Một Loại Bằng Cấp Không Chính Nghĩa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nỗi Lo Chất Lượng

JPEG - 109.5 kb

Đã là sinh viên Việt Nam thì phải biết tình trạng lạm phát, từ lạm phát tiền bạc, danh hiệu, huân chương… đến lạm phát bằng cấp. Bằng tiến sĩ còn lạm phát thì tấm bằng cử nhân tương lai của chúng ta tránh sao khỏi?

Nhưng cảm xúc về sự lạm phát này sẽ không giống nhau với những hoàn cảnh và thân phận khác nhau. Các bạn con nhà quan giàu có thì có thể mua điểm, mua bằng, cứ học “chơi” mà vẫn có chỗ làm việc “thật”.

Chúng tôi thuộc gia đình công nhân, nông dân thì lo lắng ngay khi thi đậu vào đại học cho tới khi học xong. Năm năm tuổi xuân chỉ những lo và lo. Lo sao gia đình có đủ tiền nuôi sống mình và đủ trả học phí. Lo sao vừa kiếm thêm chút ít để đỡ gánh nặng cho gia đình, lại vừa học tốt các môn học để sau này có thể xin việc bằng năng lực thật của mình. Lo phải học các môn (biết chắc rằng) vô bổ mà vẫn phải đạt điểm cần thiết. Đó là các môn Mác-Lênin mà sinh viên nào cũng sợ và chán ngán (trừ các bạn giàu). Lo không đủ thời gian học thêm ngoại ngữ trong khi môn này được dạy rất hời hợt ở bậc đại học. Lo học sử dụng vi tính sao cho đạt trình độ phổ thông trong khi mấy bạn nghèo hùn lại vẫn không mua nổi một PC loại xoàng…

Tóm lại, chỉ những lo là lo. Trong khi đó tấm bằng cử nhân cứ lạm phát theo cấp số nhân, còn giá trị của nó cũng theo tốc độ đó mà giảm xuống.

JPEG - 17.4 kb

Mấy ai biết rằng sinh viên nghèo chúng tôi lo lắng sự lạm phát bằng cấp không kém các vị có trách nhiệm cao trong sự nghiệp giáo dục nước nhà ?

Con cái gia đình nghèo thuộc tầng lớp công nông chúng ta thua xa các bạn gia đình giàu có. Họ là con cái quan chức hoặc tư sản (thường là kiêm cả hai) do vậy họ dễ dàng có việc làm trong cơ quan nhà nước, ngồi ở vị trí cao do thăng tiến rất nhanh; hoặc họ có thể mở công ty bằng vốn của cha mẹ cho.

Nhưng điều bất ngờ mà chúng tôi phát hiện là chúng ta thua các bạn nhà giàu vì họ còn có một loại bằng cấp vô địch khác. Cứ thế, họ thẳng tiến trên con đường công danh, sự nghiệp và làm giàu.

Loại Bằng Cấp Có Tên “Cấp Ủy”

Đang bù đầu vì bài vở nhiều và kiếm sống chật vật, vô tình chúng tôi có dịp tìm hiểu về tổ chức của đảng CSVN.

JPEG - 49.3 kb

Chả là, để kiếm thêm tiền ăn học, chúng tôi làm sổ sách cho một anh kỹ sư ra trường trước chúng tôi 6 năm, nay làm giám đốc một công ty, thuộc một tổng công ty của nhà nước. Chất lượng bằng cấp không thành vấn đề miễn là có 50 triệu đồng (khi đó bằng 60 tháng lương kỹ sư) để mua biên chế. Nhờ gia đình và sự quan hệ rộng rãi (chủ yếu là mời mọc) anh nhanh chóng đạt chức phỏ phòng, rồi… vướng. Bởi vì, để lên trưởng phòng, anh phải là đảng viên mới được. Cuối cùng, danh hiệu đảng viên cũng nhờ mua mà có. Đây là danh hiệu không có giá cụ thể mà cần phải sống biết điều. Lạ nhất là anh đã được kết nạp đảng, đã từng giơ tay thề trước cờ búa liềm, nhưng khi hỏi anh về Điều Lệ, anh nói rất vô tư rằng “tao chưa đọc kỹ”. Nay, anh đã là chi uỷ viên, rồi bí thư chi bộ và được đề bạt giám đốc một công ty con ở tuổi 30. Anh dự kiến sẽ đi học hàm thụ 2 năm ở trường Nguyễn Ái Quốc cho đủ tiêu chuẩn làm tống giám đốc của một tổng công ty khi anh 40 tuổi.

Anh không thể dạy chúng tôi bất cứ cái gì về chuyên môn, nhưng lại thừa vốn sống để dạy chúng tôi về đường đời. Chính là nhờ hỏi han anh trong giờ rỗi rãi mà chúng tôi hiểu về cách thức tổ chức của đảng.

Đơn vị thấp nhất của đảng là chi bộ, có các đảng viên và một ban chấp hành 3 người (gọi là chi ủy). Mỗi người trong ban chi ủy gọi là chi ủy viên (3 người này bầu ra một bí thư). Nhiều chi bộ họp thành đảng bộ; đảng bộ có ban chấp hành gọi là đảng ủy, mỗi người trong đảng ủy gọi là đảng ủy viên. Họ bầu ra ban thường vụ, có người đứng đầu gọi là bí thư đảng ủy.

Liên hệ, trường chúng tôi cũng có đảng bộ gồm mấy chục chi bộ, tổng cộng tới trên 400 đảng viên, cũng có ban chấp hành (đảng ủy) 23 người, có 5 người được bầu vào ban thường vụ, trong đó thầy T (phó giáo sư) là bí thư đảng ủy, kiêm phó hiệu trưởng. Còn thầy Q là hiệu trưởng đồng thời là phó bí thư đảng ủy. Hễ có một chức vụ trong đảng, đương nhiên có một chức vụ hành chính tương đương trong cơ quan nhà nước.

Anh cho biết, ở xã có đảng bộ xã, huyện có đảng bộ huyện… Các ban chấp hành ở đó cũng có tên là đảng ủy (goi tắt là xã ủy, huyện ủy, tỉnh ủy…). Cao nhất là ban chấp hành trung ương, gồm có các ủy viên trung ương. Họ bầu ra bộ chính trị, ban bí thư và các ban khác của đảng.

Như vậy, “cấp ủy” là tên gọi chung cho các ban chấp hành. Còn “cấp ủy viên” là tên gọi chung cho những cá nhân trong ban chấp hành đó. Phải là cấp ủy viên của cơ quan mới có thể được bổ nhiệm làm một chức vụ trong cơ quan đó. Ví dụ, ở trường tôi thì đương nhiên tất cả các thày trong ban giám hiệu đều phải là đảng ủy viên (thâm chi thường vụ) mà ngay các trưởng phòng cũng phải là đảng ủy viên mới hy vọng đề bạt phó hiệu trưởng.

Có Tấm Bằng “Cấp Ủy” Có Thể Lãnh Đạo Mọi Chuyên Khoa

JPEG - 7 kb

Một vị tỉnh ủy viên có thể lãnh đạo bất cứ sở nào của tỉnh. Một trung ương ủy viên có thể làm bộ trưởng bất cứ bộ nào. Đó là tình hình trước đây do người già kể lại. Nay, ngoài tấm bằng “Cấp Ủy” (do bầu bán mà có) hình như vẫn phải có chút chuyên môn, ví dụ phải có tấm bằng cử nhân lạm phát. Đến nay, để phòng xa sự thay đổi của thời thế, vị kỹ sư (nói trên) cũng có kế hoạch kiếm cái bằng thạc sĩ chuyên môn (lạm phát) để đủ hồ sơ đề bạt lên cấp cao hơn.

Liệu chúng ta nỗ lực trau dồi chuyên môn cho đến bao giờ mới bén gót dảng viên và cấp ủy? Còn kiểu vào đảng bằng tiền và nịnh thì chúng ta có thể muối mặt mà làm?

Thôi. Không nói dài dòng nữa. Con em gia đình công nông chúng tôi chán cái CNXH chính vì đảng ta độc quyền chức vụ. Đảng chiếm 100% các chức vụ cao, kể từ chủ tịch nước cho tới cấp trưởng phòng trong một cơ quan nhỏ xíu, miễn là có cái bằng “Cấp Ủy”. Đả đảo tấm bằng “Cấp Ủy”.

Nguyễn Lê Trần, Ngô Đình Lý và nhóm SVBK.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…