Lễ Tưởng niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Anh Hùng Đông Tiến tại Na Uy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cứ vào cuối tháng Tám mỗi năm, Cơ Sở Việt Tân tại Na Uy tổ chức Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Đông Tiến để tưởng nhớ đến sự hy sinh cao cả của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân.

Năm nay Lễ Tưởng Niệm được tổ chức vào ngày chủ nhật 04.09.2016 tại Oslo bắt đầu lúc 15 giờ. Tuy là ngày cuối tuần nhưng rất đông đồng bào đến tham dự. Ngoài đồng bào định cư tại Oslo và các vùng phụ cận còn có những đồng bào đến từ các vùng xa xôi như Bergen, Sandefjord, Kongsvinger, Fredrikstad cách Oslo từ 100 đến 500 cây số.

JPEG - 136.2 kb

Mở đầu chương trình là nghi thức chào Quốc Kỳ VNCH và phút tưởng niệm. Qua đoạn phim tài liệu tiếp theo, mọi người được nhìn thấy những bước chân đầu tiên từ ngày gầy dựng công cuộc đấu tranh tại khu chiến từ hải ngoại trở về quê hương, đến những buổi đấu tranh của đồng bào hải ngoại và quốc nội từ thời gian đầy khó khăn nghiệt ngã đến ngày nay.

JPEG - 32.9 kb

Tiếp đến là nghi thức tưởng niệm, tuy đơn sơ nhưng rất trịnh trọng hòa nhịp lời Văn Tế tạo những cảm xúc khó tả nơi người hiện diện qua sự hy sinh cao cả của những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân. Hy sinh hạnh phúc riêng tư để lo cho hạnh phúc của dân tộc và niềm vui của đồng bào khi chấm dứt được sự cai trị độc tài, độc đảng và phi nhân của chế độ cộng sản trên quê hương Việt Nam.

Sau phần nghi thức và lời chào mừng của ban tổ chức là phần nói chuyện của Tiến Sĩ Trần Diệu Chân đến từ Hoa Kỳ. Bà đã gợi ý với mọi người với tinh thần đấu tranh bắt từ chữ ”Duyên”. Quá trình đấu tranh và sự gắn bó dù biết bao những khó khăn và khác biệt trong mỗi con người và mỗi tổ chức đấu tranh vẫn bền vững, được đánh giá và kết thúc phần trình bày bằng chử ”Tâm”.

JPEG - 26.5 kb

Tiếp theo là phần trao đổi rất cởi mở và thẳng thắn của những người tham dự với Ban tổ chức và diễn giả đã giúp cho mọi người hiểu thêm về đường lối đấu tranh từ thời Mặt Trận đến Việt Tân hiện nay là một tiến trình đấu tranh luôn thay đổi phù hợp cần thiết để đạt mục tiêu là chấm dứt chế độ độc tài cộng sản để canh tân Việt Nam bằng tiến trình đấu tranh bất bạo động, xây dựng xã hội dân sự để đặt nền dân chủ, và vận động toàn dân để canh tân đất nước.

Vì thời gian tổ chức có hạn, buổi Lễ Tưởng Niệm và trao đổi được chấm dứt sau 4 tiếng đồng hồ. Mọi người chia tay trong tình thông cảm, hiểu biết lẫn nhau và cùng hẹn tham dự Lễ Tưởng Niệm tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Thọ Nguyễn tường trình từ Oslo, Nauy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.