Làm Sao Ngăn Được Lạm Phát Cho Dân Nghèo Bớt Khổ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Suốt cả tuần nay, hệ thống truyền thông của đảng CSVN thi nhau tán dương 7 giải pháp kiềm chế lạm phát do ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra. Các giải pháp này chưa đưa vào áp dụng thế mà đã được tất cả báo, đài ở trong nước khen nức nở nào là các giải pháp đồng bộ, đúng đắn, sự điều hành dứt khoát, kiên quyết… nên sớm muộn gì rồi cũng chận đứng được nạn lạm phát thôi.

GIF - 14 kb
Nguồn : Mission Economique Française au Vietnam

Về phía người dân, nhất là dân nghèo, ai cũng mong làm sao đừng có lạm phát để vật giá không leo thang một cách tùy tiện như hiện nay chứ bảo tin vào những điều mà ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra để ngăn chận lạm phát thì có mấy ai?! Vì kinh nghiệm cho thấy Đảng nhúng tay vào chỗ nào thì chỗ đó rối lên. Kiềm chế lạm phát không khéo để trở thành Siêu lạm phát (Hyper Inflation) là dân chết. Xưa nay, các nước người ta chống lạm phát bằng hành động thiết thực, nương theo tiến trình tự nhiên của nền kinh tế thị trường (không có định hướng xã hội chủ nghĩa) chứ không bằng khẩu hiệu. Lịch sử thế giới cho thấy chống lạm phát thuần túy bằng mồm để kích động thành tai họa siêu lạm phát nhanh hơn nữa. Dân nghèo mà gặp tình trạng siêu lạm phát thì chỉ có nước cạp đất mà ăn nên khỏi cần ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi, người dân cũng đã phải thắt lưng buộc bụng từ lâu rồi. Hiển nhiên các hộ cán bộ có chức có quyền, bao gồm cả hộ của ông Nguyễn Tấn Dũng, thì chẳng cần và chẳng muốn thắt lưng buộc bụng. Còn các hộ nghèo muốn thắt lưng buộc bụng thêm thì chỉ còn nước nhịn ăn chứ không thể nào tiết kiệm hơn được nữa.

Một quốc gia đang trên đà phát triển thì không thể nào thoát khỏi tình trạng lạm phát, nhưng nếu chính sách phát triển kinh tế hợp lý thì nạn lạm phát thường ở mức 2 hoặc 3%, nghĩa là vật giá cũng chỉ tăng ở mức độ đó. Nếu trong một tháng mà giá sinh hoạt tăng từ 10% trở lên thì người ta gọi đó là tình trạng siêu lạm phát. Sau đệ nhị thế chiến, Đức và Nhật rơi vào tình trạng siêu lạm phát, tiền tệ như giấy lộn, giá 1 kilô bơ hay 10 kilô gạo bằng 4 tháng lương…

Đầu thập niên 90, Nhật lại bị nạn lạm phát hoành hành tuy không nặng bằng lần trước nhưng cũng đủ làm cho họ điêu đứng một thời gian khá dài gần 20 năm. Vụ khủng hoảng tiền tệ ở Á châu vào giữa thập niên 90 đã khiến cho Hàn quốc lâm vào tình trạng siêu lạm phát (1998) đi đến chỗ sắp phá sản. Nhờ vào các giải pháp hợp lý, sự quyết tâm cao độ của chính phủ và ý thức của người dân, nên Nhật Bản cũng như Hàn quốc đã vượt qua bằng sự cố gắng vươn lên của của mình chứ không hề đổ lỗi lạm phát do thiên tai, bão lụt gây ra. Nên nhớ Nhật Bản và Hàn quốc là hai nước có nhiều thiên tai hơn cả Việt Nam.

GIF - 28.7 kb
Nguồn : Mission Economique Française au Vietnam

Trường hợp lạm phát vừa qua của Nhật hay Hàn quốc bắt nguồn từ việc hệ thống ngân hàng có nợ xấu quá nhiều, xuất tiền ra cho các xí nghiệp vay quá nhiều để kinh doanh bất động sản khiến cho giá nhà đất tăng lên như bong bóng. Đến khi bong bóng nổ họ đành chịu đi tù chứ không còn tiền để trả nợ. Nhiều ngân hàng cạn tiền, sắp phá sản, muốn sống còn phải nhập chung lại với nhau. Trường hợp của Nhật thì Ngân hàng trung ương đưa ra chính sách ’’không có tiền lời’’ khi gởi tiền vào ngân hàng, cùng lúc chính phủ đưa ra biện pháp cứu giúp tức thời cho người dân bằng cách trả tối đa 10 triệu yen cho bất kỳ ai gởi tiền vào các ngân hàng chẳng may bị đáo sản. Biện pháp kế tiếp là khẳng định ’’nhu yếu’’ bây giờ (1990) của Nhật là làm sao tạo điều kiện cho các xí nghiệp trở lại sản xuất, tức là chỉ cho mượn tiền để chế tạo sản phẩm chứ không đầu tư đất đai.

Còn Hàn quốc thì chính quyền ông Kim Đại Trung đã nhờ sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) từ tài chánh đến việc góp ý cải cách hệ thống ngân hàng làm sao cho minh bạch, thông suốt. Quyết định này của ông Kim Đại Trung lúc đầu bị nhiều người nặng lòng tự ái dân tộc chỉ trích mạnh, nhưng ông Trung chọn giải pháp chống lạm phát có hiệu quả để cứu dân nghèo hơn là nghe theo lời những kẻ đặt tự ái dân tộc không đúng chỗ. Ngoài ra còn tích cực ổn định vật giá qua các cơ quan chống đầu cơ do chính quyền lập ra, hỗ trợ những gia đình có thu nhập thấp…

JPEG - 42.3 kb
Thay vì cố gắng chận đứng lạm phát và cứu dân, hầu hết các cán bộ có chức quyền chỉ lo tính kế tận dụng tình hình để kiếm thêm tiền hối lộ hay bòn rút từ các chương trình cứu dân

Nếu so với nguyên nhân gây ra lạm phát tại Nhật và Hàn Quốc, người ta sẽ không mấy ngạc nhiên về trường hợp Việt Nam, đặc biệt là sau cơn sốt nhà đất suốt mấy năm qua. Tuy nhiên, khi so sánh các biện pháp đối phó, ít ai thấy triển vọng Việt Nam sẽ nhanh chóng leo ra khỏi cái hố lạm phát hiện tại. Có 2 lý do chính sau đây. Để duy trì khối người ủng hộ chính trị cho mình, đảng CSVN tiếp tục nuôi dưỡng một khu vực quốc doanh khổng lồ bất kể thua lỗ. Cái túi không đáy đó tiếp tục nhai nuốt một phần lớn nguồn tài lực quốc gia, và không để lại gì nhiều cho các biện pháp cấp cứu khác. Nhưng lý do quan trọng hơn nữa là hệ thống hành chánh dầy đặc tham nhũng hiện nay. Thay vì cố gắng chận đứng lạm phát và cứu dân, hầu hết các cán bộ có chức quyền chỉ lo tính kế tận dụng tình hình để kiếm thêm tiền hối lộ hay bòn rút từ các chương trình cứu dân. Họ chẳng có gì để sợ, vì người dân không thể thay thế họ trong kỳ bầu cử tới như tại các nước dân chủ. Để giữ ghế họ chỉ cần nộp tiền cho các quan chức trên họ là xong.

Nhìn như vậy, mới thấy cả các vấn nạn kinh tế như lạm phát cũng đòi hỏi phải có những đối sách chính trị mới giải quyết được; mà cơ bản nhất là cần một cơ chế mà người dân có quyền thay đổi chính phủ, có quyền chọn ra những người có khả năng và phẩm chất nhất để điều hướng đất nước theo mục tiêu phục vụ cả dân tộc, chứ không phục vụ một thiểu số đặc quyền đặc lợi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm - người có tham vọng chiếm chiếc ghế quyền lực nhất của đảng CSVN, tổng bí thư. Ảnh minh họa: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Đốt lò: Chống tham nhũng hay thanh trừng nội bộ?

Qua những vụ thay bậc đổi ngôi ngoạn mục trên thượng tầng chính trị Ba Đình gần đây ai cũng thấy công cuộc “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, đã biến thành một cuộc thanh trừng nội bộ, tranh chức tranh quyền, xa rời mục tiêu chống tham nhũng mà ông ta đặt ra ban đầu.

Sư Minh Tuệ được người dân vây quanh. Ảnh: screenshot trang 4K Watching

Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?

Ông Thành Đỗ từ Pháp cũng đồng ý với nhận định này, ông cho rằng dường như Nhà nước muốn sử dụng sự kiện này để khỏa lấp những sự kiện ở thượng tầng của đảng và Nhà nước đang rối ren, nội bộ đấu đá nhau trước bàn dân thiên hạ.

“Việc người dân hướng hết tầm nhìn của họ vào hiện tượng sư Minh Tuệ làm cho Nhà nước giải tỏa được áp lực về cái nhìn của người dân đối với bộ máy đảng và Nhà nước.

Chính vì lý do đó có vẻ như họ cũng có một phần nào đó lợi dụng sự kiện này để đánh lạc hướng dư luận,” nhà nghiên cứu Phật giáo khẳng định.

Ảnh: FB Manh Dang

Sư Minh Tuệ, thách thức an ninh mới đối với chế độ

Theo sách lược an ninh của chế độ, một cá nhân hoặc tổ chức có khả năng tập hợp, hiệu triệu, điều khiển quần chúng, có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội đều là sự thách thức, là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh chế độ cho dù cá nhân hoặc tổ chức ấy không có hoạt động gì liên quan đến chính trị.

Biện pháp được đặt ra để giải quyết luôn luôn là phải bóp nghẹt mọi mối đe dọa ấy từ trong trứng nước.

Vì cái gì…?

Nhìn cái mặt ông chủ tịch (áo trắng) rất hách dịch, thể hiện kiểu bản chất “đại ca,” xã hội đen. Cái cơ chế đảng cử, dân không được tự do ứng cử, bầu cử cứ đẻ ra các loại quan chức kiểu đó thôi.

Nếu có tự do ứng cử, bầu cử, liệu rằng nhiệm kỳ sau có người dân nào bầu cho ông này?