Màu đen đớn đau

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Văn Thịnh, Khoa Sử, Đại học Khoa học Huế.

Mỗi ngày, nhiều lần, lên mạng rồi bấm vào Bauxitevn.info, thấy hiện lên dòng chữ “Trang mạng Bauxite Việt Nam lại tiếp tục bị tin tặc tấn công”. Bên cạnh dòng chữ đó là cái khung đen ngòm, càng lúc càng to hơn. Nghĩ, và xót xa…

Tôi đã từng bị ám ảnh mãi về cái màu đen trên trang bìa của Tuổi Trẻ Cuối Tuần nhân dịp Ngày Nhà báo Việt Nam, sau khi cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất. Những bức ảnh với các hình người, mặt người quằn quại trong nhức nhối sự bàng hoàng khó hiểu vì lẽ gì? Tại sao? Tất nhiên, đó là những bức ảnh được TTCT tuyển chọn từ những bức ảnh nổi tiếng của thế giới. Nhưng, điều đó có hề chi – bởi nó phản ánh về màu đen – màu của sự ngột ngạt, bức bối; màu của cái bi ai nghẹn tức ngay cả trong một tiếng thở dài. Tự nhiên, tôi nghĩ đến GS Nguyễn Huệ Chi – người mà khi viết, bao giờ tôi cũng viết hoa chữ Thầy! Sự trăn trở trước cái liều mạng của sai lầm, trước cái vô sỉ của nhận thức, trước cái ích kỷ của vô lương…; của Thầy và của Nhà văn Phạm Toàn, của GS TS Nguyễn Thế Hùng; của hàng triệu con dân Việt, không lẽ chỉ mãi là màu đen của tủi nhục và bất lực thôi sao?

Đôi khi, tôi nói với bạn bè và sinh viên rằng đất nước Việt Nam chỉ mạnh giàu khi thế hệ U60 như tôi đi hết để gặp Thị Nở, Chí Phèo. Đó là thế hệ đầy khiếm khuyết, trưởng giả và ích kỷ. Sự chắp vá về kiến thức, sự cực đoan về tính cách và cái tôi công thần hợm hĩnh đã biến rất nhiều người (kể cả tôi) thành những kẻ tội đồ của xã hội. Rất nhiều câu hỏi không thể trả lời: Tại sao lại có thể ngồi xổm trên vận mệnh quốc gia? Tại sao lại bưng mắt, bịt tai trước thảm hoạ phương Bắc đang đến rất gần? Tại sao không chịu hiểu rằng nỗi đau hàng ngàn năm không thể cởi bỏ được cho dù “hữu nghị” cách nào? Tại sao không biết những cái đầu lớn nhất của chủ nghĩa Đại Hán luôn cho rằng họ không thể chịu đựng được 3 “thứ”: Người Việt, người Nhật và người Mỹ? Tại sao không thể mời những người giỏi giang (nhiều lắm), họp Hội nghị Diên Hồng để bàn cách đổi thay để chấn hưng vận nước? Tại sao không nghĩ rằng những điều bức bối là có thật cho dù cố tình “nhìn nhưng nỏ chộ (thấy)”?…

Những câu hỏi ấy giống như màn đen trên trang Bauxite Việt Nam. Nó sắp lớn hơn một nửa màn hình. Tôi lại chợt nghĩ đến điều mà cựu Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã nói:

“Cốc nước đầy một nửa thì hơn cốc nước vơi một nửa”. Cái gì đầy và cái gì đang vơi đây? Nếu cái nửa của màu đen cứ tiếp tục nặng dày hơn thì đất nước sẽ đi về đâu?

Tôi đã ngây thơ còn hơn cả một đứa trẻ khi viết Tin tốt lành với niềm tin rằng Bauxite đã Sống lại rồi, em ạ, Hỷ Nhi ơi (Tố Hữu). Lên 8 tuổi, tôi đã thuộc lòng bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng”. Ngày Tết, ai đến, bố tôi cũng bắt tôi đọc. Mỗi khi như thế, ông cười hạnh phúc lắm. Chắc rằng tôi đã đọc bằng những cảm xúc thơ dại thần tiên: Anh chị em ơi! Ba mươi năm đời ta có Đảng. Hôm nay ôn lại quãng đường dài. Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay. Qua sông nhớ suối. Có ngày, nhớ đêm. Thuở nô lệ dân ta nước mất. Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm. Ngọt bùi đau xót trăm năm. Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao… (có thể tôi trích không thật chính xác vì đã gần 50 năm rồi). Tôi còn nhớ, tiền mừng tuổi (lì xì) mà các bác, các chú đã cho tôi, thưởng cho tôi vì đã thuộc lòng “30 năm đời ta có Đảng” nhiều lắm. Bố tôi là người đã và đang nói với tôi rằng chừng nào tôi chưa vào Đảng, chừng đó ông chết không nhắm được mắt(!)

Sự đau đớn của một lời nguyền thật khủng khiếp. Tại sao tôi không thể làm được điều mà tôi nghĩ chỉ cần mình cố một chút là được? Cố chịu đựng, cố tìm cách nói ít, hiểu nhiều, cố để nhắm tịt mắt lại trước biết bao điều ngang ngược, thô bỉ của rất nhiều đảng viên mà tôi thấy… Điều đau đớn hơn nữa là tôi biết rõ rằng đảng của khoa Sử, Đại học Khoa học Huế mà tôi đang tồn tại (không lâu nữa), toàn là những người tâm huyết, đáng trân trọng. Vậy, tại sao các đảng của quan chức lại đầy chặt sự tệ hại và dốt nát đến như thế? Chẳng hạn, chỉ có chuyện đá bóng thôi mà VFF không hiểu luật khi cho rằng dù đã nhập quốc tịch Việt Nam, cũng không có quá nhiều cầu thủ “ngoại” trong một đội bóng. Ngu đến như thế là cùng! Tại sao đã là người Việt lại còn phân biệt? Tương tự là ông Trần Đình Đàn, trước khi Quốc hội họp 2 ngày, ông khẳng định: ’Quốc hội ủng hộ chủ trương khai thác bô-xít’ (Vietnamnet, 18/05/2009). Ông Đàn còn uy lực hơn cả hàng trăm nghị sĩ. Nói như thế có khác gì coi đại biểu Quốc hội là số không? Cũng tương tự nữa là câu chuyện “cậu đánh máy” của ông Đào Duy Quát… Những người như thế vẫn tiếp tục điều hành niềm vui, mong ước của hàng triệu người; xoay chuyển đường đi của giống nòi; thử hỏi, vận nước không suy, đời dân không thảm mới là chuyện lạ!

Tôi đang cố hình dung cảnh mà thiên tài Tố Hữu đã viết: Chim treo trên lửa cá nằm dưới dao và cảnh Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. Vùi con đỏ dưới hầm tai hoạ. Có lẽ, cần phải đến Tân Rai, Nhân Cơ để hiểu rõ thế nào là hầm, thế nào là màu đỏ của chất thải từ bauxite? Nếu bạn chui vào hầm, tất nhiên, chỉ có màu đen…

Huế, 3h45’, 27.12.2009

Nguồn: Dân Luận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.