Ký ức về cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược Tháng 2 Năm 1979

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tối ngày 17/2/1979, đài tiếng nói Việt nam phát đi thông báo đặc biệt về việc quân Trung Quốc đã tiến hành xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc Việt nam. Là ngày nghỉ nên tôi về nhà ở trong quê cách huyện lỵ 20 km, nghe thông báo, cả nhà tôi bàng hoàng sửng sốt. Tôi thức trắng qua đêm, mong trời sáng để lên cơ quan theo bổn phận là một viên chức nhà nước. Thông báo được phát đi, phát lại nhiều lần và rất cảm động Phạm Tuyên đã kịp thời cho ra đời bài hát thôi thúc lòng người hướng về tuyến địa đầu tổ quốc:

“Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới
Quân xâm lược bành trướng dã man
Đã giày xéo mảnh đát tiền phương
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên đất dải biên cương”…

Là huyện hậu cứ của tỉnh Lạng Sơn, chỉ cách Hà nội 80 km và cách biên giới Việt – Trung khoảng 100 km, tôi hình dung những việc phải làm và sự cần kíp của cơ quan đối với cán bộ, nhân viên. Tang tảng sáng, tôi đã hấp tốc đạp xe lên cơ quan, trên đường đi bắt gặp từng tốp người rất xa lạ bách bộ đi vào những làng bản hẻo lánh. Hỏi ra mới biét họ là người dân vùng giáp biên, với những nét mặt hoảng loạn tìm đến anh em, họ hàng, người thân dưới huyện hậu cứ để nương thân. Tốp nào cũng gồng gánh quang, thúng, mủng, có tốp cho con nhỏ vào trong thúng, mủng cùng với hành lý tư trang mang theo, ngơ ngác giữa đất khách quê người.

Là cơ quan được gọi là đầu não của cấp huyện (huyện ủy), khác với ngày thường uy nghi, nghiêm trang là thế, nay người đi lại nhốn nháo, đồ đạc để ngổn ngang bề bộn giữa sân của cơ quan. Nhận ra ngay là vợ, con, người nhà, gia đình của những cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh. Người phụ trách tức tốc giao việc cho tôi và lập tức tôi thực thi công việc của mình. Dồn các phòng, ban lại để lấy phòng làm nhà ở cho các gia đình lãnh đạo sơ tán vv và vv.

Từ phía biên giới xa xăm, tiếng súng, tiếng nổ lớn vẫn vọng lại, thỉnh thoảng những chiếc xe tải chở đầy bộ đội của ta bị thương được chuyển về hậu cứ. Tiếng gào khóc của các bà mẹ, các chị đứng ở hai bên đường vẫy, chào đón những người con, những người em đã bỏ một phần xương thịt và máu của mình trên giải đất biên cương. Xe nào cũng phải dừng lại khi đi qua thị trấn bởi từng đám đông ra đường chặn lại để thăm hỏi, chào đón và quan trọng hơn là để bà con tặng quà cho các chiến sỹ bị thương. Từng tấm mía, từng chiếc bánh bao, từng quả trứng luộc cho đến từng gói kẹo nhỏ, từng chiếc khăn tay, khăm mùi xoa, khăn mặt…được các bà, các chị, các em thiếu niên chuyển lên xe. Có những bà mẹ cho lên xe cả vác mía đem bán của mình tặng cho thương binh, nhiều người lột những chiếc áo khoác của mình tung lên xe để xé ra băng bó,lau chùi vết thương cho bộ đội…

Ngay tối hôm đó (18/2), chi đoàn thanh niên (nơi tôi sinh hoạt) có cuộc họp đột xuất, nội dung cuộc họp: thông báo về tình hình cuộc chiến, quán triệt đoàn viên, thanh niên chuẩn bị sẵn sàng lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc, 100% số đoàn viên trong chi đoàn tôi đăng ký tình nguyện tòng quân khi tổ quốc cần. Sau cùng là tập hát bài hát: Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới của Phạm Tuyên mà mới tối qua đài tiếng nói Viẹt nam vừa phát. Điều rất ngạc nhiên tất cả chúng tôi ai cũng đã thuộc bài hát này, và chúng tôi hát một cách mạch lạc, khí thế hùng hồn, nhiều người vừa hát vừa khóc, nhất là các bạn nữ.

Tiếp theo những ngày sau là những hội nghị do quân khu 1, do tỉnh ủy, ủy ban tỉnh, tỉnh đội Lạng Sơn tổ chức, nội dung củ yếu của các hội nghị: thông báo về tình hình chiến sự, về tinh thần chiến đấu ngoan cường, bám trụ của quân và dân ta và sự quyết tâm trường kỳ chống giặc ngoại xâm của đảng, nhà nước và nhân dân Việt nam… đặc biệt các hội nghị được chào đón những dũng sỹ diệt Tàu, những con người từ chiến thắng trở về đến với hội nghị để kể chuyện, thuyết trình về cuộc chiến khốc liệt chống quân Trung Quốc.

Kết hợp giữa đấu tranh vũ trang kiên cường với đấu tranh ngoại giao, được bầu bạn quốc tế ủng hộ, chỉ sau khoảng thời gian một tháng, quân Trung Quốc xâm lược buộc phải rút quân về bên kia biên giới, chiến tranh tạm lắng xuống. Thị xã Lạng Sơn, một trong những chiến trường nóng bỏng nhất của cuộc chiến tranh, điểm mà thôi thúc tôi có mặt để quan sát sức tàn phá của nó. Toàn bộ thị xã trở thành đống đổ nát, mùi hôi tanh của xác quân thù và quân ta vẫn còn đọng lại trong không gian. Chính quyền huy động toàn bộ sức dân và quân để thu dọn chiến trường, khắc phục hậu quả chiến tranh.

Thời điểm này đảng cộng sản Việt nam ra nghị quyết xác định: Kẻ thù của dân tộc Việt nam ta là: Đế quốc Mỹ và bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc, trong đó tập đoàn Bắc kinh là kẻ thù trực tiếp, lâu dài và nguy hiểm nhất. Nghị quyết này được triển khai sâu rộng đến toàn dân.Tổng bí thư Lê Duẩn tuyên bố: “Lãnh thổ của Trung Quốc dù là tấc đất tấc vàng, Việt nam cũng không bao giờ động đến, lãnh thổ Việt nam dù chỉ là đá sỏi, nhưng dân tộc Việt nam kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc… Tinh thần ấy phần nào đã thôi thúc được lòng người về tự hào dân tộc.

“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều chông thấy mà đau đớn lòng”.

Đau lòng bởi mới hôm qua xác định là kẻ thù không đội trời chung, kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù nguy hiểm của dân tộc Việt nam…Thì hôm nay quay ngoắt lại, đổi trắng thay đen: là người bạn, người đồng chí, người anh em tình nghĩa…Quan hệ với Trung Quốc dựa trên cơ sở 4 tốt và 16 chữ vàng là nền tảng trong tư tưởng bang giao của Việt nam …Đau lòng bởi nghĩ đến hàng 100 ngàn chiến sỹ ta đã ngã xuống để bảo vệ biên cương tổ quốc, nay buộc phải phụ lòng. Đau lòng bởi cũng là người cộng sản, mà lớp trước hiên ngang trước quân thù là thế, nay vẫn là những người cộng sản mà sao biến dạng đến thế!…

Ai đó do quá lo toan bươn trải cuộc sống mà lãng quên cuộc chiến biên giới oanh liệt này, người đó rất đáng trách. Ai đó cố ý quên đi cuộc chiến này, người đó đáng lên án. Còn ai đó có chủ chương đưa cuộc chiến tranh biên giới vĩnh viễn đi vào dĩ vãng và toan tính chèo lái cả một dân tộc nhấn chìm cuộc chiến này, kẻ đó đáng phải nguyền rủa, lịch sử sẽ là phát ngôn viên về sự nguyền rủa này.

Vi Đức Hồi

Nguồn: FB Vi Đức Hồi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)