Ký sự nhỏ trong chuyến hành trình hướng về cuộc hải chiến Hoàng Sa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhóm chúng tôi, những thành viên đại diện cho No U Sài Gòn thực hiện chuyến đi thăm và tặng quà Tết để tỏ lòng tri ân với các gia đình quân nhân Hải quân Việt Nam Cộng Hòa – những chiến sỹ yêu nước đã hy sinh vì tổ quốc khi bảo vệ biển đảo quê hương trong trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt năm 1974.

Phần 1. Đức Trọng , Lâm Đồng – Trung úy Phạm Ngọc Roa

– Sài Gòn. 10h tối, chúng tôi có mặt tại bến xe, đồ đạc lĩnh khĩnh chen chúc nhau trên bến xe đông kín người. 10h30, xe chuyển bánh, bắt đầu cuộc hành trình viếng thăm những chứng nhân lịch sử. Đức Trọng. 4h30 sáng. Đây là trạm dừng chân đầu tiên. Trời còn tối mịt, chúng tôi phải ngồi tại nhà trung chuyển uống café chờ trời sáng. Địa chĩ cầm trong tay, cả nhóm bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc gặp gỡ người chiến sĩ đầu tiên: Trung úy Phạm Ngọc Roa , phụ tá sĩ quan hải hành thuộc khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

– 7h Sáng. Chúng tôi có mặt tại Chợ Liên Nghĩa, Đức Trọng để đón xe bus đến Thôn Tân Hưng, Xã Tân Thành Huyện Đức Trọng , Lâm Đồng. Con đường nhựa nhỏ, ven đường nhuộm một màu vàng óng ả bởi những bụi hoa dã quỳ hoang dã. Núi đồi bao phủ xung quanh, sương sớm còn đọng trên tán lá, cảnh vật hùng vĩ, thanh bình. Nhà Trung úy Roa gần cuối con dốc, hướng cửa chính nhìn ra những dãy núi trập trùng. Trước nhà có chiếc máy cày nằm án ngữ, dưới sân thì phơi đầy những hạt café đen bóng. Nhóm chúng tôi được chào đón bằng những nụ cười thân thiện của Trung úy Roa và phu nhân. Vợ chồng Trung úy mời chúng tôi vào nhà trò chuyện thân mật. Chúng tôi, những thanh niên sinh sau cuộc chiến. Những thông tin mà chúng tôi biết được về cuộc chiến hào hùng này cũng từ Internet. Nhưng lần này, chúng tôi được tận mắt chứn kiến, tận tai nghe người trong cuộc sử kể lại lịch sử hào hùng. Chúng tôi cũng giới thiệu cho vợ chồng Trung úy nghe về những hoạt động của No –U Sài Gòn và hỏi thêm thông tin về những đồng đội cũ của trung úy Roa để chuẩn bị cho chuyến gặp gỡ tiếp theo.

– 12h, chúng tôi chia tay gia đình Trung úy Roa để tiếp tục chuyến hành trình. Chúng tôi tay nắm tay, ung dung bình thản tản bộ ra bến xe bus gần đó. Trong nhóm, điện thoại của ai đó đổ chuông, bài hát “Này người anh em” vang lên hào hùng: “Để ngày sau nhớ hôm nay người Việt Nam tay cầm tay. Tình yêu nước đến bên nhau đứng chung đồng bào. Tổ Quốc gọi ta Hoàng Sa Trường Sa, rồi sẽ đến lúc chúng ta giành lại .Nổi sóng biển đông, con cháu Tiên Rồng. Này người anh em, nắm tay cùng tôi !”……còn tiếp……

Hy vọng nhóm chúng tôi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của những nhà mạnh thường quân vào những ngày sắp tới.

Cảm ơn đến các bạn đã ủng hộ được đăng trong link sau:

No-U Sài Gòn: Chương trình viếng thăm và tặng quà các gia đình quân nhân VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19.01.1974

Nguồn: FB Đinh Nhật Uy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”