Kỷ Niệm 2 Năm Ngày Phục Hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

KỶ NIỆM 2 NĂM NGÀY PHỤC HOẠT ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM
(1/6/2006 – 1/6/2008)
và LỄ BÁCH NHẬT (100 NGÀY) CỦA CỤ HOÀNG MINH CHÍNH TẠI HÀ NỘI

Hà Nội-VN-17-5-2008: Tại tư gia của gia đình cố Gs Hoàng Minh Chính, hơn 30 người gồm cán bộ, đảng viên Đảng DCVN, các nhà dân chủ và các thân hữu … đã gặp mặt để tham dự và kỷ niệm 2 năm ngày phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam và Lễ 100 ngày của Cụ Hoàng Minh Chính. Buổi lễ tuy tuy đơn sơ, nhưng trang nghiêm, ý nghĩa và thân mật.

JPEG - 27.3 kb

Số người tham dự gồm có: Cụ Lê Hồng Hà, Ls. Trần Lâm, Sử gia Phạm Quế Dương và Con gái, Cụ Nguyễn Thế Đàm, Cựu Tr. Tá Trần Anh Kim, Ông Nguyễn Văn Túc, Cựu Th. Tá Vũ Đắc Kính, Các Nhà văn: Hoàng Tiến, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Khải Thanh Thủy, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, Bs. Phạm Hồng Sơn, Nhà giáo Vũ Hùng, Ks. Nguyễn Phương Anh, Cựu cán bộ Vi Đức Hồi, Ông Nguyễn Văn Túc, Ông Đỗ Duy Thông, Cựu đảng viên ĐCSVN dân tộc H’mông Phàng Sao Vàng, Ông Dương Sơn, Ông Nguyễn Văn Đức, Ông Nguyễn Khôi, Chị Vũ thị Phương , Sv. Nguyễn Tiến Nam, Chị Dương Thị Xuân, Chị Lê Thị Kim Thu, Chị Trần Thị Dung, Chị Nguyễn Thị Gấm, Ông Quân, Bà Lê Hồng Ngọc, Chị Trần Thị Thanh Hà, Chị Trần Thanh Dung …

Cựu Trung tá QĐND Trần Anh Kim, Ủy viên TW Đảng DCVN tường trình:

Cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa!

Mới hôm nào mà nay đã tới ngày bách nhật của Giáo sư Hoàng Minh Chính – nguyên Viện trưởng Viện Mác – Lê Nin. Cụ Hoàng Minh Chính mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn đối với phong trào dân chủ hoá của đất nước Việt Nam. Rất vinh dự lần tổ chức ngày bách nhật của Cụ. Tôi là người có diễm phúc được chứng kiến từ phút đầu đến phút chót.

JPEG - 115.4 kb
8 giờ ngày 17 – 5 – 2008, khách bắt đấu tới.

Khoảng 8 giờ ngày 17 – 5 – 2008, khách bắt đấu tới. Không ai bảo ai, nhưng như có kế hoạch đặt sẵn, bước chân vào nhà mọi người đều chào cụ bà Hồng Ngọc, rồi tiến thẳng về bàn thờ thắp hương kính viếng hương hồn cụ ông, tỏ lòng thương tiếc vô hạn đối với Cụ. Ai cũng kính phục, lưu luyến như thầm hứa với Cụ: Chúng tôi xin thề trước hương hồn Cụ, sẽ nguyện đi theo con đường Cụ đã chọn và có nghĩa vụ triếp tục giúp đỡ nhân dân Việt Nam đấu tranh để sớm thoát khỏi ách nô lệ độc tài, áp bức của chế độ Cộng Sản Việt Nam

JPEG - 135.9 kb
Thắp hương kính viếng hương hồn cụ Hoàng Minh Chính.

Thời gian cứ trôi đi, số người tới dự lễ bách nhật Cụ mỗi lúc một đông!. Song có điều lạ là: Tuy chưa gặp nhau lần nào nhưng khi đến với nhau như đã quen nhau từ trước, tất cả đều tay bắt mặt mừng, tâm đầu ý hợp. Sau khi thắp hương tưởng niệm linh hồn Cụ, mọi người xúm xít quây quần bên nhau trò chuyện, không khí vô cùng đầm ấm. Những câu chuyện hết sức nhẹ nhàng, biết tôn trọng lẫn nhau. Điều làm cho mọi người rất vui ở chỗ: Cụ bà Hồng Ngọc, mặc dù tuổi đã cao, nhưng Cụ rất đẹp lão, giọng nói nhẹ nhàng, có tính thuyết phục cao thể hiện bản lĩnh của người từng trải, đầy nghị lực và rất tự hào về những việc làm của cụ ông.

JPEG - 138.1 kb
Chị Thanh Hà tuyên bố lý do.

Khách đến đầy đủ, chị Thanh Hà (con gái cả cụ), xin phép cụ bà tuyên bố lý do. Chị nói: “Hôm nay là ngày bách nhật của cha tôi, trước tiên tôi xin cảm ơn tất cả các bác, các chú, các anh chi, và các bạn, đã đến thắp nến hương cho cha tôi, vì cha tôi chọn đúng ngày mồng một tháng giêng năm Mậu Tý (ngày tết nguyên đán của dân tộc) để chia tay con cháu trong gia đình và bạn bè thân hữu gần xa nên gia đình chúng tôi coi như ngày hôm nay là ngày giỗ đầu của cha tôi. Còn một lý do nữa là: cách đây 2 năm, ngày 1-6-2006 cụ Chính đã tuyên bố phục hoạt lại Đảng Dân Chủ, lúc đầu gọi là Đảng Dân Chủ Việt Nam (Thế Kỷ XXI), nay gọi là Đảng Dân Chủ Việt Nam, vì thế, ngày hôm nay cũng là ngày kỷ niệm mốc lịch sử đó. Hôm nay có măt đông đủ các nhà dân chủ, tôi mong rằng tất cả mọi người hãy thường xuyên đến chơi nhà chúng tôi, coi như cụ Chính còn sống, và cũng mong tất cả chúng ta luôn luôn đoàn kết để đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ, đưa đất nước và dân tộc chúng ta sớm đạt được nền độc lập – tự do – dân chủ và hạnh phúc đích thực”.

Rồi chị rót rượu, năng cốc chúc sức khoẻ mọi người, chúc tình đoàn kết của phong trào ngày càng keo sơn, vững vàng và luôn luôn phát triển. Khách trong nhà đứng dậy cùng nâng cốc chúc cụ bà Hồng Ngọc, chị Thanh Hà và mọi người mạnh khoẻ, tất cả đều nâng cốc chia sẽ niềm hân hoan với gia đình cụ Hồng Ngọc.

JPEG - 119.1 kb
Cụ bà Hoàng Minh Chính (Lê Hồng Ngọc) cùng quan khách.

Đã lâu, tôi không được gặp các cụ, cùng bạn bè thân hữu nên tôi cũng xin phép cụ bà, chị Thanh Hà bày tỏ một số ý kiến xuất phát từ đáy lòng mình, tỏ lòng ngưỡng mộ phong trào dân chủ hoá đất nước cũng như tư tưởng của cụ Chính làm tôi mến mộ tình nguyện đi theo Cụ.

Chị Phương là con gái cả của cụ Vũ Đình Huỳnh, đưa đề xuất một ý tưởng rất hay, chị nói: “Cụ Chính mất vào ngày mồng một tháng giêng, để có điều kiện găp mặt mọi người, hàng năm nên lấy ngày sinh của cụ để tưởng niệm, tổ chức kiểu ấy như tưởng niệm danh nhân vậy !”. ý tưởng ấy trùng với ý tưởng của cụ Hồng Ngọc. Trong không khí đầm ấm thân mật, mọi người cùng quây quần chụp chung tấm ảnh làm kỷ niệm.

Lễ bách nhật cụ Hoàng Minh Chính tuy đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa. Tôi được đi dự nhiều lễ bách nhật và chính tôi cũng đã hai lần tổ chức lễ bách nhật cho bố mẹ tôi, mọi việc làm rất rườn rà, cúng lễ nhiều giờ. Riêng lễ bách nhật cụ Hoàng Minh Chính tổ chức giản dị, có xôi, chè, hoa quả để mọi người hưởng lộc. Tôi nghĩ đây cũng là một nếp sống rất văn hoá, chúng ta nên học tập làm theo. Những người được hưởng lộc hôm nay ai cũng chuyện trò vui vẻ. Càng ngày số người đến càng nhiều. Cụ Nguyễn Đàm đã 70 tuổi sung sướng hát một bài, nhà văn Hoàng Tiến ngâm một bài thơ của cụ Hoàng Hoa Thám rất hay, tiếp là Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng) ngâm tiếp bài thơ nhớ về cụ Hoàng Minh Chính đã được đăng trên tạp chí “Tổ Quốc”.

Tại đây tôi được trực tiếp chứng kiến hơn 30 người, đều là những nhà dân chủ thuộc nhiều tỉnh tới, tôi chả bao giờ được tiếp xúc với các chiến sỹ dân chủ đầy đủ như ngày hôm nay. Trong buổi giao lưu này, ai cũng bầy tỏ quan điểm của mình lo cho vận mệnh đất nước, lo cho cuộc sống của nhân dân, thương dân ta đang bị nhiều oan trái, cuộc sống thường ngày rất nhiều vất vả, gian truân, nhưng mọi ý kiến đều mang tính xây dựng, đoàn kết !. Trong buổi giao lưu này, có mấy chủ đề nóng hổi mang tính thời sự mà ai cũng muốn đưa ra trao đổi đó là: Vụ án PMU18, ông Nguyễn Việt Tiến được tuyên trắng án, được khôi phục đảng tịch, khôi phục công quyền, còn hai nhà báo của tờ “Tuổi Trẻ” và “Thanh Niên” cùng với một thiếu tướng, một thượng tá công an bị khởi tố, (riêng hai nhà báo đã bị bắt tạm giam). Không ai tán thành với những việc làm của các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam. Có người thẳng thắn nói rằng: “Thiếu tướng, thượng tá công an còn bị đối xử như thế, không hiểu những sỹ quan công an đang thừa hành nhiệm vụ nhắm mắt làm những việc trái với đạo đức xã hội, trái lương tâm con người họ nghĩ gì khi Nhà Nước hành xử với đồng nghiệp của họ như vậy, còn họ tương lai sẽ ra sao(?!)”.

Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc, mặc dù mọi người rất muốn ngồi lại chuyện trò với nhau nhiều nữa. Cuộc gặp gỡ tuy đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa!

Tự do – Dân chủ – Đoàn kết muôn năm!
Dân tộc Việt Nam bất diệt!
Tổ Quốc Việt Nam Muôn Năm!

Ngày 20 tháng 05 năm 2008.

Trần Anh Kim
Uỷ Viên Trung Ương Đảng Dân Chủ Việt Nam.
Thành viên điều hành khối 8406 tại Miền Bắc.

Địa chỉ liên lạc: Số nhà 502, phố Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Tel: 036 642 818
Mobile: 0936 669 296.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.