Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường Phát Động Chiến Dịch Hỗ Trợ Thái Hà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 72.6 kb

Thông Cáo Báo Chí

Ngày 10 tháng 10 năm 2008

Liên hệ:
Quốc Phan 858-361-0861
Giang Nguyễn 714-623-1158

Chiến dịch “Kêu Gọi Đoàn Kết”

Thanh niên VN trên toàn thế giới kêu gọi công bằng cho giáo dân Thái Hà

San Jose, CA- Mạng Lưới Tuổi Trẻ VN lên đường hôm nay phát động chiến dịch “Kêu Gọi Đoàn Kết” nhằm ủng hộ cho những giáo dân Thiên Chúa giáo ở Thái Hà, VN. Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Đường kêu gọi các quan sát viên độc lập, các thành viên của đại sứ quán và các tổ chức nhân quyền cùng chứng kiến sự ngược đãi tôn giáo đang từng bước leo thang của chính quyền VN.

Quyền tự do đeo đuổi về tín ngưỡng tôn giáo là một nhân quyền cơ bản nằm trong Hiệp định Quốc tế về các Quyền Công dân và Chính trị (International Covenants on Civil and Political Rights (ICCPR)) mà VN đã phê chuẩn vào năm 1982. Hiệp định ICCPR cho phép công dân có quyền tự do diễn đạt, hội họp, và lập hội. Tuy nhiên, chính phủ VN đã không thực hiện được cam kết của mình mà tiếp tục đàn áp thẳng tay những buổi thắp nến cầu nguyện ôn hoà của các giáo dân Thiên chúa giáo ở Thái Hà, giáp Hà Nội, để đòi hỏi nhà nước trả lại đất nhà thờ đã bị thu hồi từ năm 1961.

Cảnh sát, những phần tử xã hội đen được nhà nước đỡ đầu, và những viên chức của chính phủ đã không ngừng đàn áp thẳng tay những người biểu tình ôn hoà trong mấy tuần qua, thậm chí còn dùng đến bạo lực. Những người này đã dùng dùi cui đánh đập phụ nữ, dùng hơi cay để dẹp các đám đông và phá hoại khu vực nhà thờ bằng các xe ủi đất.

“Người VN trên toàn thế giới, bất kể thuộc tôn giáo nào, cần phải cùng một lòng đoàn kết lại nhằm lên án hành động tước đoạt tài sản nhà thờ một cách bất hợp pháp của chính phủ VN để mưu lợi, và đòi hỏi chấm dứt ngay hành động đàn áp đối với những người biểu tình bất bạo động tham gia vào lễ thắp nến cầu kinh ôn hoà”, anh Phan Đình Quốc, Tổng Thư Ký Mạng Lưới Lên Đường phát biểu.

Chúng tôi kêu gọi mọi người hãy ủng hộ và tham gia vào chiến dịch này bằng cách liên hệ với đại sứ quán và các toà lãnh sự tại VN để kêu gọi họ cập nhật và quan sát tình trạng đáng quan ngại này. Hãy lên tiếng thể hiện sự quan tâm tới những người dân Thái Hà và thể hiện tình đoàn kết của các bạn.

Kèm theo đây danh sách các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài ở VN.

Word - 60 kb

Word - 68 kb

Word - 56 kb

Word - 59.5 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.