Lãnh Đạo Nhật Bị Bỏ Rơi Tại Hà Nội?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính phủ Nhật vừa bày tỏ sự khó chịu việc ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng CSVN không chịu tiếp ông Takebe, Tổng thư ký đảng Tự Do Dân Chủ Nhật (đảng cầm quyền) khi chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Takebe lại chính do đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức đứng ra mời. Ông Takebe đến Việt Nam là để tạo thêm sự chú ý trong dư luận về lễ Nhật được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 20 đến 25 tháng 8 nhằm mở rộng việc giao lưu giữa hai nước Nhật Việt về các lãnh vực như văn hóa, kinh tế, chính trị… Mặc dù lễ hội này rất lớn, được Nhật chuẩn bị trước cả năm, nhưng ngay từ đầu chẳng có một nhân vật cao cấp nào của Nhật dự định sang tham dự. Nguyên do chỉ vì vụ rút ruột PMU 18 đã bị khi ra nên chính giới Nhật tẩy chay.

Sau khi vụ PMU 18 bùng nổ, chính phủ ông Koizumi phải chịu lép vế trước những tấn công của các đảng đối lập tại Quốc hội là đem tiền thuế của dân đi viện trợ mà không kiểm soát được, để những khoảng tiền viện trợ phần lớn chạy vào túi quan chức đảng và nhà nước CSVN. Chính quyền ông Koizumi đã phải ra lệnh cho các bộ ngành liên hệ điều tra và báo cáo gấp về các khoảng tiền viện trợ ODA cho Việt Nam hầu trình cho Quốc hội Nhật, thế nhưng vẫn bị mất điểm khiến cho đảng Tự Do Dân Chủ, tức là đảng của ông Koizumi, thua liên tiếp mấy kỳ bầu bổ khuyết các ghế trong Quốc hội sau đó. Để xoa dịu nổi bực tức của đảng cầm quyền Nhật về vụ này nên đảng CSVN đã chính thức mời ông Takebe sang viếng thăm Việt Nam nhân dịp lễ hội Nhật tổ chức tại Hà Nội.. Trong thư mời có chương trình gặp gỡ ông Nông Đúc Mạnh nhưng không biết vì sao ông Mạnh không tiếp.

Theo các nhà ngoại giao tại Tokyo thì có ba lý do chính khiến cuộc gặp gở giữa ông Takebe và ông Nông Đức Mạnh không thực hiện được. Thứ nhất Hà Nội bực tức Tokyo vẫn giữ thái độ cương quyết yêu cầu Hà Nội phải báo cáo rõ về việc chi tiêu tiền viện trợ ODA của Nhật. Thứ hai Tokyo đã áp lực khá mạnh trong việc yêu cầu Hà Nội phải phong tỏa những trương mục của Bình Nhưỡng trong các ngân hàng Việt Nam. Thứ ba là Hà Nội bị Bắc Kinh áp lực không nên quá thân thiện với Tokyo. Cũng theo các nhà ngoại giao này thì đảng CSVN đã làm một chuyện không sáng suốt, dù có viện dẫn bất kỳ lý do gì để bỏ ngang cuộc hội đàm đó cũng không thể nào thuyết phục được Tokyo. Dù có bận cách mấy Nông Đức Mạnh ít nhất cũng nên bỏ ra năm mười phút để tiếp ông Takebe, một vị khách danh dự do chính đảng CSVN mời sang. Khi tin này bị lộ ra, trong một buổi họp báo định kỳ hàng tuần của ông Takebe, Tổng thư ký đảng Tự Do Dân Chủ, các ký giả đã yêu cầu ông ta cho biết lý do tại sao cuộc hội đàm với ông Nông Đức Mạnh không thực hiện được. Ông Takebe tránh né trả lời rằng điều đò nên hỏi ông Nông Đức Mạnh chứ sao lại hỏi ông ta.

Ngày hôm sau báo chí Nhật đã cho đi những bài viết trong đó chỉ trích về đường lối ngoại giao của đảng cầm quyền là đã để cho các nước xem thường, qua chuyện Nông Đức Mạnh không thèm tiếp nhân vật thứ 2 của nước nhật. Tuy không chỉ trích việc đảng CSVN thông báo đình chỉ cuộc gạ9p gỡ, vì cho rằng đó là chuyện của Hà Nội, nhưng các báo chí cũng cho rằng lý ra ông Nông Đức Mạnh, người đứng đầu đảng CSVN không nên làm một việc thiếu hẳn tính cách ngoại giao như thế. Một số dân biểu, nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền tháp tùng ông Takebe đều có tên trong Hội Hữu Nghị Nhật Việt , cũng đã tỏ ra bất mãn trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi vì cho rằng sự tùy tiện của ông Nông Đức Mạnh chẳng có chút hữu nghị nào cả. Ở các quốc gia tự do dân chủ, báo chí thường hay chờ nhũng sơ hở của đảng cầm quyền để công kích nên việc ông Tổng thư ký Takebe của đảng cầm quyền Nhật bị ông Nông Đức Mạnh đối xử như thế là đề tài nóng bỏng cho những trận công kích của báo chí lẫn các đảng đối lập. Chắc chắn những người lãnh đạo đảng Tự Do Dân Chủ Nhật không thể nào mà không giận được. Giữa tháng 10 tới đây, Nguyễn Tấn Dũng dự định sẽ sang Nhật trong vòng mấy ngày, không biết Nhật sẽ đối xử ra sao đối với chuyến đi này?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.