Lương Sư Hưng Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi biết anh Quân ngày còn học ở Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Chúng tôi nhập học cùng niên khoá nhưng khác ban. Thỉnh thoảng mới có những giờ học chung, nên tôi không thân và biết nhiều về anh. Sau 1975 chúng tôi ra trường, tản mạn mỗi người mỗi nơi. Anh về Rạch Giá, tôi về Vĩnh Long.

Mãi đến năm 2000 tôi mới có dịp gặp lại anh ở Paris, nhân Đại Hội Chuyên Gia Việt Nam Thế Gìới được tổ chức tại đây. Lâu ngày hội ngộ, tôi say sưa nhắc lại chuyện bạn bè cũ và ngôi trường thân yêu, đầy ắp những kỷ niệm mà tôi đã mang theo như những hành trang yêu dấu của cuộc đời. Anh ngồi đó với nét mặt trầm tư và ánh mắt xa xôi. Tôi nghĩ thầm chắc anh Quân xa quê hương lâu ngày nên hình bóng trường xưa, bạn cũ đã phai nhạt trong ký ức của anh, hoặc anh không coi đó là kỷ niệm đẹp như tôi !

JPEG - 15.3 kb

Khoảnh khắc yên lặng trôi qua, anh ôn tồn kể cho tôi nghe về những ước mơ và hoài bão của anh, Anh mơ ước một nước Việt Nam có tự do, một thế hệ trẻ mạnh dạn và đầy suy nghĩ độc lập để đóng góp thiết thực cho một xã hội công bằng nhân ái. Anh cũng mong muốn có những mái trường , những khu ký túc xá cho sinh viên nghèo.., Anh không quên đề cập đến vai trò của người thầy giáo trong sự phát triển xã hội theo chiều hướng nhân bản, khoa học và phóng khoáng, dù rằng giờ này chúng tôi không còn ai theo đuổi nghề cũ và đã an cư lạc nghiệp tại các quốc gia khác nhau.

Sau Đại Hội, anh trở về Hoa kỳ, tôi ở lại Âu châu. Kể từ đó không có dịp gặp lại nhau. Trong tâm tư của tôi, anh Quân là một người nặng lòng với quốc gia dân tộc và tôi rất khâm phục anh.

Gần đây nghe hung tin anh bị bắt ở Việt Nam. Tôi thật sự bàng hoàng tự hỏi lý do gì thúc đẩy anh về Việt Nam. Điều gì đã khiến một trí thức có đời sống ổn định lại dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho quê hương dân tộc. Động lực nào thúc đẩy anh tạm rời xa gia đình êm ấm để bước vào con đường chông gai đầy gian nan và nguy hiểm?

JPEG - 19.3 kb

Hồi tưởng lại những giây phút gặp gỡ anh tại Paris, tôi mới hiểu ra rằng trong lúc tôi hăng say nói về sân trường với hai hàng cây lan Hoàng Hậu, với bóng mát của những tàng cây Điệp, thì anh Quân đang thả hồn về cổng trường ĐHSP với hàng chữ Lương Sư Hưng Quốc, với ngôi trường Rạch Giá thân yêu và những học trò thân thương của anh.

Hoàn cảnh đã tạm lấy đi của anh hai chữ Lương Sư nhưng Hưng Quốc thì còn ở mãi mãi trong anh. Anh mang nó trong tim từ ngày đầu anh tuyên thệ để bước chân vào trường ĐHSP và có lẽ nó sẽ theo anh suốt cuộc đời.

Tôi viết những giòng chữ này để nói với anh rằng từ đây tôi sẽ không còn lưu luyến nữa những khung trời thơ mộng của một thời Sinh Viên Sư Phạm, mà chính tôi sẽ đứng cạnh anh dưới hàng chữ Lương Sư Hưng Quốc, cho dù đó là ngày nắng chan hoà hay cơn mưa tầm tả.

Chị Mai Hương, các cháu, bằng hữu và hoài bão anh mang trong tim sẽ giúp anh tìm lại phút giây bình yên trong những lúc nghiệt ngã nhất. Chúc anh đầy nghị lực và sức khỏe.

Trương Mỹ Hạnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.