Lời Kêu Gọi về việc Lính Tuần Duyên Trung Quốc Sát Hại Ngư Dân Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau vụ lính tuần duyên Trung Quốc thảm sát 9 ngư dân Việt Nam, bắt mang đi 8 người trong số này có 2 người bị bắn trọng thương vào ngày 8 tháng 1, nhà cầm quyền Trung Quốc đã có những thái độ coi thường dư luận và xúc phạm đến những nạn nhân. Ngày 15 tháng 1, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã gọi những người bị thảm sát là “ăn cướp” có vũ trang. Ngày 18 tháng 1, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Khổng Tuyền còn nói rằng những người bị bắt sẽ bị xét xử theo luật Trung Quốc. Tất cả những thái độ trịch thượng, coi thường người dân Việt, không chờ điều tra hay bàn thảo gì với Việt Nam là điều sỉ nhục đối với dân tộc Việt Nam và đối với những người bị thảm sát.

Không những vậy, theo Thông Tấn Xã Việt Nam vào ngày 20 tháng 1, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Dũng đã xác nhận những ngư dân bị sát hại và bắt giữ “là những người lao động lương thiện, đang đánh cá bình thường ở phía Tây đường phân vịnh Bắc Bộ trong vùng đánh cá chung.” Ngoài ra, theo tin ngày 21 tháng 1, Thượng tá Lê Khả Công, Trưởng phòng Trinh sát Bộ chỉ huy biên phòng Thanh Hóa, khẳng định “vị trí mà tàu của ông Nguyễn Văn Hoàn bị tấn công và may mắn chạy được vào bờ nằm hoàn toàn trong hải phận Việt Nam.”

Qua những dữ kiện nói trên, một điều hiển nhiên là chính các viên chức cao cấp của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã xác nhận là lính Trung Quốc đã không những xâm phạm lãnh hải Việt Nam mà còn bắn chết dân Việt ngay tại đó. Thế mà cho đến nay nhà cầm quyền Hà Nội đã khiếp nhược không dám nêu lên vấn đề này đối với Trung Quốc. Điều đáng hổ thẹn hơn nữa là trong mấy ngày qua, nhà cầm quyền Hà Nội đã linh đình tổ chức các buổi tiệc long trọng kỷ niệm 55 năm bang giao với các quốc gia trong đó có Trung Quốc tham dự. Hà Nội đã hết lời tán tụng tình “hữu nghị” giữa hai chính quyền trong khi gia đình của các nạn nhân đang đau khổ tột cùng trước sự mất mát to lớn và cuộc sống nghèo khổ, tương lai tăm tối đang đeo đuổi họ. Đây là một hành động vô trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của tổ quốc và coi thường sinh mạng người dân của nhà cầm quyền Hà Nội.

Trước những sự kiện không thể nào chấp nhận được này, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng trân trọng kêu gọi mọi người Việt Nam ở khắp nơi hãy mạnh mẽ bầy tỏ thái độ bằng cách tham gia biểu tình, gửi kháng thư, kiến nghị hoặc bất cứ một hình thức lên tiếng nào khác để:

- Phản đối hành động tàn ác, vô nhân, không thể chấp nhận được của linh tuần duyên Trung Quốc. Phản đối những lời vu cáo các nạn nhân là “giặc cướp” và coi đây là điều xúc phạm đến những người đã khuất.
- Phản đối Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Thái độ xâm lấn và gây hấn này cũng như nhiều lần trong quá khứ là mối đe dọa cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
- Đòi hỏi Trung Quốc phải xin lỗi và bồi thường cho gia đình những nạn nhận đã bị thảm sát. Đòi hỏi Trung Quốc phải lập tức phóng thích tất cả những người còn đang bị bắt kể cả 80 ngư dân bị bắt giữ trên đảo Hải Nam từ ngày 28 tháng 12 năm 2004 cho đến nay.
- Lên án mạnh mẽ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã vô trách nhiệm và không làm đúng vai trò trong việc bảo vệ chủ quyền của tổ quốc. Buộc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải đặt vấn đề xâm phạm lãnh hải với Trung Quốc.
- Đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết tình trạng những người còn đang bị Trung Quốc bắt giữ không những trong vụ này mà cả những vụ bắt giam người trước đây vẫn chưa được giải quyết.

Để góp phần cùng toàn thể con dân Việt trong và ngoài nước, mọi cơ sở và nhân sự của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng sẽ tích cực tham gia vào những công tác đề nghị ở trên cũng như tất cả những công tác khác trong tinh thần đấu tranh chung vì danh dự và quyền lợi của dân tộc.

Ngày 21 tháng 1 năm 2005
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng


Danh Sách Các Cuộc Biểu Tình Khắp Nơi Trên Thế Giới Để Phản Đối Nhà Cầm Quyền Trung Quốc và Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.