Na Uy: Ông Nguyễn Quốc Quân Tiếp Xúc Cảm Ơn Chính Giới Và Đồng Hương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi ra tù từ Việt Nam và trở về Hoa Kỳ ngày 17 tháng 5 năm 2008, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân đã thực hiện chuyến công tác gặp gỡ chính phủ các quốc gia trên thế giới, mục đích bày tỏ lòng tri ân các chính giới sở tại đã quan tâm và can thiệp cho ông sớm được trả tự do từ nhà tù cộng sản Việt Nam (CSVN).

Vào 10 giờ sáng ngày 30 tháng 6, tại Bộ Ngoại Giao Na Uy, TS Nguyễn Quốc Quân đã tiếp xúc với bà Cathrine Halsaa, thuộc Vụ Nhân Quyền & Dân Chủ, đặc trách đối thoại Nhân Quyền với Việt Nam, cùng một đại diện thuộc Đông Nam Á Sự Vụ. Nhân buổi gặp gỡ này TS Nguyễn Quốc Quân bày tỏ lòng tri ân chính phủ và nhân dân Na Uy đã lên tiếng kịp thời để áp lực nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho chính ông cùng các đảng viên và cộng tác viên Việt Tân bị bắt hôm 17 tháng 11 năm ngoái. TS Nguyễn Quốc Quân trình bày về những ngày bị giam cầm đồng thời kể rõ những sự hù dọa của công an chấp pháp CSVN khi ông bị thẩm vấn. Ông cũng nêu ra việc áp dụng phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động cùng bạn tù ngay trong nhà tù để tạo niềm tin cho họ.

Sau khi lắng nghe những gì mà người tù lương tâm đã trình bày, bà Cathrine Halsaa cám ơn TS Quân cho cuộc gặp gỡ này. Khi biết qua các chi tiết liên quan đến tiến trình xét xử và quyền lợi của một tù nhân ở nhà tù Việt Nam, bà Cathrine Halsaa tỏ vẻ bất bình việc nhà cầm quyền CSVN áp dụng luật lệ một cách tùy tiện và phi lý đối với những người xử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, với ý đồ muốn dập tắt những đảng phái đối lập như đảng Việt Tân. Sau đó bà Cathrine Halsaa quyết định sẽ chính thức công bố những buổi tiếp xúc với các thành viên đảng Việt Tân như ngày hôm nay để phủ nhận việc nhà cầm quyền CSVN đã gán ghép “Việt Tân là một tổ chức khủng bố”.

Cuối cùng là cuộc trao đổi giữa khách và chủ về việc tìm một biện pháp khả thi hầu áp lực Việt Nam phải áp dụng luật chống khủng bố quốc tế một cách đúng đắn, đồng thời buộc Việt Nam phải dùng những tiêu chuẩn quốc tế khi đánh giá tổ chức nào là khủng bố chứ không tùy tiện gán ghép cho đảng Việt Tân vừa qua. Buổi tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao kết thúc sau một tiếng đồng hồ.

Vào buổi chiều cùng ngày, tại cố đô Bergen, lúc 15 giờ 30, TS Nguyễn Quốc Quân đã tiếp xúc với ông Arne Lyngaard, chủ tịch giải Nhân Quyền Rafto tại trụ sở Rafto. Trước hết ông Arne Lyngaard bày tỏ sự vui mừng và hân hạnh được họp mặt với TS Nguyễn Quốc Quân tại đây. Để đáp lễ, TS Nguyễn Quốc Quân bày tỏ lời cám ơn chân thành đối với Hiệp Hội Rafto, đã nhiệt tình lên tiếng đòi hỏi cho ông cùng những cộng sự khác được sớm thoát khỏi nhà tù CSVN. Sau đó TS Quân kể mạch lạc về tình trạng tù đày mà ông lâm nạn. Cuối cùng hai bên cùng bàn thảo về sự khó khăn về lãnh vực kinh tế như hiện nay ở Việt Nam, đồng thời trao đổi về phương cách làm sao thay đổi được nhân quyền và dân chủ thực sự cho Việt Nam. Cuộc trao đổi kết thúc lúc 17 giờ.

Tưởng cũng cần nhắc lại, trước khi gặo gỡ và cám ơn các chính giới Na Uy, TS Nguyễn Quốc Quân cũng có một buổi tâm tình cùng đồng hương Việt Nam. Buổi tâm tình diễn ra tại tư gia thuộc thị xã Moss (cách Oslo 50 cây số về hướng Nam) lúc 14 giờ ngày 29 tháng 6 với sự tham dự của một số cư dân tại Moss và các vùng phụ cận, cũng như đến từ Oslo, đặc biệt sự có mặt của một số du sinh đến từ Việt Nam. Trước hết ông Nguyễn Đức Thọ, đại diện đảng Việt Tân/ cơ sở Na Uy cám ơn sự hiện diện của đông đảo đồng hương và giới thiệu người tù từ Việt Nam, TS Nguyễn Quốc Quân. Nhân đây TS Nguyễn Quốc Quân lên tiếng ngưỡng mộ tinh thần “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” của đông đảo đồng hương đối với những người lâm nạn như ông và một số cộng sự khác, đã hăng hái tham gia trong chiến dịch ký tên đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay tức khắc cho ông cùng các chiến hữu. Nhất là các chiến hữu của ông ở hải ngoại đã vận động bằng mọi giá để buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông, và ông khẳng định: “Đảng Việt Tân không bao giờ bỏ rơi đồng đội…”. Sau đó TS Nguyễn Quốc Quân kể qua về những ngày ở trong tù, những lần bị công an thẩm vấn, những ngày ông tuyệt thực để đòi hỏi được gặp Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ hoặc thân nhân v.v… Kể rằng ông về Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 2007 qua ngã Nam Vang. Sau 2 ngày ông hoàn tất một số công tác mà tổ chức giao, đến ngày 17 tháng 11 ông đến Tây Ninh và ông bị sa lưới tại đây. Sau đó ông bị nhà cầm quyền CSVN gán ghép cho tội danh “khủng bố” cho dù công tác của ông đi vào quốc nội chỉ là phổ biến phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động. Ông được thả ra là nhờ sự tác động ở hải ngoại, ở những chữ ký nhỏ bé của từng người hỗ trợ cho ông. Tiếp theo là những câu hỏi của cử tọa được đặt ra xoay quanh những ngày ở trong tù của TS Quân, và câu chuyện vẫn còn kéo dài trong bữa cơm ngoài trời rất thân mật do Đảng Việt Tân/cơ sở Na Uy khoản đãi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?