Lời Tuyên Bố của 2 LM Nguyễn Văn Lý & Phan Văn Lợi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Huế, Việt Nam, ngày 22 tháng 4 năm 2006

Chúng tôi, 2 Linh mục Giáo hội Công giáo Việt Nam là Tađêô Nguyễn Văn Lý và Phêrô Phan Văn Lợi xin đồng thanh tuyên bố với công luận toàn cầu rằng :

1- Căn cứ trên các Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc mà Nhà cầm quyền CSVN đã cam kết tham gia để bảo đảm 26 Nhân quyền cơ bản của mọi công dân liệt kê dưới đây. Cụ thể nhất là Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc được biểu quyết ngày 16.12.1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 19,2 : “Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức truyền miệng, bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình”. Nghĩa là các đảng phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền ; và Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử cũng theo Công ước Quốc tế nói trên, điều 25: “Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn”; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”. Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.

2- Do đó, cùng với 116 Công dân đang sống tại Việt Nam, hai chúng tôi đã ký tên chung trong Lời Kêu gọi cho Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận ngày 20-2-2006 ; Lời Kêu gọi Quyền Thành lập và Hoạt động Đảng phái tại Việt Nam năm 2006 ngày 06-4-2006 và Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 ngày 08-4-2006 ; cùng với hai Linh mục Têphanô Chân Tín và Phêrô Nguyễn Hữu Giải, chúng tôi đã ký tên chung trong Lời Kêu Gọi Bầu Cử Quốc Hội Đa Đảng Và Tẩy Chay Bầu Cử Quốc Hội Độc Đảng Năm 2007 ngày 17-10-2005 ; và cùng với Linh mục Têphanô Chân Tín, chúng tôi đã tự xuất bản Bán Nguyệt san Tự Do Ngôn Luận bắt đầu từ ngày 15-4-2006.

3- Nhà cầm quyền CSVN hãy cứ dùng 600 tờ báo, hàng trăm đài truyền thanh và truyền hình thuộc quyền mình để thuyết phục 84 triệu Dân Việt và Cộng đồng Quốc tế, nếu có đủ sức mạnh của Lẽ Phải và Sự Thật và hãy để Nhóm nhỏ 118 chúng tôi, với phương tiện rất thô sơ là một Bán nguyệt san nghèo khổ, tự do truyền đạt đến mọi người thiện chí Sự Thật, Lẽ Phải và các Nhân quyền cơ bản mà Liên Hiệp Quốc đã thừa nhận cùng luôn đòi buộc mọi thành viên phải tuân giữ. Nếu thô bạo bóp chết Bán nguyệt san đó thì rõ ràng Bạo quyền CSVN muốn bóp chết Tự do, Công lý, Dư luận cách vô cùng độc đoán, và như thế chỉ tiếp tục dìm Đất nước vào cảnh tụt hậu kinh tế, hỗn loạn xã hội, băng hoại đạo đức và khủng hoảng nhân cách mà thôi.

4- Vậy, nếu Bạo quyền CSVN khám xét, cướp đoạt Bán Nguyệt san nói trên và các phương tiện làm việc của chúng tôi, bắt giam hoặc đuổi khỏi sở làm 01 trong số 118 Công dân thuộc Nhóm 118 hoặc trong số Công dân tham gia ủng hộ ngày càng đông, thì khi nhận được thông tin xác thực, Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý sẽ tuyệt thực vô thời hạn ngay lập tức để phản đối hành động vi phạm Công pháp Quốc tế nầy của Bạo quyền CSVN. Nếu Linh mục Phan Văn Lợi bị khám xét, cướp đoạt các phương tiện làm việc hoặc bị bắt, thì Linh mục nầy sẽ tuyệt thực ngay lập tức vô thời hạn. Cả hai chúng tôi sẽ từ khước ký vào mọi biên bản “tịch thu tang vật” và từ khước mọi cuộc hỏi cung liên quan đến vấn đề trên, vì chúng tôi cho đó là hành vi rất tàn ác xấu xa của một tà quyền chỉ y như một đảng cướp.

Cùng công bố và ký tên:
Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý
Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi

Tham chiếu:

26 Nhân quyền cơ bản đã được Công pháp Quốc tế và Liên Hiệp Quốc thừa nhận & buộc mọi Nước thành viên phải cam kết tôn trọng.

26 mục tiêu cụ thể mỗi Công dân có trách nhiệm phải đấu tranh từng bước giành lại cho toàn Dân Việt Nam từ năm 2006 về sau.

I. Các Nhân quyền về thân thể:

1. Quyền sống (không bị thủ tiêu, tàn sát, khủng bố, đe dọa, quấy nhiễu vì chính kiến, chủng tộc, tôn giáo, thành phần giai cấp).
2. Quyền không bị nô lệ hay nô dịch (vì lý lịch, chủng tộc, tôn giáo, chính kiến).
3. Quyền không bị tra tấn hành hạ.
4. Quyền không bị giam giữ độc đoán (vì các tội vu vơ chỉ có trong các chế độ độc tài : gây rối trật tự, phá hoại chính sách đoàn kết, lợi dụng tôn giáo, lợi dụng dân chủ, xúc phạm lãnh tụ,…).
5. Quyền được xét xử công bằng (tư pháp phải độc lập với hành pháp, lập pháp, công an)
6. Quyền được Tòa án bảo vệ (được bồi hoàn danh dự và thiệt hại).
7. Quyền được Luật pháp bảo vệ (không có loại tội tuyên truyền chống chế độ, chống đối chính sách).
8. Quyền được bình đẳng trước pháp luật.

II. Các Nhân quyền về an cư :

9. Quyền tự do cư trú và đi lại, xuất ngoại và hồi hương (không bị quản chế hành chánh).
10. Quyền có đời sống riêng (bản thân, gia đình, nhà cửa, thư tín, điện thoại, điện thư).
11. Quyền kết hôn và lập gia đình.
12. Quyền có quốc tịch.
13. Quyền tỵ nạn vì lý do chính trị, tôn giáo, chủng tộc.
14. Quyền tư hữu về vật dụng cá nhân, gia đình, tập thể và vốn kinh doanh.

III. Các Nhân quyền về lạc nghiệp :

15. Quyền có việc làm, lương tương xứng và được nghỉ ngơi – giải trí.
16. Quyền thành lập và tham gia Nghiệp đoàn độc lập và quyền đình công.
17. Quyền có mức sống xứng hợp cho bản thân và gia đình.
18. Quyền có an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội khi thất nghiệp, già lão.
19. Quyền bảo vệ gia đình về hôn nhân, sản phụ, hài nhi, thiếu nhi.
20. Quyền được chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh miễn phí hoặc hợp lý, được bảo hiểm y tế.
21. Quyền được giáo dục miễn phí cấp tiểu học, rồi trung học ; học đại học đầy đủ thuận lợi.
22. Quyền về văn hóa (tự do hưởng thụ, sáng tác, được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ).

IV. Các Nhân quyền về Tự do Dân chủ :

23. Tự do tín ngưỡng – tôn giáo cách bình thường phổ quát như tại đại đa số các Nước trên thế giới.
24. Tự do tư tưởng, phát biểu, quan điểm, tự do thông tin ngôn luận, tự do báo chí.
25. Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, biểu tình; toàn Dân được trưng cầu ý kiến về quốc sự.
26. Quyền tham gia công quyền, tự do ứng cử – bầu cử ; Quyền tham gia xây dựng, bảo vệ và quản lý Tổ quốc. Tức là Quyền Dân Tộc Tự Quyết.

(Tham khảo “Từ Hiến Chương 1977 cho Tiệp Khắc đến Tuyên Ngôn 2006 cho Việt Nam” của Luật sư Nguyễn Hữu Thống – 15.4.2006)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.