Na Uy: Lễ Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn 100 quan khách từ Oslo, Moss và các vùng phụ cận đã tề tựu tại hội trường Moss Skogen, thuộc thị xã Moss, vào Chủ Nhật ngày 08 tháng 4 năm 2007, vào lúc 16 giờ 15 để tham dự buổi lễ Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vương, do Đảng Việt Tân/Cơ sở Na Uy, Hội Bảo Tồn Truyền Thống, Hội Phụ Nữ Việt Nam Tỵ Nạn và Đoàn Thanh Thiếu Niên Phan Bội Châu cùng phối hợp tổ chức.

JPEG - 106.6 kb

Sau phần giới thiệu quan khách là lời chào mừng của ông Nguyễn Đức Thọ, đại diện Đảng Việt Tân, thuộc cơ sở Na Uy. Trong dịp này, ông Nguyễn Đức Thọ cũng đã đề cập đến sự kiện nóng bỏng đang diễn ra trong nước kể từ Tết Đinh Hợi đến nay, với việc nhà nước cộng sản Việt Nam (CSVN) đã bất chấp ngày Tết thiêng liêng của dân tộc ra tay trù dập, bắt bớ, cầm tù các chiến sĩ dân chủ trong nước, điển hình là các thành viên Khối 8406, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam cùng một số đảng phái khác. Và mới đây là phiên tòa bất công diễn ra tại Huế để xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý, qua tấm hình Ngài bị viên công an bịt miệng không cho phát biểu khi đứng trước vành móng ngựa đã làm cho thế giới bàng hoàng kinh ngạc về một chế độ độc tài phi nhân CSVN của đầu thế kỷ 21. Ông Nguyễn Đức Thọ kết luận: “Chúng ta phải làm gì để thay đổi chính sách cai trị độc tài của đảng CSVN hiện nay trong ngày Ghi Ơn Quốc Tổ này?”.

Trong phần nghi thức Tế Tổ sau đó đã được Ban Tổ chức thực hiện một cách trang nghiêm và long trọng.

JPEG - 64.1 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Kế đến là phần thuyết trình của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân nhân chuyến công tác Âu châu đã ghé đến Moss tham dự ngày lễ này. Ông đã trình bày lược duyệt về các giai đoạn lịch sử Việt Nam từ sau các triều đại Vua Hùng với nhiều thăng trầm, đến ngày hôm nay Việt Nam đang ở trong một giai đoạn đen tối nhất trong giòng lịch sử Việt. Vào đầu thập niên 90, sau khi nhà cầm quyền CSVN bắt đầu theo đuổi chính sách đổi mới thì những tiếng nói phản kháng đòi hỏi dân chủ bắt đầu đơn lẻ xuất hiện, như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, ông Hà Sĩ Phu, cựu Trung tướng Trần Độ, nhà văn Dương Thu Hương, ông Hoàng Minh Chính v.v… Vào tháng 12 năm 2000, Linh mục Nguyễn Văn Lý phát động chiến dịch tranh đấu cho tự do tôn giáo ở giáo xứ Nguyệt Biều, phong trào dấy lên trong đó có những khuông mặt trẻ như: Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, Luật sư Lê Chí Quang v.v… Vào tháng 4 năm 2006, một lần nữa Linh mục Nguyẽn Văn Lý cùng các cộng sự viên của Ngài tung ra Bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam với hàng ngàn chữ ký của đồng bào trong nước. Và nhà cầm quyền CSVN đã ra tay trong đợt đàn áp này để mở đầu chiến dịch bố ráp vào dịp Tết Đinh Hợi vừa qua.

Ông Đỗ Hoàng Điềm kêu gọi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại hãy thể hiện bằng hành động hỗ trợ các nhà đối kháng với các phương thức: Vận động quốc tế để áp lực CSVN, cùng nhau hỗ trợ phương tiện cho các nhà dân chủ trong nước, góp phần tấn công vào bộ mặt của nhà cầm quyền CSVN, góp phần thông tin về trong nước, tham gia vào các tổ chức đấu tranh. Cuối cùng, ông Đỗ Hoàng Điềm kết luận: “Hai tháng trước mặt là 2 tháng quyết định. Chúng ta thấy nhà cầm quyền CSVN đang chùn tay vì áp lực quốc tế, đây là lúc chúng ta chứng minh cho họ thấy là họ không thể đạt được điều họ mong muốn…”.

JPEG - 64.9 kb

Đoạn phim xử án Lm Nguyễn Văn Lý ở Huế được trình chiếu lên cho cả hội trường cùng xem đã gây nhiều xúc động trong cử tọa khi nhìn thấy dáng dấp hao gầy của vị Linh mục kính yêu khi bị tên công an bịt miệng Ngài, không cho Ngài phát biểu trước vành móng ngựa của một phiên tòa đầy bất công và phi lý.

Phần hội thảo sau đó với nhiều câu hỏi đặt ra của cử tọa được diễn giả giải đáp thỏa đáng. Buổi lễ được xen kẽ với phần văn nghệ do Đoàn Thanh Thiếu Niên Phan Bội Châu đảm trách, và tiệc trà thân mật do Ban Tổ chức khoản đãi đã kết thúc Lễ Ghi Ơn Quốc Tổ Hùng Vương vào lúc 20 giờ cùng ngày.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.