷ đỏ
Nước sông nào rửa sạch vết nhơ
Bao oan khiên dân oan gánh chịu
Bút mực nào tả hết nỗi đau
Dù kìm kẹp hùng nhân vẫn nổi
Ngày một đông tiếng thét đấu tranh
Công Nhân-Thanh Thủy-Định-Trung-Thức
Thầy Quảng Độ Cha Lý hào hùng
Bao anh kiệt kể ra không hết
Xứng con cháu Lê Lợi Bà Trưng
Họ hiến thân nhưng không uổng phí
Đắp con đường dân chủ tự do
Thật chướng mắt “cái cây đại thụ”
Cái nôi đảng cộng sản Mác Lê
Là anh cả Liên sô vĩ đại
Đã banh xác chết ngủm từ lâu
Sao vài cành xem ra vẫn sống
Cũng tại ta chẳng chiụ đồng tâm
Mỗi người một tay ta cùng chặt
Ngày tàn cộng sản chắc không xa
Xem dịch lý điềm trời đã điểm
Bao điều gở xuất hiện khắp nơi
Vận nước đến rồi cùng đứng dậy
Lật bạo quyền dựng lại Việt Nam

NHẤT HÙNG

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…