Lời Kêu Gọi 6406 lần 2 cho Quyền Thành lập và Hoạt động Đảng phái tại Việt Nam năm 2006 của 174 Công dân đấu tranh Dân chủ quốc nội Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam, ngày 06-4-2006
Kêu gọi lại lần 2 ngày 30-4-2006

Kính thưa Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước,
Kính thưa Quý liệt vị đang mong ước Dân chủ cho Việt Nam trên toàn cầu,

Cùng với bao người đang quên mình đấu tranh cho nền Dân chủ của Quê hương, chúng tôi, đại diện hàng trăm nhà đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam ở quốc nội ký tên dưới đây, đồng thanh lên tiếng thay cho toàn thể người Việt trong và ngoài Nước rằng : Vận mệnh Tổ quốc đã, đang và sẽ lâm nguy do một tập đoàn độc quyền toàn trị là đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếng nói của chúng tôi vang lên đây nhằm mục đích cổ vũ các hoạt động chính trị vì ích quốc lợi dân, bênh vực mọi Nhân quyền và Dân quyền mà một Đất nước Dân chủ chân chính phải thực sự chủ trương và bảo vệ, trong đó có Quyền Thành lập và Hoạt động Đảng phái, căn cứ trên các nền tảng dưới đây:

1- Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết ngày 16-12-1966 và Việt Nam tham gia ngày 24-9-1982, điều 5,2: “Không được phép hạn chế hoặc hủy bỏ bất kỳ Quyền Cơ bản nào của con người đã được công nhận hoặc hiện tồn ở một Quốc gia thành viên của Công ước này”; điều 21: “Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn ; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”.

2- Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều 3: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của Nhân dân”; điều 11: “Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình… bằng cách tham gia công việc của Nhà nước… bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công dân… tổ chức đời sống công cộng”; điều 50: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng”; điều 53: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và Xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả Nước và địa phương”; điều 69: “Công dân có Quyền Tự do Ngôn luận… có Quyền Hội họp, Lập hội, Biểu tình…”

3- Hiến chế Mục vụ của Công đồng chung Vaticanô II của Giáo hội Công giáo hoàn cầu năm 1965, số 73: “Nhờ ý thức mãnh liệt hơn về phẩm giá con người, ngày nay tại nhiều Nước trên thế giới, người ta cố gắng thiết lập một thể chế chính trị pháp lý để bảo vệ hữu hiệu hơn quyền lợi của cá nhân trong đời sống công cộng, chẳng hạn quyền được tự do hội họp, tự do lập hội, tự do phát biểu ý kiến và tự do tuyên xưng tín ngưỡng cách riêng tư hoặc công khai ; vì việc đảm bảo những quyền lợi của con người là điều kiện thiết yếu để người Công dân, với tư cách cá nhân hay đoàn thể, có thể tham gia cách tích cực vào đời sống và vào guồng máy quốc gia… Trái lại người ta lên án bất cứ thể chế chính trị nào, như hiện có ở một vài Nước, nếu nó ngăn cản quyền tự do công dân hoặc tín ngưỡng, nếu nó làm gia tăng con số các nạn nhân của tham lam và của tội ác chính trị, nếu nó làm cho việc cai trị đi lệch đường, thay vì mưu cầu công ích lại phục vụ cho một tập đoàn hay chính những người cầm quyền”; số 75: “Tất cả mọi Kitô hữu phải ý thức về sứ mệnh đặc biệt của mình trong cộng đoàn chính trị… Trong việc tổ chức trần thế, họ phải nhìn nhận những quan điểm chính đáng dầu đối chọi nhau… Họ phải chống lại bất công và áp bức, chống độc tài và ngoan cố của một cá nhân hay một đảng phái chính trị… (bởi lẽ) những đảng phái chính trị có bổn phận cổ võ những gì họ xét thấy cần cho công ích, chứ không bao giờ được đặt quyền lợi riêng trên công ích.”

4- Thực tế chung trên toàn cầu: Tuyệt đại đa số các Quốc gia đều có một nền chính trị đa nguyên đa đảng, một bầu khí cạnh tranh chính trị công khai lành mạnh qua bầu cử và sinh hoạt chính trị dân chủ bình đẳng trong nghị trường. Đảng thắng cử lên cầm quyền và đảng thất cử trở thành đối lập, hai bên giám sát lẫn nhau và như thế tương trợ nhau, đang khi lập pháp, tư pháp, hành pháp, rồi báo chí, quân đội, tôn giáo đều hoạt động độc lập, tất cả chỉ vì ích lợi Nước nhà. Mọi Công dân có tài năng và thiện chí tại các Nước đó đều có cơ hội phục vụ công ích và xây dựng Quốc gia qua các chính đảng. Nhờ thế mà các Nước ấy nói chung đều phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm các nhân quyền ; mọi cá nhân đều có cơ hội thăng tiến, mọi cộng đoàn đều có điều kiện triển nở và mọi vấn đề xã hội đều nhanh chóng tìm ra được cách giải quyết. Tuy chưa hoàn hảo, nhưng các xã hội đa nguyên đa đảng ấy đã bao hàm các khả năng cần thiết để sửa sai, đổi mới và hoàn thiện.

5- Thực tế riêng tại Việt Nam: Đảng Cộng sản là đảng độc quyền duy nhất từ hơn nửa thế kỷ qua tại miền Bắc và hơn 30 năm trên cả Nước. Tuy chỉ là một chính đảng nhưng vì hoàn toàn dựa trên học thuyết Mác-Lênin nên đảng Cộng sản chủ trương toàn trị, nghĩa là độc tài thống trị mọi mặt của đời sống cá nhân lẫn cộng đồng, từ ý thức, tâm linh, tư tưởng, tình cảm đến kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật… Học thuyết Mác-Lênin lại chủ trương vô thần trên phương diện triết lý, độc đảng trên phương diện chính trị và xã hội chủ nghĩa trên phương diện kinh tế như một chân lý vĩnh viễn bất khả nhượng, trói buộc mọi Công dân.

Thành ra đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang đầu độc lương tri và cưỡng bức lương tâm con người, nhào nặn Nhân dân thành những thần dân hoàn toàn quy phục đảng qua việc độc quyền thông tin và giáo dục ; đã tiêu diệt các đảng phái quốc gia khác từng sát cánh kháng cự thực dân và đang cấm cản các đảng phái chính trị khác bằng điều 4 Hiến pháp năm 1992 ; đã và đang bách hại các tôn giáo, biến tòa án, quốc hội, chính quyền, báo chí, công an, quân đội, thậm chí các giáo hội thành công cụ cho riêng mình ; đã và đang đặt mọi luật lệ từ Hiến pháp đến các bộ luật, pháp lệnh, nghị quyết, thông tư… dưới ý muốn độc đoán của đảng, của bộ chính trị, thậm chí của vài nhân vật quyền uy nhất trong đảng ; đã và đang quản lý điều hành một nền kinh tế tư bản gian trá và khập khiễng vì mê muội, ngoan cố, gượng ép kéo theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” tai quái và không tưởng.

Bởi thế, hiện trạng Việt Nam là sự hư hỏng lương tâm, tồi tệ nhân cách, bế tắc giáo dục, gian dối thông tin, tùy tiện luật pháp, hỗn loạn xã hội ; là cán bộ đảng viên lộng quyền và tham nhũng tràn lan và ngang nhiên ; là Nhân dân bị bóc lột tài sản và công sức, bị hăm dọa cuộc sống và nghề nghiệp ; là dân tình điêu đứng và phẫn uất ; là giới trẻ mất niềm tin, lý tưởng sống và định hướng tương lai ; là các tôn giáo bị lũng đoạn và tước đoạt ; là đồng bào hải ngoại ngao ngán và bất hợp tác ; là biên cương Tổ quốc bị ngoại bang lấn chiếm và đe dọa ; là chính thể bị phê phán lạc hậu, độc tài và Quốc thể bị coi thường ; là Đất nước thụt lùi tụt hậu thậm chí tới cả trăm năm so với nhiều Nước trong khu vực. Các bảng xếp hạng mọi mặt trong đó Việt Nam luôn đứng bậc thấp và các bản báo cáo tình hình trong đó Việt Nam luôn bị điểm mặt do các Chính phủ và Tổ chức Quốc tế công bố hằng năm là những bằng chứng. Mọi biện pháp do đảng Cộng sản đưa ra đều mang tính chắp vá, nửa vời, nhằm xoa dịu Nhân dân và che mắt Quốc tế, chẳng hề giải quyết được chuyện gì. Tất cả chỉ vì độc đảng, mà lại độc đảng Mác xít cộng sản!

Đứng trước thảm trạng và nguy cơ đó, cũng như trước viễn ảnh đại hội X của đảng Cộng sản Việt Nam sẽ mù quáng kiên trì học thuyết Mác-Lênin sai lầm và chế độ xã hội chủ nghĩa phá sản, đồng thời cho đảng viên chức quyền được làm kinh tế không giới hạn quy mô, chúng tôi tha thiết và đồng thanh lên tiếng :

1- Đòi buộc đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trước hết phải lập tức hủy bỏ điều 4 Hiến pháp năm 1992, một điều khoản tai quái, ngang ngược không hề có trong một bản Hiến pháp nào trên thế giới, ngoại trừ Hiến pháp Liên xô (điều 6) vốn đã bị nhân dân Nga vất vào sọt rác lịch sử, tiến đến việc thay thế bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa năm 1992 bằng một Bản Hiến pháp khác văn minh dân chủ hơn. Thứ đến phải phi đảng hóa quốc hội, tòa án, nhà nước, quân đội, công an, trường học, bệnh viện, công ty, xí nghiệp, hội đoàn,…

2- Kính mời các Đảng phái Dân chủ đang hoạt động âm thầm tại Quê hương hãy can đảm xuất hiện hoạt động công khai; hãy hiên ngang tự xác lập vị trí của mình trước Quốc Dân, không cần đợi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam độc đoán lạm quyền “cho phép”, vì chẳng một đảng nào được lạm quyền ban phép cho đảng khác hoạt động cả; hãy kiên cường cạnh tranh bình đẳng với đảng Cộng sản, không chấp nhận tỷ lệ dưới 50% trong Quốc hội mà đảng CS có thể sẽ thí ban cho để chỉ làm bù nhìn trang trí cho một nền dân chủ giả hiệu mà thôi, vì chính toàn Dân sẽ quyết định tỷ lệ này qua một cuộc bầu cử và ứng cử tự do, công bằng, minh bạch. Hiện nay hàng trăm cá nhân đã minh danh trực diện đấu tranh cho Dân chủ với nhà cầm quyền cộng sản nguyên chỉ bằng các phương cách ôn hòa ; và nhà cầm quyền cộng sản đã tỏ ra rất lúng túng bế tắc không sao tìm ra cách đối phó hợp tình hợp lý giữa cộng đồng quốc tế. Vì thế lúc nầy chính là lúc hoàn toàn thích hợp, nếu không sẽ quá muộn, để Quý Đảng phái Dân chủ cùng nhau công khai trực diện đấu tranh với đảng cộng sản đang càng lúc càng lún sâu vào khủng hoảng không lối thoát.

3- Kính mời các đảng viên cộng sản phản tỉnh hãy hành động quyết liệt là tách rời ngay lập tức thực thể chính trị đã phản bội lý tưởng của mình, đã lợi dụng công sức xương máu của mình, đã gần một thế kỷ không chỉ mắc phải sai lầm khiếm khuyết mà là đã phạm tội ác có hệ thống và tổ chức, như Nghị quyết 1481 của Nghị viện Hội đồng Âu châu lên án ngày 25-01-2006 vừa rồi. Đó là cách thức duy nhất và tốt nhất để Quý vị tiếp tục con đường yêu Nước, phục vụ Đồng bào, lấy lại thanh danh của mình trước Nhân dân và lịch sử.

4- Kính mời Đồng bào toàn quốc hãy bảo vệ, hỗ trợ và gia nhập các đảng tân lập phi cộng sản. Làm thế là chúng ta tự giải thoát mình khỏi ách độc tài đã đè đầu đè cổ Dân ta từ hơn 60 năm qua, là thực thi các quyền dân sự và chính trị cơ bản của mình hầu tạo điều kiện cho Đất nước phát triển như mọi Nước có nền chính trị đa nguyên, đa đảng.

5- Yêu cầu 2 lực lượng Quân đội và Công an cảnh sát hãy ý thức rằng tự bản chất mình là 2 thực thể phục vụ Nhân dân và công ích, luôn đứng bên ngoài mọi tranh chấp đảng phái, chứ không phải là công cụ của riêng đảng Cộng sản, để đảng tiếp tục sai khiến mà đàn áp Nhân dân đang đòi thực thi quyền đa nguyên chính trị và các quyền chính đáng khác đi kèm.

6- Kính xin các nhà trí thức và các bậc tu hành vốn hiểu hơn ai hết về tai họa của độc đảng độc tài và thiện ích của đa nguyên dân chủ, hãy “hết sức quan tâm đến việc giáo dục cả về công dân cả về chính trị mà ngày nay rất cần thiết cho mọi người, nhất là cho giới trẻ”, hãy dùng quyền lực và khả năng tinh thần của mình để hướng dẫn, hỗ trợ, bênh vực những Công dân dấn thân làm “chính trị, một nghệ thuật khó khăn nhưng đồng thời rất cao cả” (Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ, số 75).

7- Kính xin Đồng bào hải ngoại và các Chính phủ, Tổ chức Quốc tế hãy hỗ trợ bằng mọi cách thức, phương tiện để các đảng tại Việt Nam được thành hình và hoạt động, hầu Nhân dân Việt Nam cũng được hưởng bầu khí tự do chính trị như ở những miền đất dân chủ của Quý vị. Điều này quan trọng và cần thiết hơn việc đổ tiền của qua kiều hối và ngoại viện cho một chính quyền độc đảng vốn sẽ tuỳ tiện sử dụng những ngân khoản này hầu duy trì quyền lực, gia tăng quyền lợi và để lại những món nợ quốc tế ngày càng đè nặng lên Nhân dân Việt Nam như hiện trạng cho thấy.

Chúng tôi nguyện xin Ơn Trên, qua lời chuyển cầu của các Bậc Tiền nhân vốn từng dạy dỗ con cháu Lạc Hồng tinh thần bao dung hòa hợp, chúc lành cho toàn thể Dân Việt trong công cuộc bẻ gãy ách độc đảng độc tài và xây dựng nền chính trị đa đảng đa nguyên là giải pháp cứu nguy Dân tộc duy nhất thích hợp hiện nay.

Cùng kêu gọi và cùng ký tên tại Việt Nam ngày 06-4-2006 & lặp lại lần 2 ngày 30-4-2006

1. Bs Nguyễn Xuân An, Huế
2. Gv Đặng Hoài Anh, Huế
3. Gv Đặng Văn Anh, Huế
4. Bs. Lê Hoài Anh, Nha Trang
5. Gs Nguyễn Kim Anh, Huế
6. Gs Nguyễn Ngọc Anh, Đà Nẵng
7.Dn Cai Viết Bản, Sài Gòn
8. Nv Trịnh Cảnh, Vũng Tàu
9. Lm F.X. Lê Văn Cao, Huế
10. Gv Lê Cẩn, Huế
11. Lm Giuse Hoàng Cẩn, Huế
12. Gv Trần Thị Minh Cầm, Huế
13. Lm Giuse Nguyễn Văn Chánh, Huế
14.Gv Nguyễn Thị Linh Chi, Cần Thơ
15. Gs Hoàng Minh Chính, Hà Nội
16.Gv Nguyễn Viết Cử, Quảng Ngãi
17. Ths Đặng Quốc Cường, Huế
18. Nv Nguyễn Đắc Cường, Phan Thiết
19. Dn Hồ Ngọc Diệp, Đà Nẵng
20. Ks Phạm Doãn, Sài Gòn
21. Gv Trần Doãn, Quảng Ngãi
22. Lê Thị Phú Dung, Sài Gòn
23. Gv Hồ Anh Dũng, Huế
24. Nv Lê Tấn Dũng, Sóc Trăng
25. Gs Trương Quang Dũng, Huế
26. Bs Hà Xuân Dương, Huế
27. Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Hà Nội
28. Ls Nguyễn Văn Đài, Hà Nội
29. Hoàng Thị Anh Đào, Huế
30. Kt Trần Văn Đón, Phan Thiết
31. Bs Hồ Đông, Vĩnh Long,
32. GV Hồ Đông, Vinh
33. Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Huế
34. Dn Trần Văn Ha, Đà Nẵng
35. Ks Hoàng Minh Hà, Hải Phòng
36. Gv Hoàng Nhân Hà, Huế
37.Gv Lê Thị Bích Hà, Cần Thơ
38. Gs Lê Hữu Hà, Hải Phòng
39. Bs Lê Thị Ngân Hà, Huế
40. Gv Lê Nguyễn Xuân Hà, Huế
41. Vũ Thuý Hà, Hà Nội
42. Ks Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
43. Gv Trần Thạch Hải, Hải Phòng
44. Kt Trần Việt Hải, Vũng Tàu
45. Ks Đoàn Thị Diệu Hạnh, Vũng Tàu
46. Dn Nguyễn Thị Hạnh, Đà Nẵng
47. Gv Phan Thị Minh Hạnh, Huế
48. Gs Đặng Minh Hảo, Huế
49. Nv Trần Hảo, Vũng Tàu
50. Nhà văn Trần Mạnh Hảo, Sài Gòn
51. Gv Lê Lệ Hằng, Huế
52. Lm Giuse Nguyễn Đức Hiểu, Bắc Ninh
53. Trần Mai Hoa, Huế
54. Dn Trần Thị Hoa, Kiên Giang
55. Ks Trần Hoàn, Vinh
56. Yt Chế Minh Hoàng, Nha Trang
57. Gv Văn Đình Hoàng, Huế
58. Gv Nguyễn Thị Bích Hồng, Vinh
59. Bs Lê Hùng, Hà Nội
60. Gv Lê Thu Minh Hùng, Sài Gòn
61. Dn Ma Thanh Hùng, Vinh
62. Gs Nguyễn Minh Hùng, Huế
63. Lm Gk Nguyễn Văn Hùng, Huế
64. Trần Hùng, Huế
65. Gv Trần Đình Hùng, Sóc Trăng
66. Dn Trần Văn Hùng, Huế
67. Gv Phan Ngọc Huy, Huế
68. Gv Lê Thị Thanh Huyền, Huế
69. Ks Đặng Văn Hưng, Kiên Giang
70. Gv Đỗ Thị Minh Hương, Huế
71. Ths Mai Thu Hương, Hải Phòng
72. Yt Trần Thu Hương, Đà Nẵng
73. PTs Nguyễn Ngọc Kế, Huế
74. Gs Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn
75. Ths Nguyễn Quốc Khánh, Huế
76. Nv Nguyễn Thị Kim Khánh, Kiên Giang
77. Gv Nguyễn Đăng Khoa, Huế
78. Cựu Thiếu tá Vũ Kính, Hà Nội
79. Dn Đỗ Trần Kỳ, Hải Phòng
80. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Cần Thơ
81. Dn Đỗ Lành, Sài Gòn
82. Nv Bùi Lăng, Phan Thiết
83. Nv Đoàn Lân, Sóc Trăng
84. Gv Tôn Thất Hoàng Lân, Sài Gòn
85. Nv Hồ Liêm, Hà Nội
86. Hội trưởng PGHHTT Lê Quang Liêm, SGN
87. Gv Bùi Quang Linh, Sài Gòn
88. Gv Nguyễn Mỹ Linh, Hà Nội
89. Bs Vũ Thị Hoa Linh, Sài Gòn
90. Gv Hồ Thị Hồng Loan, Đồng Nai
91. Dn Nguyễn Thị Minh Loan, Huế
92. Dn Trần Thị Bích Loan, Hải Phòng
93. Nguyễn Thanh Long, Huế
94. Ms Trần Long, Sài Gòn
95. Lm G.B. Nguyễn Cao Lộc, Huế
96. Lm Phêrô Phan Văn Lợi, Huế
97. Gv Ma Văn Lựu, Hải Phòng
98. Gv Nguyễn Văn Lý, Hải Phòng
99. Gv Nguyễn Văn Lý II, Hải Phòng
100. Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý, Huế
101. Gv Cái Thị Mai, Hải Phòng
102. Gv Cao Thị Xuân Mai, Huế
103. Gv Nguyễn Văn Mai, Sài Gòn
104. Ms Trần Mai, Sài Gòn
105. Nv Hà Văn Mầu, Cần Thơ
106. Gv Phan Văn Mậu, Huế
107. Nv Lê Thị Thu Minh, Cần Thơ
108. Gv Ma Văn Minh, Huế
109. Gv Nguyễn Anh Minh, Sài Gòn
110. Gs Nguyễn Bình Minh, Hà Nội
111. Bs Lê Thị Thanh Nga, Sài Gòn
112. Bùi Kim Ngân, Hà Nội
113. Ths Đặng Hoài Ngân, Huế
114. Lm G.B. Lê Văn Nghiêm, Huế
115. Dn Đình Văn Nhân, Kiên Giang
116. Dn Vũ Văn Nhân, Sóc Trăng
117. Bs Huyền Tôn Nữ Phương Nhiên, Đà Nẵng
118. Ms Ngô Hoài Nở, Sài Gòn
119. Gv Lê Hồng Phúc, Hải Phòng
120. Lm Đa Minh Phan Phước, Huế
121. Ks Võ Lâm Phước, Sài Gòn
122. Lm Giuse Cái Hồng Phượng, Huế
123. Ms Nguyễn Hồng Quang, Sài Gòn
124. Ks Tạ Minh Quân, Cần Thơ
125. Lm Augustinô Hồ Văn Quý, Huế
126. Lm Giuse Trần Văn Quý, Huế
127. Bs Võ Văn Quyền, Vĩnh Long
128. Bs. Trần Thị Sen, Nha Trang
129. Cư sĩ PGHHTT Lê Văn Sóc,Vĩnh Long
130. Ks Hoàng Sơn, Hải Phòng
131. Lm Phaolô Ngô Thanh Sơn, Huế
132. Gv Hoàng Trọng Sĩ, Đồng Nai
133. Trần Sĩ, Huế
134. Dn Lê Thanh Sô, Hà Nội
135. Gs Nguyễn Anh Tài, Đà Nẵng
136. Ks Đỗ Hồng Tâm, Hải Phòng
137. Gs Nguyễn Thành Tâm, Huế
138. Bs. Tạ Minh Tâm, Cần Thơ
139. Gv Tôn Nữ Thanh Tâm, Sóc Trăng
140. Ms Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn
141. Nv Ma Văn Thanh, Kiên Giang
142. Gv Nguyễn Bình Thành, Huế
143. Gv Văn Bá Thành, Huế
144. Gv Trần Thị Minh Thi, Huế
145. Ks Huỳnh Ngọc Thiện, Sóc Trăng
146. Cư sĩ PGHHTT Nguyễn Văn Thơ, Đồng Tháp
147. Ths Trần Mạnh Thu, Hải Phòng
148. Lê Thị Thanh Thuý, Huế
149. Gv Lê Thị Thanh Thuý II, Huế
150. Gs Ts Trần Hồng Thư, Sài Gòn
151. Lê Phương Thy, Huế
152. Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội
153. Cựu SQ Trần Dũng Tiến, Hà Nội
154. Lm Têphanô Chân Tín, Sài Gòn
155. Gv Nguyễn Khắc Toàn, Hà Nội
156. Bs Võ Toàn, Kiên Giang
157. Nv Tôn Nữ Minh Trang, Phan Thiết
158. Dn Hà Vũ Tránh, Kiên Giang
159. Gv Chế Thị Hồng Trinh, Huế
160. Nv Hoàng Trong, Hải Phòng
161. Lm P. Tống Thanh Trọng, Huế
162. Bs Nguyễn Anh Tú, Đà Nẵng
163. Bs Đoàn Minh Tuấn, Sài Gòn
164. Gv Lê Trí Tuệ, Hải Phòng
165. Bs Đoàn Thanh Tùng, Sài Gòn
166. Trần Thị Hoài Vân, Nha Trang
167. Gv Ngô Thị Tường Vi, Quảng Ngãi
168. Ks Đỗ Thành Vinh, Hải Phòng
169. Gv Nguyễn Lê Xuân Vinh, Cần Thơ
170. Ths Hồ Ngọc Vĩnh, Đà Nẵng
171. Ks Lâm Đình Vĩnh, Sài Gòn
172. Nv Lại Văn Xê, Hà Nội
173. Bs Nguyễn Thị Yến, Vinh
174. Gv Nguyễn Thị Yến, Huế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.