Lễ tưởng niệm Anh Hùng Ðông Tiến tại Hoà-Lan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào trưa ngày 28/8/2016 tại thành phố Lisse, Vương quốc Hoà-Lan, cơ sở Việt Tân tại Hoà-Lan đã tổ chức lễ tưởng niệm cố Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã hy sinh trên đường trở về Việt Nam vào 29 năm trước để tranh đấu giải trừ cộng sản, đem lại tự do cho quê hương.

Ðại diện Cộng Ðồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan, ông Nguyễn Hữu Phước; ông Lê Quang Kế, đại diện Gia Ðình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà tại Hoà-Lan cùng đồng hương đã đến tham dự buổi lễ.

Chương trình bắt đầu lúc 14g00 với bài hát quốc ca và tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc và đồng bào bỏ mình trên đường vượt thoát gông cùm cộng sản đi tìm tự do.

Tiếp theo đó, xướng ngôn viên Thu Vân đã sơ lược chương trình và mời ông Ðinh Ngọc Hiển, trưởng cơ sở Việt Tân tại Hoà-Lan phát biểu. Sau lời chào mừng quan khách và đồng hương, ông Hiển đã nêu lên sự hy sinh của các vị anh hùng vị quốc vong thân, từ bỏ cuộc sống an bình để trở về quê nhà tranh đấu. Mặc dầu phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh và một số Kháng Chiến Quân đã hy sinh vào tháng 8 năm 1987 trên con đường Ðông Tiến, nhưng lòng yêu nước và gương hy sinh của họ đã trở thành những ngọn đuốc soi đường cho các thế hệ tiếp nối để tiếp tục con đường đấu tranh giải trừ chế độ cộng sản vô nhân và canh tân Việt Nam.

Sau đó là Nghi lễ tưởng niệm. Các vị đại diện Cộng Ðồng, Gia Đình Quân Cán Chính VNCH, đảng Việt Tân và quan khách tham dự đã đến dâng hương trước bàn thờ các anh hùng Kháng Chiến Quân. Dưới khói hương nghi ngút, bài văn tế được đọc lên để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và gương hy sinh của các vị anh hùng đã tạo nên một không khí thật nghiêm trang và cảm động.

Chương trình được tiếp nối bằng phần chiếu dương ảnh về quá trình thành lập đảng Việt Tân của cố phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu tiên phuông và một số các hoạt động chính yếu của đảng Việt Tân tại quốc nội và hải ngoại trong nỗ lực giải thể chế độ cộng sản bằng phương thức đấu tranh bất bạo động. Các phương thức đấu tranh qua việc biểu tình của dân oan khiếu kiện, chống tham ô, đòi quyền sống, đòi bảo vệ môi trường, đòi bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải,… càng nêu lên sự bất lực của chế độ cộng sản và ngày càng được nhiều người dân trong nước tham gia với sự hỗ trợ của đồng bào tại hải ngoại.

Trong lời phát biểu cảm tưởng của ông chủ tịch Cộng Ðồng Nguyễn Hữu Phước và ông Lê Quang Kế đại diện Gia Ðình Quân Cán Chính VNCH, các vị này bày tỏ lòng nguỡng mộ đến sự hy sinh của các Kháng Chiến Quân và cầu chúc các đảng viên Việt Tân luôn chân cứng đá mềm đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng tổ quốc thoát khỏi sự cai trị của bạo quyền cộng sản.

Xen lẫn chương trình là những bài ca gợi lại tình yêu quê hương dân tộc được chị Tuyết Lê trình bày thật đặc sắc với sự phụ hoạ dương cầm của anh Hans đã nhận được nhiều tràng pháo tay của người tham dự.

Tiếp tục chương trình, xướng ngôn viên Thu Vân đã giới thiệu một vị khách đến từ Hoa Kỳ là Tiến sĩ Trần Diệu Chân, người đã dịch tác phẩm “Death by China” (Chết bởi Trung Quốc) của các tác giả Peter Navarro và Greg Autry sang tiếng Việt.

JPEG - 90.1 kb
Tiến sĩ Trần Diệu Chân

Với giọng nói truyền cảm, chị Diệu Chân đã chia xẻ những cảm xúc của chị khi tham gia vào đảng Việt Tân từ khi còn trẻ và tiếp tục cho đến ngày nay với niềm tin chính nghĩa sẽ thắng hung tàn và cuối cùng chế độ cộng sản tại Việt Nam sẽ bị đào thải như đã xảy ra tại Ðông Ấu. Ngoài ra chị cũng nêu lên một số nguy cơ của Trung Cộng đối với thế giới, và đặc biệt đối với Việt Nam trong chính sách bành trướng lãnh thổ, tinh thần vô trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, vô trách nhiệm khi khai thác kinh tế. Trong lúc thảo luận mọi người cũng có dịp nghe chị Diệu Chân trình bày thêm về phương thức đấu tranh bất bạo động và những thành quả của phương thức này đã đạt được trong việc chuyển hoán quyền lực từ các chế độ độc tài sang tay của người dân.

Sau đó, các tham dự viên đã cùng dùng cơm thân mật với sự chuẩn bị thật chu đáo của các anh chị đảng viên Việt Tân và thân hữu trong lúc thưởng thức phần ca nhạc do thân hữu đóng góp. Chương trình chấm dứt lúc 19g00; mọi người chia tay trong lưu luyến và hẹn cùng tiếp tục siết chặt tay nhau hỗ trợ đồng bào trong nước tranh đấu giải trừ chế độ cộng sản, đem lại tự do, dân chủ cho quê hương.

Thế Truyền tường thuật từ Lisse, Hoà Lan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”