Kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Sydney, Úc Châu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng Chủ Nhật ngày 13/12/2015, thời tiết tại Cabramatta – “thủ đô của người Việt tự do Úc Châu” – bỗng nhiên mát dịu khác thường ngay trong mùa Hè oi ả. Trong không khí thuận lợi ấy, hòa cùng hàng ngàn đồng bào gốc Việt đổ về trung tâm Cabramatta ở Sydney mua sắm cuối tuần, là cả trăm chiếc áo xanh “Dậy Mà Đi” và ngợp trời bong bóng “Nhân Quyền Cho Việt Nam” xanh mầu rực rỡ giữa quảng trường Freedom Plaza – nơi đang diễn ra hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền (10/12) do Cơ sở Đảng Việt Tân tại Sydney tổ chức.

Với sự tham gia hỗ trợ của một số đảng viên đến từ các cơ sở ở Melbourne, Adelaide, Brisbane, Canberra, và Perth, Cơ sở Đảng Việt Tân tại Sydney đã tổ chức thành công cuộc xuống đường kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, vận động kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam và tố cáo Tội ác CSVN vi phạm nhân quyền.

Phần ca nhạc mở đầu được trình diễn bởi nhiều nghệ sĩ gốc Việt ở Sydney đã lôi cuốn đông đảo đồng bào tập trung thưởng thức, ngồi và đứng kín cả bên trong và ngoài 3 chiếc lều lớn giữa trung tâm Freedom Plaza. Đặc biệt, 2 ca khúc đấu tranh “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai” của Nhạc sĩ Việt Khang đã khiến cho nhiều người cảm động đến ngấn lệ.

Phía trước gian lều trung tâm, một giàn triển lãm quy mô gồm 9 bảng lớn với nội dung hình ảnh tố cáo rất nhiều tội ác vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN, đã lôi cuốn sự chú ý của hàng ngàn đồng bào gốc Việt cũng như các cộng đồng sắc tộc khác. Đa phần khán giả đều chưa từng nhìn thấy những thảm cảnh thực tế này trên hệ thống truyền thông và báo chí ở trong nước do CSVN quản lý.

Song song với 3 gian lều chính, gian lều nhỏ với chiếc băng-rôn “Đồng Hành Cùng Quốc Nội – Dậy Mà Đi Hỡi Đồng Bào Ơi!” cũng thu hút rất nhiều đồng bào, nhất là giới trẻ cùng tham gia chụp hình nhằm truyền tải những lời kêu gọi dân chủ – tự do – nhân quyền cho Việt Nam.

Đúng 11 giờ trưa, sau nghi thức chào Quốc kỳ Úc Đại Lợi và Việt Nam Cộng Hòa, ông Nguyễn Tấn Anh, đại diện Cơ sở Đảng Việt Tân tại Sydney đã phát biểu khai mạc chương trình.

Tiếp đến, hai vị Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang New South Wales, Tiến sĩ Hà Cao Thắng; và Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, Luật sư Võ Trí Dũng lần lượt phát biểu. Nhân danh cộng đồng, cả hai vị đã ca ngợi sự góp tích cực của Đảng Việt Tân trong những năm qua cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Luật sư Võ Trí Dũng đặc biệt hoan nghênh Đảng Việt Tân đã luôn thể hiện tinh thần vì Tổ quốc Việt Nam, Dân tộc Việt và Cộng đồng Người Việt với nhiều đóng góp cụ thể.

Về phía chính giới Úc Đại Lợi, 2 vị Dân biểu Liên Bang thuộc Đảng Lao Động đối lập – Ông Chris Hayes và ông Chris Bowen cũng đã lần lượt chia sẻ sự ủng hộ Đảng Việt Tân trong những nỗ lực không ngừng nghỉ từ trước đến nay nhằm tranh đấu cho dân chủ, tự do và nhân quyền tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, đại diện Đảng Tự Do, Nghị sĩ Thượng viện Tiểu Bang New South Wales, Ông David Clarke còn nêu bật thực trạng chà đạp nhân quyền tệ hại hiện nay tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Đảng Việt Tân.

Đại diện Trung ương Đảng Việt Tân, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, và đại diện Cơ sở Đảng Việt Tân tại Sydney, ông Nguyễn Tấn Anh đã trao tặng đến chư vị quan khách những chiếc áo xanh “Dậy Mà Đi”, và mời tất cả mọi người cùng đồng ca nhạc phẩm “Triệu Con Tim” của Nhạc sĩ Trúc Hồ.

Khoảng hơn 12 giờ trưa, quan khách cùng chính giới Úc Đại Lợi tản bộ qua Thư viện Cabramatta gần đó để tham dự buổi Tiếp tân do Cơ sở Đảng Việt Tân tại Sydney tổ chức.

Trong buổi tiệc trà thân mật, quan khách và chính giới Úc Đại Lợi đã có khoảng một tiếng đồng hồ cùng nhau trao đổi và chia sẻ về thực trạng Việt Nam hiện nay với các đảng viên Đảng Việt Tân, nhất là các đảng viên trẻ.

Đại diện Đảng Việt Tân, Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong đã cảm tạ chư vị quan khách, hội đoàn và chính giới Úc Đại Lợi luôn nhiệt tình hỗ trợ Đảng Việt Tân và Phong trào dân chủ quốc nội trong thời gian qua, đồng thời kêu gọi mọi người tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Đảng Việt Tân, nhằm sớm mang lại dân chủ, tự do, và nhân quyền đích thực cho Việt Nam.

Đặc biệt vào lúc 13h30, cả hội trường cùng tham dự một cuộc nói chuyện qua điện thoại với cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật ở Lâm Đồng về những khó khăn nguy hiểm mà các nhà đấu tranh trong nước đang phải đối diện.

Song song với buổi Tiếp Tân ở Thư viện Cabramatta, đông đảo đồng hương vẫn tiếp tục lưu lại thưởng thức phần văn nghệ đấu tranh tại quảng trường Freedom Plaza cho tới hơn 14 giờ chiều. Mọi người cũng cùng chung tay đóng góp ủng hộ các hoạt động dân chủ quốc nội.

Hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Sydney năm 2015 kết thúc trong không khí tràn ngập hy vọng dân chủ, tự do, và nhân quyền sớm quay trờ lại trên quê hương Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.