Lạm Phát Gia Tăng Làm Khổ Dân Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

VIỆT NAM: Lạm phát gia tăng làm khổ dân nghèo, gây thiệt hại cho các thành quả xó đói giảm nghèo

IRIN News 12/6/08.
Khánh Ðăng lược dịch

HÀ NỘI – Dán mặt vào tấm bảng tìm việc làm, cô Dương Thị Chính dò tìm danh sách của hàng trăm người tìm việc đã được nhận. Khi dò đến gần hết trang cuối cùng thì cô gần như là bật khóc. Cô nói, “Tôi đón xe đò suốt từ tỉnh Bắc Cạn, cả 100 cây số xa xôi để tìm tên tôi, nhưng không có ở đó”.

JPEG - 12.8 kb

Cô Chính nộp đơn xin việc ở hãng Canon Việt Nam, một trong hàng chục xí nghiệp mới mở do người ngoại quốc làm chủ, đang mọc lên nhanh như nấm ở ngoại ô thành phố. Chỉ với một tấm bằng phổ thông trung học, cô hy vọng sẽ được nhận vào làm ở dây chuyền sản xuất. Mặc dù công việc này trả một mức lương khó mà đủ sống, cô vẫn còn đủ hy vọng để sẵn sàng nhận làm bất cứ việc gì. Nhưng với 1.2 triệu thanh niên thiếu nữ khác gia nhập vào lực lượng lao động mỗi năm, để có được một việc làm dù là với mức lương thấp thì không dễ dàng gì.

Mức lương bổng thấp và một lực lượng lao động nhiệt thành đã khiến Việt Nam trở thành một nơi rất ưa chuộng cho các công ty đa quốc gia. Nhưng sự khủng hoảng đối với giới công nhân là tỷ lệ lạm phát hiện giờ đang ở mức 25.2%. Xăng dầu tăng 30 phần trăm. Thực phẩm, là chi phí chính yếu trong các gia đình nghèo, tốn kém 42 phần trăm hơn năm ngoái. Lương tháng 60 đô la một tháng của một công nhân ở Hà Nội đã từng nuôi cả một gia đình, nhưng bây giờ, thậm chí sống chia nhau ở một phòng kiểu nhà tập thể, với phí tổn ăn uống và điện nước cùng với các công nhân khác, thì mức lương cũng khó mà chi phí đủ cho những công nhân còn độc thân, theo các công nhân được IRIN phỏng vấn cho biết.

Anh Ðinh Tô Trịnh, làm việc tại một hãng cao su của Nhật Bản nói, “Cho dù tôi có cẩn thận như thế nào chăng nữa, thì đến cuối tháng tôi cũng chả còn gì”.

Tai họa lạm phát

JPEG - 9.1 kb

Sau một thập niên tăng trưởng kinh tế rất đáng chú ý, việc đi lên nhanh chóng của Việt Nam để thoát ra khỏi cảnh nghèo đói đang bị nguy hại bởi sự tấn công ào ạt bất ngờ của nạn lạm phát cao ngất ngưởng, một lỗ hổng mậu dịch to lớn và một đơn vị tiền tệ đang mất giá, theo ông Jonathan Pincus, kinh tế gia trưởng của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cho IRIN biết. Có lúc từng được biết như một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất Ðông Nam Á, bây giờ Viêt Nam được coi như có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong khu vực.

Những gì đã đạt được để thỏa mãn Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc –giảm bớt nạn nghèo đói chỉ còn phân nửa vào năm 2015– đang bị nhiều đe dọa, theo ông Pincus. “Chắc chắn việc giá cả gia tăng có nghĩa là một số gia đình đã vượt ra khỏi cảnh nghèo đói sẽ bị rơi trở lại tình trạng đó. Nhưng chúng tôi chưa có đủ bằng chứng để biết là bao nhiêu”

Gia đình của anh Nguyễn Thuỵ Liên đang cảm thấy niềm đau đó. Bố của anh ta đang nằm trong bệnh viện Thanh Nhàn vì có sạn thận. Mặc dù gia đình anh có bảo hiểm, nhưng vẫn phải tốn mất 20 đô la một ngày cho tiền thuốc.

JPEG - 104.7 kb

“Ðó là một số tiền lớn đối với những người nghèo như chúng tôi. Tệ hơn nữa là chúng tôi phải xử dụng đến tiền dành dụm để trả tiền thuốc thang. Gia đình tôi phải trông cậy vào mẹ tôi làm ruộng để trả tiền thực phẩm và các chi phí. Ðời sống bây giờ rất khó khăn. Chúng tôi cần nhà nước kiểm soát nạn lạm phát”.

Tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Quốc hội để báo cáo nhìn nhận về các khó khăn kinh tế. Ông ta cho các đại biểu biết rằng nạn lạm phát hoành hoành đang gây khổ sở cho dân nghèo. Theo giới thẩm quyền Hà Nội thì con số các gia đình lâm vào cảnh nghèo đói đã tăng gấp đôi khi so sánh với năm ngoái. Ông Dũng nói, “Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ với đồng bào. Và nhận biết đây là trách nhiệm của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát”.

Các nhà kinh tế cho IRIN biết, điều thử thách mà Việt Nam phải đối diện, là không gây ra quá nhiều gánh nặng cho dân nghèo trong khi phải ổn định lại nền kinh tế trong nước.

Mức hạn định về giá cả đang hết thời hạn

Các nỗ lực của chính phủ nhằm giảm bớt sự thiệt hại gồm tạm thời giảm bớt xuất cảng gạo để gia tăng mức cung cấp trong nước và giữ thấp giá cả. Hồi tháng Ba, chính phủ cũng đặt ra mức hạn định giá cả trên 10 mặt hàng chính yếu, chẳng hạn như xi-măng và xăng dầu. Những mức hạn định trên sẽ hết hạn trong tháng này và nhiều người lo ngại rằng khi các mức hạn định được huỷ bỏ thì dân nghèo sẽ phải chịu đựng nhiều thiệt thòi nhất.

JPEG - 81.7 kb

Bị vắt kiệt vì giá cả cao ngất ngưởng, hàng chục ngàn công nhân đã bỏ việc bãi công đòi tăng lương. Theo chính phủ thì có hơn 300 vụ đình công đã xảy ra trong năm nay, gấp đôi con số trong cùng thời kỳ năm ngoái. Nhà nước, chống đối các mức lương cao hơn, đã gọi các cuộc đình công là bất hợp pháp vì gia tăng lương bổng sẽ kích động thêm lạm phát và làm cho Việt Nam sẽ bị kém hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư ngoại quốc, là thành phần tạo ra công ăn việc làm.

Chỉ có thời gian mới trả lời được nếu Việt Nam sẽ kềm chế được khuynh hướng lạm phát trong nước. Nhưng đối với cô Chính, một người đã cùng đường muốn được nhận vào làm việc ở hãng Canon, thì một công việc với mức lương nghèo nàn dù sao vẫn tốt hơn là thất nghiệp. Cô quá buồn bã về cái viễn tưởng quay trở về làng với hai bàn tay không. Nhưng không ngã lòng, cô sẽ nộp đơn xin làm nhiều công việc khác mà cô tìm thấy trên bảng thông báo trước khi đón xe đò về nhà. Trong vòng vài ngày, cô sẽ quay trở lại, hy vọng lần này tên của cô sẽ có trên danh sách.

****

VIETNAM: Rising inflation hurting poor, undermining poverty gains
12 Jun 2008 13:39:49 GMT
Source: IRIN

JPEG - 96.4 kb

HANOI, 11 June 2008 (IRIN) – With her face pressed up against the employment notice board, Duong Thi Chinh scans the lists of hundreds of job applicants who made the cut. As she comes to the end of the last page, she is near tears. “I took a bus all the way from Bac Can Province, 100km away, to look for my name,” she said, “but it isn’t here.”

Chinh had applied to work at Canon Vietnam, one of dozens of new foreign-owned factories that have mushroomed outside the capital city. With only a high-school diploma, she had hoped to work on an assembly line. Though the job pays barely a living wage, she is desperate enough to take anything on offer. But with 1.2 million other young Vietnamese entering the workforce each year, landing even a low-paid job is not easy.

Low wages and a large and eager workforce have made Vietnam a popular destination for multinationals. The crisis for workers, however, is that the inflation rate is now 25.2 percent. Fuel is up 30 percent. Food, the main expense for poor families, costs 42 percent more than last year. A Hanoi factory worker’s monthly US$60 salary could once feed a family, but now, even sharing a dormitory-style room and food and utilities with other workers, salaries barely cover the expenses of single workers, said factory workers interviewed by IRIN.

“No matter how careful I am,” says Dinh To Trinh, who works at a Japanese rubber factory, “at the end of the month, I have nothing left.”

Inflation blow

After a decade of impressive economic growth, Vietnam’s rapid rise out of poverty is being jeopardised by the sudden onset of high inflation, a massive trade gap and a falling currency, Jonathan Pincus, chief economist for the UN Development Programme (UNDP) in Hanoi, told IRIN. Once known as the fastest-growing economy in Southeast Asia, Vietnam is now known for having the highest inflation rate in the region.

The gains made in meeting the UN Millennium Development Goals – to halve poverty and hunger by 2015 – are under threat, said Pincus. “Higher rice prices will certainly mean a number of households that had risen above the poverty line will fall back below it. But we don’t yet have enough evidence to know how many.”

Nguyen Thuy Lien’s family is feeling the pain. His father is in Hanoi’s Thanh Nhan Hospital with kidney stones. Though the family has insurance, they still have to spend up to $20 a day on medicine.

“That’s a lot for poor people like us,” says Lien, 21. “Worse, we have to use our savings to pay the medical bills. Our family depends upon my mom, who is working in the fields, to pay for food and expenses. Life is very difficult now. We need the government to control inflation.”

Last month, Prime Minister Nguyen Tan Dung went before Vietnam’s National Assembly to acknowledge the economic problems. He told legislators that rampant inflation was hurting Vietnam’s poor. The number of households going hungry has doubled compared with the previous year, according to Hanoi officials. “The government shares the difficulties with the people,” said Dung, “and is aware of its responsibility towards curbing inflation.”

The challenge Vietnam faces, economists told IRIN, is not to overly burden the poor while it puts its economic house in order.

Price caps expiring

Government efforts to lessen the blow included temporarily curtailing rice exports to increase domestic supply and lower prices. In March, the government also froze prices on 10 key commodities, such as cement and petrol. These caps are set to expire this month and many worry that when they are lifted, the poor will suffer the most.

Squeezed by higher prices, tens of thousands of factory workers have gone on strike seeking higher wages. According to the government, more than 300 strikes have been staged this year, double the number over the same period last year. The government, which opposes higher wages, has called them illegal because salary increases fuel inflation and make Vietnam less attractive to foreign investors, who generate employment.

Only time will tell if Vietnam will curb its inflationary trends. But for Chinh, who was desperate to work at Canon, a poorly paying job is better than none at all. She is distraught at the prospect of returning to her village empty-handed. But undeterred, she will apply for several jobs she has spotted on the notice board before catching the bus home. In a few days, she will be back again, hoping this time it will be her name on the list.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.