“Máu Các Thánh Tử Đạo Trổ Sinh Con Nhà Có Đạo”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Một buổi sáng thứ bảy, em bé chào cha mẹ để đến nhà thờ học giáo lý. Trên đường đi em bị một người lính chặn lại và chất vấn.
- Em bé kia đi đâu?

Ngước cặp mắt ngây thơ, em bé nhìn người lính lễ phép trả lời:
- Dạ thưa chú, cháu đến nhà thờ học giáo lý.

Người lính lạnh lùng nói với em.
- Không còn lớp giáo lý nào nữa, cháu về nhà đi.

Em bé hồn nhiên nói với người lính.
- Không còn lớp giáo lý thì cháu đến nhà thờ đọc kinh vậy. Có được không thưa chú?

Người lính trừng mắt nhìn em bé, rồi xẵng giọng lên tiếng doạ nạt.
- Nhà thờ bị phá sập rồi, cháu tới bây giờ nguy hiểm lắm, cháu có biết không?

Vẫn giữ nguyên giọng nói hồn nhiên, em bé nhìn người lính trả lời:
- Nhà thờ bị phá thì cháu đến nhà Cha Sở để xin Ngài kể chuyện về Hội Thánh càng vui.

Em bé vừa dứt lời, người lính cất tiếng cười chế nhạo rồi lắc đầu gằn giọng nói:
- Không còn Hội Thánh nào nữa hết, cháu biết không? Cháu về nhà đi, vì Cha Sở đã bị bắt đêm qua rồi.

Nói xong, y thích thú nhìn em chờ đợi một thái độ buồn rầu sợ hãi. Nhưng trái với dự đoán của y, em bé không những không buồn rầu, sợ hãi mà còn dõng dạc cất tiếng trả lời:
- Không! Chú lầm rồi. Cho dẫu lớp giáo lý bị giải tán, nhà thờ bị sập, Cha Sở bị bắt giam, nhưng Hội Thánh Chúa vẫn còn.

Trước vẻ ngỡ ngàng, lúng túng của người lính, em bé nhìn y và hỏi lại:
- Chú biết sao không? (Ngừng lại một giây, em đưa tay phải chỉ vào ngực mình rồi chậm rãi tự trả lời). Vì còn cháu đây nè. Chính cháu là Hội Thánh.

Mẩu đối thoại giữa người lính vô thần và em bé 10 tuổi trên đã được truyền tụng lâu đời trong Hội Thánh, từ thuở chính quyền La Mã còn bắt đạo. Dù nó thực hư đến đâu thì nó vẫn còn nguyên giá trị khi mấy hôm nay, chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam nói chung và anh chị em giáo xứ Thái Hà nói riêng, bị nhiều bắt bớ. Chúng ta liên tục bị “CÁI LOA” của những kẻ độc quyền về việc kiểm soát thông tin xuyên tạc chân lý, nói sai sự thật. Nhưng như Chúa Giêsu đã nói “sự thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,32). Chẳng nhẽ chuyện một miếng đất, và vài nghìn người của xứ Thái Hà mà nhà nước phải hao tâm tổn lực vậy sao? Nếu SỰ THẬT không thuộc về giáo xứ Thái Hà thì chỉ cần 30 giây là nhà nước có thể dẹp yên, cần gì phải lải nhải mãi trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Họ càng lải nhải càng làm cho mọi người tự đặt câu hỏi: phải chăng nhà nước sai rồi, không tự mình giải quyết được đành phải “tạo dư luận” để tìm sự ủng hộ của những kẻ khù khờ (dạng vừa ăn cướp vừa la làng)?. Những người bình thường sống trên đất nước này sẽ tự đặt cho mình câu hỏi: Tại sao bao nhiêu vụ tham nhũng này nọ còn “hoành tráng” hơn nhiều thì đài báo lại không quan tâm? Phải chăng những tín hữu Thái Hà là cái cớ để nhà nước đánh lạc hướng quan tâm của dân chúng về những “tội” tày trời của một số quan chức nhà nước?

JPEG - 18.3 kb

Mỗi người tín hữu giáo xứ Thái Hà trong những ngày qua đến ‘linh địa Đức Bà’ cầu nguyện đã bị đàn áp, bắt bớ, bôi xấu đủ chuyện. Họ như em bé đứng trước người lính trong câu chuyện trên. Họ không sợ vì SỰ THẬT luôn về phía họ. Họ tự hào vì mình đã nối gót các bậc tổ tiền trong việc sống và bảo vệ đức tin. Họ ý thức hành vì, thái độ biểu lộ lòng tin của họ xứng với lời của cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lô II trong bài giảng nhân dịp Phong Thánh cho 117 VỊ ANH HÙNG TỬ ĐẠO VIỆT NAM: “Hỡi giáo đoàn Việt Nam, Cha nói lại với anh chị em rằng: máu các vị Tử Đạo là nguồn ân sủng cho anh chị em trước tiên, để anh chị em thăng tiến trong đức tin. Giữa anh chị em, đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và con lưu truyền qua nhiều thế hệ tương lai. Đức tin này tồn tại để làm nền tảng xây dựng sự kiên trì cho tất cả những người Việt Nam trung thành với quê hương đất nước, đồng thời vẫn mãi mãi là tín hữu của Chúa Kitô” (1)

Quả thật, anh chị em Thái Hà bị dồn ép tư bề giữa những khó khăn, bắt bớ, bị đè bẹp bởi những kẻ cường quyền, nhưng họ tin rằng họ đang TỬ VÌ ĐẠO, và “máu các Thánh Tử Đạo sẽ trổ sinh con nhà có đạo” (Tertuliano).

Văn Quảng
Dòng Chúa Cứu Thế

(1) Hiệp Thông Mục Vụ, số 4, ngày 15/03/1995, Chặng Đường 20 năm của GHVN, VP. Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.