Ks Đỗ Nam Hải Bị Công An Ngăn Cản Gặp Gỡ Nhân Viên Lãnh Sự Quán

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ks Đỗ Nam Hải bị công an ngăn chặn không cho gặp nhân viên toà lãnh sự Hoa Kỳ

JPEG - 6.9 kb
Ks. ĐỖ Nam Hải.

Tin Sàigòn (20-5-2008) – Đã mấy năm nay, Ks Đỗ Nam Hải luôn luôn bị công an chìm canh gác trước cửa nhà và theo dõi anh sát nút mỗi khi anh đi đâu. Nhiều trường hợp anh đã bị bắt cóc giữa đường, bị ép về một trụ sở công an nào đó để “làm việc”, nhất là vào những thời điểm “nóng” khi có dân oan hay sinh viên biểu tình, hoặc khi anh muốn đi gặp một nhà đấu tranh dân chủ tích cực hoạt động hay một ký giả ngoại quốc nào đó.

Từ tuần trước, bà Katia Bennett, Ủy viên Chính trị của tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sàigòn, đã hẹn gặp Ks Đỗ Nam Hải tại quán cà-phê đối diện với nhà anh phía bên kia đường vào 2g00 chiều ngày 20-5-2008. Vì thế, vào lúc 1g30, anh Hải từ trên lầu đi xuống dưới nhà để chuẩn bị đến chỗ hẹn. Xuống tới nơi, anh thấy trong nhà đã có 2 công an đến từ hồi nào, đó là trung tá Tùng và một công an nữa tên Thuận, cả hai thuộc PA 35, tức phòng bảo vệ chính trị nội bộ và phòng chống gián điệp thuộc công an Sàigòn. Một lát sau lại có thêm hai công an nữa vào nhà. Phía ngoài cửa, anh thấy lố nhố khoảng 5, 6 công an nữa.

Thấy họ, anh Hải nói: “Tôi biết các anh đến đây làm gì rồi, chắc chắn là để ngăn cản cuộc hẹn của tôi với nhân viên tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ. Các anh là những khách không mời mà đến, nên tôi không cần phải tiếp. Dù các anh có ngăn cản, tôi vẫn phải thi hành quyền tự do của tôi vốn đã được hiến pháp quy định. Các anh cứ ngồi lại, còn tôi đi đến chỗ đã hẹn đây! Các anh ngăn cản là các anh vi phạm quyền tự do, chà đạp nhân quyền của người dân”. Nói xong, anh ra khỏi nhà để đi gặp bà Bennett như đã hẹn.

Nhưng vừa ra khỏi nhà thì lập tức từ hai bên đường có hàng chục công an chạy đến ngăn cản anh, không cho anh đi. Lúc ấy bà Bennett đã đến đứng trước cửa quán cà-phê phía bên kia đường với một anh phụ tá đi cùng. Bà đã chứng kiến từ đầu đến cuối sự việc, nghĩa là bắt quả tang cảnh công an CSVN ngăn cản Ks Đỗ Nam Hải đến gặp bà. Họ từng vi phạm và chà đạp nhân quyền cách trắng trợn và công khai như thế. Nhưng hễ ai tố cáo họ, dám nói sự thật về những vi phạm ấy thì sẽ bị tòa án của đảng CSVN kết án là tuyên truyền xuyên tạc, chống phá nhà nước CHXHCNVN. Dường như bà đã đoán trước được sự việc, nên bà đã đến trước giờ hẹn nửa tiếng, nghĩa là đến từ 1g30 và ở lại đó đến 2g15.

Sau khi về đến nhà, bà Bennett đã nhắn tin qua điện thoại cho anh Đỗ Nam Hải rằng bà sẽ báo cáo với tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ về chuyện này để phái đoàn Hoa Kỳ sẽ đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam vào lần gặp cuối tháng 5 năm nay.

Người đưa tin.

****

Mục sư Nguyễn Công Chính lại bị công an sách nhiễu liên tục

JPEG - 7 kb
Ms. Nguyễn Công Chính.

Tin Pleiku (20-8-2008) – Khoảng 10 ngày nay, công an Pleiku lại cưỡng bức Mục sư Nguyễn Công Chính “làm việc” liên tục hết ngày này qua ngày khác, ngày nào cũng từ 8g00 sáng đến 9g00 tối, tại trụ sở công an Phường Hoa Lư.

Cứ 8g00 sáng, một anh an ninh đến nhà bắt mục sư lên xe gắn máy chở đến trụ sở công an phường Hoa Lư “làm việc”. Trưa đến, họ bắt ông ngồi trong phòng, không cho ra ngoài, không cho về nhà ăn cơm. Họ nói sẽ mua cơm cho ông ăn, nhưng ông từ chối không ăn vì nghĩ rằng những thức ăn do họ đem tới không an toàn.

Về nội dung “làm việc”, họ thẩm vấn mục sư Chính về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến:

- Các thông cáo báo chí của Hiệp Hội Tin lành các Dân tộc Việt Nam (VPEF) phản đối nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo đối với những người theo đạo Tin lành,
- Việc thông tin về các dân tộc tại Tây Nguyên biểu tình bị lọt ra ngoài,
- 350 tù nhân lương tâm tôn giáo người Thượng,
- 6 Mục sư sắc tộc bị bắt ngày 5-11-2007,
- Khối 8406 và một số thành viên tích cực của Khối như: Ls Nguyễn Văn Đài, Ls Lê Thị Công Nhân, Lm Phan Văn Lợi, Gs Nguyễn Chính Kết, Ms Nguyễn Hồng Quang, v.v…
- Việc liên lạc với người Việt hải ngoại và các phóng viên đài nước ngoài như Pv Bảo Khánh (Vietnam Sydney Radio), Pv Đỗ Hiếu (RFA), và nhiều người khác,
- Việc nhận sự giúp đỡ của người Việt hải ngoại, đặc biệt Khối 1906, Khối 1706, v.v…
- và còn nhiều vấn đề khác nữa…

Về việc nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài, Ms Chính cho biết: Thỉnh thoảng cứ vài ba tháng, có một vài ân nhân nào đó gửi về giúp cho gia đình mục sư lúc thì 50, khi thì 100 USD để mua sữa cho con hay giúp cha già của ông chữa bệnh mà các công an an ninh cộng sản vẫn moi móc, điều tra gạn hỏi cho bằng được.

Khi “làm việc”, có khoảng 10 anh công an thẩm vấn mục sư cùng một lúc. Họ là công an ở các cấp Tỉnh, Thành phố, Bộ. Dù cao cấp như thế, nhưng họ vẫn thường “làm việc” theo kiểu hù dọa và ăn nói hỗn xược, xúc phạm mục sư nhiều lần. Trước cảnh bất bình ấy, mục sư chỉ biết đối lại bằng im lặng và cầu nguyện.

Những anh công an thường “làm việc” với mục sư là:

1. Trung tá Đỗ Văn Tiên, phó trưởng phòng PA38 tỉnh Gia Lai, người đã từng ký nhiều quyết định bắt giam, bỏ tù nhiều mục sư, truyền đạo và tín đồ Tin lành tại Gia Lai (Điện thoại di động: 0938-264-079, điện thoại bàn nơi làm việc: 059-869-139).
2. Trung tá Nguyễn Trường Chinh, phó phòng cảnh sát điều tra tỉnh Gia Lai.
3. Trung tá Trần Sáu, đội trưởng an ninh thành phố Pleiku.
4. Thiếu tá Trần Sơn Đại Huynh, Đội trưởng PA38, đồng bọn với Ralanlâm.
5. Đại úy Lê Công Thành, đội phó PA38, đồng bọn với Thượng tá Ralanlâm (Hiện nay Ralanlâm là phó giám đốc công an tỉnh Gia Lai, đặc trách ngành an ninh. Ngày 5-9-2006, Ralanlâm đã từng hành hung, đánh đập Ms Chính, và có ác cảm của ông. Ngày nay, tên này lại sai đám an ninh tay sai tiếp tục hành hạ ông bằng đủ mọi hình thức: sách nhiễu, cô lập, ngăm đe và nhiều thủ đoạn khác…
6. Đại úy Nguyễn Thị Liên, an ninh PA38, đồng bọn với Ralanlâm.
7. Thượng úy Phan Thanh Sơn, công an điều tra Gia Lai, đồng bọn với Ralanlâm.
8. Trung úy Quí (tự Quí đen), an ninh thành phố Pleiku, đồng bọn với Ralanlâm.
9. Trung úy Thành (tự Thành mập), an ninh PA38, đồng bọn với Ralanlâm.
10. Trung úy Nguyễn Trọng Hóa, công an phường Hoa Lư).
11. Thiếu úy Cường (tự Cường mập), an ninh PA38, đồng bọn với Ralanlâm.
12. Thiếu úy A-Mơn, an ninh PA38, đồng bọn với Ralanlâm.

Ngoài ra còn có 3 an ninh thuộc Bộ công an giám sát mỗi ngày.

Ngày Chúa Nhật, 18-5, họ vẫn đòi buộc mục sư đi “làm việc”, nhưng ông nhất định không đi, vì Chúa Nhật ông phải ở nhà lo việc thờ phượng Chúa. Sáng thứ hai, 19-5, có mấy công an đến nhà gõ cửa gọi ông 2 lần lên đồn “làm việc”. Ông nhất định không mở cửa, vì mấy lần trước khi ông mở cửa, lực lượng an ninh, dân quân tràn vô dùng gậy gộc cưỡng ép ông đi “làm việc”. Có lần họ say rượu phá cổng vào nhà ông để quậy. Vì thế, lần này ông không mở cửa và không đón tiếp.

Thấy ông cương quyết không chịu mở, họ kéo cả một lực lượng tới, gồm công an phường, dân quân, an ninh sở, an ninh thành phố, các an ninh canh gác trước cửa nhà ông, tất cả khoảng hơn 10 người. Họ tiếp tục đập cửa, hành xử với ông y hệt như vào tháng 8-2006 trước đây, nhưng ông vẫn cương quyết không mở cửa. Sau một hồi đập cửa, la ó, hù dọa mà ông vẫn không mở cửa, họ bảo ông ngày mai – thứ ba – phải lên đồn công an “làm việc”, nếu không họ sẽ xử lý biện bằng pháp mạnh. Họ nói nếu hôm sau không chịu mở cửa, họ sẽ cho xe ủi đến ủi nhà. Đe dọa xong, bọn họ rút lui nhưng vẫn để lại những tên an ninh canh gác.

Hiện nay, gia đình ông bị công an Gia Lai bao vây nghiêm ngặt. Họ cô lập ông và tiếp tục sách nhiễu, câu lưu ông nhiều ngày. Mục đích của họ là:

1. Ngăn chặn không cho ông đi lại để tìm hiểu các thông tin về biểu tình, không để cho tin tức về các cuộc biểu tình của đồng bào các sắc tộc tại Tây nguyên kể từ ngày 14-4-2008 đến nay lọt ra ngoài.

2. Họ biết hoàn cảnh kinh tế hiện tại của gia đình ông đang gặp khó khăn khủng hoảng. Ông là mục sư Tin lành, không kinh doanh buôn bán, không có tài sản, lại phải nuôi 3 đứa con còn nhỏ, 4 đứa nhỏ mồ côi, cha mẹ già bệnh tật. Nếu họ cô lập không cho ông đi lại thực hiện công tác mục vụ giảng dạy cho các Hội thánh, thì ông không nhận được sự dâng hiến giúp đỡ từ các tín đồ, gia đình ông sẽ lâm tình trạng khủng hoảng kinh tế. Đã vậy, nếu có mục sư, truyền đạo hay tín đồ nào đem gạo hoặc thực phẩm đến giúp gia đình ông, thì lập tức công an phường và dân quân ập đến kiểm tra giấy tờ, bắt người ấy đưa về trụ sở công an phường Hoa Lư, lập văn bản giữ xe, hoặc bắt viết bản cam kết không được quan hệ hoặc lui tới gia đình ông nữa. Họ nghĩ rằng gia đình ông sẽ lâm cảnh khốn đốn, phải bán nhà ra đi. Đó là chính là mục đích mà công an Gia Lai đang nhắm đến.

3. Công an dùng biện pháp câu lưu sách nhiễu, tra hỏi, thẩm vấn nhiều ngày để ông căng thẳng và mệt mỏi. Họ hy vọng vì thế ông sẽ từ bỏ con đường đấu tranh, hoặc phải hợp tác với họ để được họ giải quyết các nhu cầu như trả lại xe máy, điện thoại, máy ảnh, máy ghi âm, hộ khẩu, CMND, nhất là để ông và gia đình được yên thân… Nhưng tất cả những biện pháp nhằm hành hạ gia đình ông chỉ làm cho các con ông hiểu rõ hơn về bản chất độc ác, phi nhân của đảng Cộng Sản Việt Nam mà thôi.

Sáng thứ ba, 20-5-2008, Ms Chính lại bị công an đến nhà tiếp tục cưỡng ép lên trụ sở công an phường Hoa Lư “làm việc”.

Khoảng 8g50 sáng, tại công an Hoa Lư, thượng úy Phan Thanh Sơn, công an điều tra Gia Lai đưa cho Ms Chính một tập giấy khoản 15 trang khổ A4, in các cuộc điện đàm qua điện thoại di động của ông. Sau đó, hắn bắt ông trả lời nội dung các cuộc điện thoại. Ms Chính không trả lời, lấy cớ công an theo dõi, nghe lén điện thoại là vi phạm luật pháp. Thế là tên Sơn lớn tiếng mạt sát, hù dọa, dùng những lời lẽ hỗn xược với ông.

Đến chiều, khoảng 3g10, trung tá Đỗ Văn Tiên, Phó phòng PA38 thuộc Công an Gia Lai, có trung úy Hồ Văn Hà ngồi kế bên, đã hăm dọa và khủng bố ông như sau :

1. Hắn hăm sẽ bắt nhốt mục sư vào trại giam, ít nhất phải 2-3 năm để giáo dục.

2. Ngày mai mục sư sẽ phải tiếp tục lên đồn công an “làm việc” theo lệnh giám đốc công an tỉnh là Thượng tá Ralanlâm, người đã từng đánh ông vào ngày 5-9-2006.

3. Nếu ông không chịu đi “làm việc”, hắn – tên Tiên – sẽ huy động lực lượng cho xe cơ giới đến ủi sập nhà và sau đó trục xuất gia đình ông ra khỏi Tây nguyên, thử xem các kẻ “thù địch”, “bọn lưu vong bán nước ở nước ngoài” sẽ làm gì được hắn? Hắn sẽ tiếp tục theo lệnh giám đốc Ralanlâm “làm việc” với ông 87 ngày hoặc lâu hơn, vì năm 2006 công an đã “làm việc” với ông 47 ngày mà chưa ăn thua gì. Nếu mục sư không lên “làm việc”, họ sẽ cho lực lượng công an xuống cưa cổng, gô cổ lên xe để chở vào trại giam “làm việc”. Họ đã từng khiêng Ms Chính ra khỏi nhà để tống lên xe nhiều lần trước đây hầu cưỡng ép ông đi làm việc, nếu ông tỏ ra kiên quyết không chịu đi.

Hiện nay, tình trạng này xảy ra cho Mục sư Nguyễn Công Chính không biết đến bao giờ! Cả một thế giới tự do rộng lớn như vậy mà đành phải chịu thua để cho nhà cầm quyền Việt Nam cứ tiếp tục những trò phi nhân, chà đạp nhân quyền người dân như thế mãi sao?

Người ghi lại thông tin từ Tây Nguyên.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.