Manthorpe: Các nhà lãnh đạo mới của TQ đang phải đối đầu với “những khó khăn trầm trọng”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà bình luận cho rằng sự thiếu tiến bộ về dân chủ, tự do, luật pháp và cải cách chính trị là những vấn đề khó khăn nhất.

Khi ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) được đề cử vào trách vụ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc ông ta không có chút ảo tưởng nào về cả chuỗi những vấn đề khủng khiếp mà ông ta được thừa hưởng.

Một danh sách “10 Vấn Đề Nghiệm Trọng” mà Trung Quốc đang gặp phải đã được một thuộc cấp của ông Tập phổ biến vào Tháng 9 vừa qua.

Tuy nhiên, tài liệu đó đã nhanh chóng bị gỡ bỏ khỏi internet vì nó cũng là một bản lên án không nhân nhượng những thất bại trong một thập niên cầm quyền của hai nhân vật lãnh đạo của Đảng CSTQ vừa rời chức là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) và Thủ Tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao).

Tác giả của bài viết, là Đặng Vũ Văn (Deng Yuwen), là phụ tá chủ bút của tờ báo Study Times, là cơ quan ngôn luận của trường đảng của Trung Ương Đảng CSTQ.

Ông Tập, người lãnh đạo mới của Đảng, là chủ tịch của trường đảng, nên nếu việc bài viết nói trên được viết và phổ biến mà ông Tập không được biết và cho phép là chuyện vô cùng bất thường.

“10 Vấn Đề Nghiêm Trọng” được những người theo dõi tình hình Trung Quốc biết rất rõ, tuy nhiên việc ông Tập có liên hệ với tài liệu này cho thấy là một khi nắm quyền ông ta có thể sẽ lèo lái Trung Quốc thoát ra khỏi con đường tệ hại hiện nay.

Nhưng ý tưởng chính của danh sách của ông Đặng là sự cần thiết của việc cải tổ chính trị, đặc biệt là việc Đảng CSTQ từ bỏ độc quyền và hạn chế bản chất độc đoán.

Ông Tập có muốn và có khả năng để đeo đuổi con đường này hay không sẽ là câu chuyện đời lãnh đạo của ông ta.

Đứng đầu danh sách của ông Đặng là sự thất bại trong việc xây dựng nền kinh tế có phẩm chất cao, phần lớn là vì đụng chạm quyền lợi, kể cả của chính phủ. “Trung Quốc cần phải chuyển đổi từ mô thức hiện nay, đang nhấn mạnh quá đáng vào đầu tư, xuất khẩu và tiêu thụ nguyên liệu cao qua một nền kinh tế kỹ thuật cao và nhắm vào người tiêu thụ.

Kế đến là điều mà ông Đặng gọi là sự thất bại trong việc thúc đẩy sự phát triển của một tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc. Ngược lại thì sự bùng nổ kinh tế của thập niên trước đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng lớn giữa một thiểu số quá giàu có và đại đa số còn lại có lợi tức thấp với cơ hội thăng tiến ngày càng teo lại.

Điều thứ ba là một vấn đề có liên hệ tới khoảng cách làm mất ổn định xã hội giữa đời sống thành thị và thôn quê. Điểm cốt lõi ở đây, theo ông Đặng, là việc tiếp tục áp dụng hệ thống giấy phép cư trú cũ (hộ khẩu) theo đó người dân Trung Quốc chỉ được hưởng các dịch vụ xã hội tại nơi họ ghi danh cư trú.

Vì vậy, khi hàng bao nhiêu triệu những người dân quê đổ dồn về các thành phố để tìm công ăn việc làm thì họ bị cắt không còn được hưởng mọi loại dịch vụ xã hội nữa.

Vấn đề thứ tư mà ông Đặng nêu lên là việc nhà nước tiếp tục áp dụng chính sách một-con.

Theo ông Đặng thì “sinh con là một quyền căn bản của con người”. Nhưng chính sách một-con không chỉ góp phần vào việc lão hóa dân số và làm mất đi những ích lợi về mặt nhân khẩu, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Hệ thống giáo dục tại Trung Quốc đặt nặng lượng hơn phẩm và tiếp tục làm tê liệt khả năng sáng tạo, ông Đặng nói, cho đó là vấn đề nghiêm trọng thứ năm mà các nhà lãnh đạo mới phải đối đầu.

Triết lý chỉ đạo của hệ thống giáo dục ngày càng nghiêng về lợi ích cho các định chế nhà nước và không có gì khác. Ông Đặng viết là “Rất ít thấy xuất hiện các khoa học gia lớn và các thành quả độc đáo cũng hiếm. Tất cả những điều đó làm suy yếu việc xây dựng một quốc gia đầy sáng tạo”

Điều thứ sáu trên danh sách của ông Đặng là vấn đề ô nhiễm mà ông cho là ngày càng tệ hại hơn trong thập niên qua.

Ngoài việc đe dọa mạng sống và phúc lợi của người dân, những kỹ nghệ gây ô nhiễm là nguyên nhân gây ra bạo động và xáo trộn xã hội ngày một gia tăng khi dân chúng địa phương phản đối sự thoái hoá của môi trường.

Cũng tào lao không kém, ông Đặng nói ở điểm thứ bảy, là thái độ của chính phủ liên quan đến việc cung cấp một nguồn năng lực bền vững. Sự thất bại này đã khiến cho Trung Quốc lệ thuộc vào các quốc gia xuất cảng năng lượng mà căn bản là một nền kinh tế bấp bênh.

Ông Đặng không trực tiếp nói về tham nhũng, nhưng dưới điểm thứ tám ông đã cáo buộc Đảng CSTQ là đã thất bại trong việc xây dựng một hệ thống giá trị hiệu quả và có tính thuyết phục và được hầu hết mọi người chấp nhận.

“Nếu một xã hội không có khả năng ngăn chặn sự thoái hoá của những chuẩn mực đạo đức, và nếu các thành viên không bị bó buộc bởi bất cứ nguyên tắc đạo đức nào và không còn biết thế nào là liêm sỉ mà chỉ còn biết có quyền lợi như là mục tiêu duy nhất trong đời, thì xã hội đó sẽ nhanh chóng tụt xuống mức độ rừng rú”, ông Đặng viết.

Ở điểm thứ chín là điều mà ông Đặng coi như là sự thất bại của chính phủ của ông Hồ và ông Ôn khi không tạo được cho Trung Quốc một phong thái ngoại giao rõ ràng và kiên định trên trường quốc tế. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã có tính cách “chữa lửa” chứ không phải là một chiến thuật mạch lạc để đạt được những quyền lợi quốc tế cho đất nước.

Và ông Đặng dành “vấn đề lớn nhất và nhiều thách đố nhất” ở điểm cuối cùng. Ông Đặng viết: “Tuy chính quyền của ông Hồ và ông Ôn nói nhiều về dân chủ, tự do, luật pháp và cải tổ chính trị, đã không có bao nhiêu tiến bộ”.

Một chương trình “trả quyền lực lại cho người dân” cần được theo đuổi cẩn thận và có phương pháp để “cho người dân chút hy vọng”, ông Đặng nói.

Và Ông kết thúc là nếu cải tổ chính trị được thực hiện đúng đắn thì giải pháp cho chín vấn đề kia sẽ tự tìm ra.

jmanthorpe@vancouversun.com

Nguồn: www.vancouversun.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.