Lưỡi Cày Đặt Trước Con Trâu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thứ Ba, ngày 1 tháng 8 năm 2007, chính quyền Bình Nhưỡng công bố cho hay trong cuộc bỏ phiếu ngày Chủ Nhật (29/7/2007) để bầu các Đại biểu vào Nghị hội tối cao toàn quốc (Quốc hội), tỷ lệ người dân đi bầu đã đạt được con số cao 99,8%. Nếu so với tỷ lệ này thì cuộc bầu cử Quốc hội do Hà Nội tổ chức vào ngày 20/5/2007 chỉ thua một chút khi nhà nước CSVN loan báo cho hay tỷ lệ người dân đi bỏ phiếu lên đến 99,64%. Không một nước tự do dân chủ nào có tỷ lệ người dân đi bầu cao hơn mấy nước cộng sản. Cuộc bầu cử bán phần Thượng viện Nhật vào ngày 29/7/2007 vừa qua được coi là có số người đi bầu đông đảo hơn mọi khi mà cũng chỉ chiếm tỷ lệ 58,63%.

Khỏi cần phải nói, ai cũng biết Việt Nam và mấy nước cộng sản tổ chức bầu cử theo lối đảng cử dân bầu, nghĩa là mọi ứng viên do đảng đưa ra đều phải đắc cử. Chỉ một vài người thất cử để làm cảnh, họ là cảm tình viên chứ không phải là đảng viên đảng Cộng sản, do Mặt trận Tổ quốc giới thiệu ra ứng cử cho có vẽ dân chủ. Sự thật đã rõ ràng như thế mà trong ngày bầu cử, ông Phạm Thế Duyệt (Chủ tịch MTTQ) muối mặt phát biểu rằng: Cuộc bầu cử thực sự có chất lượng hay không thì phải đợi đến khi kết quả được công bố.

Mới đây đảng CSVN lại dựng thêm một màn bầu cử khác ngay tại chính trong Quốc hội của họ qua việc bầu cử tuyển chọn cấp lãnh đạo từ Chủ tịch nhà nước đến mấy vị Phó thủ tướng. Chưa bầu mà ai cũng biết chắc 100% là các ông Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn sẽ tiếp tục nắm giữ lại chức vụ, vì bỏ phiếu gì mà chỉ có một mình ênh. Đầu tiên là ông Trọng tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội (23/7/2007), qua ngày 24/7 đến lượt ông Triết được lưu nhiện chức Chủ tịch nhà nước và ngày 25/7 thì tới phiên ông Dũng tiếp tục giữ chức Thủ tướng. Ngày 30/7, ông Nguyễn Tấn Dũng đưa đề nghị Quốc hội thăng cấp một số người lên chức Phó thủ tướng và việc thành lập, bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ. Tất cả những gì ông Dũng đưa ra chỉ để chiếu lệ nên được thông qua một cách nhanh chóng. Dịp này ông Dũng còn phát biểu một câu mà ai cũng phì cười đó là ’’Chính phủ hứa sẽ là công bộc của dân’’.

Trước những trò khôi hài trơ trẽn đó, ngay đến Đại biểu Quốc hội CSVN cũng đã phải lên tiếng, Dương Trung Quốc (Đại biểu đơn vị tỉnh Đồng Nai) nói với các ký giả rằng: “Chúng ta vẫn đang thụt lùi so với quá khứ, chúng ta chưa đủ năng lực để chọn từ nhiều người ra một người. Lần này cơ chế cũng không có cách nào khác c”, đó là lời phát biểu của ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội CSVN liên quan đến việc tuyển chọn nhân sự lãnh đạo để đưa ra Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm và chuyện cắt giảm một số bộ.

Theo ông Quốc thì việc giảm số bộ là phù hợp với xu thế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, cải cách hành chính, thu gọn đầu mối. Nhưng điều lo lắng nhất là trình độ của người điều hành. Chúng ta chỉ có cách tăng năng lực điều hành bằng việc lựa chọn cán bộ. Bản thân mỗi vị đảm nhận nhiệm vụ ấy phải nỗ lực làm tốt công việc. Không nên vì cách cũ làm không tốt mà nói cách mới, nhiệm vụ nặng hơn, khó hoàn thành.

Khi được hỏi bản thân ông muốn có thêm ứng cử viên ra tranh trong cuộc bầu cử tuyển chọn cấp lãnh đạo, nhưng ông lại không nghĩ đến việc giới thiệu ai, thì ông Quốc trả lời rằng” trên nguyên tắc, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu ứng cử viên nhưng cũng có những điều kiện. Một là phải có đủ thông tin để có cơ sở giới thiệu người xứng đáng. Thứ hai là phải tính hiệu quả cuối cùng, nó có mang lại thay đổi không.

Một người khác là ông Trần Xuân Giá, trước đây cũng làm Bộ trưởng, cũng nói rằng nếu không tổ chức lại các bộ thật tốt thì việc đổi mới cơ cấu sẽ không có ý nghĩa lắm. Căn cứ vào những diễn tiếng đang xảy ra chúng ta thấy chính quyền CSVN đã cơ cấu lại cơ cấu chính phủ nhưng chắc chắn chẳng có hiệu quả gì vì ngay từ đầu đã đi trật đường rầy. Cơ cấu lại guồng máy khi mà luật Tổ chức chính phủ chưa được sửa đổi, các Nghị định, Quy định chức năng quyền hạn của các bộ chưa được ban hành. Điều này chẳng khác gì chuyện lưỡi cày đặt trước con trâu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”