Lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tại Toronto

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khoảng một trăm đồng bào và các đại diện hội đoàn, đoàn thể địa phương đã đến tham dự Lễ Tưởng Niệm Các Anh Hùng Tiến vào lúc 1 giờ trưa ngày Chủ Nhật 30-8-2015 tại Câu Lạc Bộ Hải Lục Không Quân Hoàng Gia Canada, thuộc thành phố Mississauga, nơi đã từng tổ chức những sinh hoạt của cộng đồng của người Việt tỵ nạn CS.

Khác với những năm trước, năm nay Ban Tổ Chức đã trưng bày một số hình ảnh mang tựa đề Những Bước Chân Đông Tiến bao gồm các hình ảnh ghi lại những sinh hoạt và vật dụng của các kháng chiến quân.

PNG - 243.9 kb

Chương trình được chính thức bắt đầu sau phần nghi thức khai mạc, khi ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện cho Ban Tổ Chức phát biểu đôi lời cảm ta quý đồng hương đã đến tham dự buổi lễ tưởng niệm những người đã vị quốc vong thân. Đặc biệt ông Hưng cũng đã chia sẻ về sự quan tâm theo dõi các tin tức của Mặt Trận khi đang ở trong lao tù CSVN lúc bấy giờ. Ông đã từng rơi nước mắt khi hay tin Tướng Hoàng Cơ Minh đã anh dũng hy sinh trên đường trở về quê Mẹ.

PNG - 270 kb

Chương trình tiếp tục với phần giới thiệu về tiểu sử và gương hy sinh tiêu biểu của 13 Kháng chiến quân đã nằm xuống trên con đường Đông Tiến, qua sự trình bày của anh Nguyễn Quang và chị Lệ Quân. Đã có nhiều tiếng khóc lẫn trong niềm xúc động dâng trào cả hội trường khi chị Bình Nguyên đã diễn tả một bài thơ ca ngợi sự hy sinh của các Kháng chiến quân.

PNG - 267.5 kb

Sau đó Ban tổ chức đã mời các vị đại diện hội đoàn, tôn giáo và đồng bào lên niệm bái di ảnh của những kháng chiến quân đã hy sinh trên đường Đông Tiến.

Phát biểu trong buổi Lễ Tưởng Niệm gồm có các ông Đồng Văn Minh, Chủ tịch Hội Cựu Quân nhân QLVNCH Ontario; ông Trần Nghiệp, đại diện cho nhóm hải quân, QLVNCH; và giáo sư Trần Gia Phụng.

PNG - 269 kb

Trong bài nói chuyện, giáo sư Trần Gia Phụng nói rằng người xưa có câu “Bại tướng bất khả ngôn”, nhưng “bại tướng khả hành”. Tướng Hoàng Cơ Minh đã làm đúng như vậy khi quân đội VNCH đã thất bại, ông không thể phân bua, ngụy biện gì cho sự thất bại đó, nhưng ông đã làm, đã hành động. Ông đã mở ra bước đường tiên phong cho tất cả Đảng viên Việt Tân nói riêng và cho tất cả những người Việt Nam yêu nước nói chung.

Phần văn nghệ tiếp nối đã làm sống lại một thời tâm huyết, hào hùng của quá khứ xa xưa với những bản nhạc quen thuộc thời Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam như “Trăng Chiến Khu”, “Người Em Gái Áo Nâu”, “Thế Kỷ Này Thế Kỷ Của Chúng Ta”, “Lời Mẹ Tiễn”, “Việt Nam Ơi Ngày Vinh Quang Sẽ Tới”.

PNG - 287.9 kb

Chan hòa với dòng nhạc đấu tranh của thập niên 80, bài Việt Nam Tôi Đâu của Nhạc sĩ Việt Khang cùng với bài thơ “Chiều Sâu của Biển” của nhà thơ Hương Giang đã được giới thiệu, đưa mọi người trở về với hiện trạng bi đát của quê hương dưới chế độ cộng sản và ca tụng tình yêu của những người đi tranh đấu sâu rộng như chiều sâu của biển.

Buổi lễ kết thúc vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày với phần tiệc trà thân mật, trong sự lưu luyến chia tay và thầm hẹn của những tấm lòng hướng về một ngày mai tươi sáng của dân tộc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.