Luật sư Nhân quyền Việt Nam bị bắt giam tùy tiện trong một năm qua

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân đánh dấu 1 năm Luật sư Nguyễn Văn Đài bị giam cầm lần thứ nhì, một Liên minh bao gồm các NGOs và Đảng Việt Tân đứng chung trong một lá thư phản đối việc bắt giữ ông một cách tùy tiện. Các tổ chức ký tên cũng cho biết đã đệ nạp Kiến nghị về trường hợp Luật sư Đài lên Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD).
BBT – Web VT


Ngày 16 tháng 12 năm 2016

Nhà cầm quyền Việt Nam phải phóng thích vô điều kiện và ngay tức khắc Luật sư và blogger Nguyễn Văn Đài, ông đã bị bỏ tù tròn 1 năm mà không được quyền có luật sư đại diện pháp lý hay bất cứ thông tin nào về phiên xử trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Đài bị bắt ngày 16 tháng 12 năm 2015, bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục im lặng về tiến trình điều tra, không có dấu hiệu nào về việc xét xử ông. Hơn nữa, cả vợ ông và luật sư của ông cũng không được quyền thăm viếng ông.

Ông Nguyễn Văn Đài bị công an chận bắt khi ông trên đường đi gặp gỡ các Đại biểu Liên Hiệp Âu châu tham dự thảo luận song phương về nhân quyền với Hà Nội. Người đồng nghiệp của ông, bà Lê Thu Hà, cũng bị bắt cùng thời điểm, bị cáo buộc cùng tội trạng dưới cùng luật hình sự và cũng bị biệt vô tin tức từ đấy đến nay.

Ông Nguyễn Văn Đài là nhà tranh đấu cho nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho mọi công dân Việt Nam. Ông bị nhóm côn đồ tấn công, đánh đập ở tỉnh Nghệ An, sau khi tổ chức khóa học về nhân quyền.

Ông Nguyễn Văn Đài, người đồng sáng lập Ủy ban Nhân quyền có mục đích đề cao giáo dục, những quyền về luật pháp và dân sự. Ông đi khắp nơi trên nước Việt Nam để huấn luyện những sinh viên luật trẻ tuổi, cũng như những nhà tranh đấu cho nhân quyền về cách thức làm tường trình nhân quyền. Ông còn là đồng sáng lập viên Hội Anh Em Dân chủ, được thành lập năm 2013, cổ võ đấu tranh dân sự.

Ông từng bị tù 4 năm dưới Điều 88, khi mãn hạn ông được thả hồi tháng Ba năm 2011 và chịu 4 năm quản chế, bị cấm hành nghề luật sư. Ông bị theo dõi liên tục, bị đe dọa tinh thần và những tấn công bạo hành thể xác.

Nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam ông Nguyễn Văn Đài giữa cuộc đàn áp rộng lớn hơn nhắm vào giới bloggers và những nhà hoạt động bày tỏ quan điểm chính trị của mình. Nhiều nhà đấu tranh như: Bác sĩ Hồ Hải, Nguyễn Hữu Quốc Duy, Nguyễn Hữu Thiên Ân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị buộc tội “tuyên truyền”.

Một liên minh của nhiều tổ chức như: Lawyers for Lawyers, Media Legal Defence Initiative, Lawyers’ Rights Watch Canada, PEN International và Đảng Việt Tân đã đệ nạp bản Kiến nghị về trường hợp ông Nguyễn Văn Đài lên Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD).

Kiến nghị kêu gọi UNWGAD đưa ra phán quyết về việc bắt giữ Luật sư Đài một cách tùy tiện chỉ vì ông thực thi những quyền hạn của mình và đề nghị phóng thích ông Đài tức thì và vô điều kiện.

Nhà cầm quyền Việt Nam phải thả ông Nguyễn Văn Đài ngay lập tức và phục hồi những quyền chính trị và dân sự của ông, kể cả quyền được hành nghề luật sư của ông.

Electronic Frontier Foundation (EFF)
Eva Galperin
Senior Policy Analyst
eva@eff.org

English PEN
Cat Lucas
Writers at Risk Programme Manager
cat@englishpen.org

Lawyers for Lawyers (L4L)
Adrie van de Streek
Executive Director
info@lawyersforlawyers.nl

Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC)
Gail Davidson
Executive Director
lrwc@portal.ca

Media Legal Defence Initiative (MLDI)
Padraig Hughes
Legal Director
padraig.hughes@mediadefence.org

Reporters sans frontières (RSF)
Benjamin Ismaïl
Head of Asia-Pacific Desk
asie@rsf.org

Viet Tan
Duy Hoang
Spokesperson

PDF - 463.3 kb
NguyenVanDai_1YearInArbitrarilyDetained_12162016.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.