Năm Mới — Tinh Thần Mới — Nỗ Lực Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chúng ta đang chào đón mùa Xuân Mới: Xuân Ất Dậu.

Mùa Xuân là mùa tượng trưng cho sự vươn dậy sau những tháng dài lạnh lẽo của mùa Đông ủ rũ. Mùa Xuân cũng là mùa biểu hiện cho sức sống mới dưới bầu trời trong xanh, hiền dịu của thế gian.

Điều mong ước sâu xa nhất của mọi người trong chúng ta là mỗi dịp Xuân về, làm sao chấm dứt mối nhục nghèo nàn và chậm tiến của đất nước Việt Nam. Mối nhục này không chỉ nảy sinh trong vòng vài thập niên vừa qua, mà đã có từ những thế kỷ trước, khi người Pháp xâm lăng Việt Nam vào cuối thế kỷ 19. Trong suốt thời gian qua, nước ta đã có nhiều cơ hội để chấm dứt mối nhục lạc hậu và bây giờ là tụt hậu dưới chế độ Cộng sản nhưng tất cả đã thất bại vì các chính quyền đã không coi nguyện vọng của dân chúng là chính yếu. Cả triều nhà Nguyễn vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và bây giờ là đảng Cộng sản đã coi nhẹ nguyện vọng của toàn dân, khư khư nhìn về phương Bắc như một mẫu mực phải theo, khiến cho nước nhà bị mất tự chủ và không được canh tân, trong khi thế giới đã chuyển mình với nhiều cuộc cách mạng lớn, mang lại những sự thay đổi to lớn trong đời sống nhân loại.

Nhưng dân ta đã không ngồi mong ước theo kiểu “bất chiến tự nhiên thành”. Dân ta đã đấu tranh và đấu tranh một cách kiên cường từ hàng chục năm qua với hai mục tiêu tiên quyết là: ’độc lập dân tộc và canh tân quốc gia’. Ngay cả sau cuộc đại nạn 30 tháng 4 năm 1975, dân ta vẫn tiếp tục đứng lên, từ nỗi đau uất hận của những ngày Quốc Hận 30 tháng 4, tiến lên thành những ngày Quốc Kháng 30 tháng 4 với tinh thần đấu tranh: “Toàn Dân – Toàn Diện” trong một phong trào kháng chiến mở rộng vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Chính tinh thần kháng chiến này đã hun đúc dân ta, ở trong và ngoài nước, không chỉ là lòng kiên trì với núi sông mà còn là sự khẳng định lập trường dứt khoát đối với tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Đó là chấm dứt ách độc tài Cộng sản để Canh tân xứ sở. Nhờ tinh thần này, dù cuộc đấu tranh đã biến thái sang màu sắc chính trị, kể từ khi khối cộng sản quốc tế sụp đổ và từ khi Hà Nội phải mở cửa vận dụng tài nguyên từ bên ngoài để nuôi sống chế độ, dân ta vẫn giữ một lòng son sắt không chấp nhận mọi hình thức thỏa hiệp với chế độ độc tài cộng sản, dù chúng có tung ra những đòn phép phủ dụ.

Điều đáng nói là trong vòng 10 năm vừa qua, do những áp lực mạnh mẽ của quốc tế về phương diện nhân quyền và tự do tôn giáo bởi những vận động của các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đồng thời do những chống đối ngày một gia tăng từ bên trong nội bộ, đảng Cộng sản Việt Nam đã bị suy yếu rất nhiều. Tình hình này đã mở ra cho chúng ta hai dấu hiệu lạc quan:

- 1. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể nào quay trở lại giống như ngày xưa để khống chế toàn diện mà sẽ bị mất dần ảnh hưởng trong xã hội và càng ngày bị thu hẹp vùng kiểm soát.
- 2. Lực lượng đấu tranh của dân tộc sẽ ngày một mở rộng vì người ta nhìn thấy rõ thế tất thắng để quyết định đứng chung trong hàng ngũ đối kháng lại chế độ Hà Nội.

Nói cách khác, qua những biến thái tình hình vòng thời gian vừa qua, hàng ngũ đấu tranh của dân tộc Việt Nam hiện nay, không chỉ bao gồm những người quốc gia chống cộng ở miền Nam trước đây, mà đã mở rộng đến đồng bào cả nước và những người trước đây từng ở trong hàng ngũ đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam nhưng đã thức tỉnh, cùng quay trở về đấu tranh chung trong hàng ngũ dân tộc. Chính điều này đã làm cho chính nghĩa của cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam càng ngày càng tươi sáng.

Nhưng điều mà chúng ta phải nhìn ra là trong ba mươi năm qua, tuy quần chúng cả nước đã và đang chán ghét chế độ Hà Nội và mong muốn có một sự thay đổi tốt hơn; nhưng sức bật ở trong nước chưa tạo thành sức hội tụ lớn mà chỉ là những đấu tranh đơn lẻ, nổi lên từng nơi qua các địa danh An Truyền, Nguyệt Biều, Tây Nguyên, Xuân Lộc, Thọ Đà, Đồng Nai… Chúng ta có nhu cầu hỗ trợ để làm sao những sức bật nói trên trở thành một chuỗi những biến động, đẩy chế độ Việt cộng rơi vào thế lúng túng chống đỡ và sụp đổ. Điều hiển nhiên ai cũng thấy là sở dĩ sức bật của người dân không đồng bộ và chưa kéo dài được lâu là vì thiếu thông tin và nhất là sự tác động mạnh mẽ từ bên ngoài chưa đúng mức, do đó mà những cuộc nổi dậy không kéo dài lâu ngày, chưa đủ thì giờ để cho các nơi khác có điều kiện chuyển động theo.

Với những nhu cầu căn bản nói trên, trong năm Ất Dậu 2005, chúng ta cần có một số nỗ lực đấu tranh mới.

Thứ nhất là cộng đồng hải ngoại cần dồn nhiều công sức và tâm trí nhằm hỗ trợ, tác động các nỗ lực đấu tranh tại quê nhà. Chúng ta cần coi Nghị Quyết 36 là một thất bại của Việt cộng trong 30 năm chiêu dụ cộng đồng hải ngoại. Do đó, chúng ta một mặt ngăn chận những khai thác của Việt cộng ở hải ngoại, nhưng mặt khác phải tấn công ngược vào trong nước để làm bùng vỡ những sức đấu tranh của quần chúng dưới mọi hình thái dân sinh, dân quyền để từng bước thu nhỏ lại sự kiểm soát của đảng và nhà nước Cộng sản trong xã hội và nhất là giúp những nhà đối kháng, những người dân bất phục chế độ không lo sợ bị bao vây kinh tế, mà can đảm đấu tranh. Sự kiện Cộng sản Việt Nam phải thả một số nhân vật đối kháng gồm Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ông Nguyễn Đình Huy, Tu Sĩ Trương Văn Đức, Thượng Tọa Thích Thiện Minh phải coi là một thắng lợi của chúng ta. Ngoài ra, việc Hòa Thượng Thích Quảng Độ nói đến nhu cầu hình thành bối cảnh đa nguyên tại Việt Nam, trong một bài phát biểu đầu năm Ất Dậu, là những dấu hiệu cho thấy xã hội Việt Nam đang biến thái trong chiều hướng này mà Cộng sản không thể cưỡng lại được. Lời phát biểu của Hòa Thượng Thích Quảng Độ phải được chúng ta quan tâm hỗ trợ vì đó là một điểm tựa, khởi đầu cho sự phục hoạt của các tôn giáo và những đoàn thể quần chúng không nằm trong khuôn khổ của Mặt trận tổ quốc.

Thứ hai là cần tạo sự trao đổi nhiều chiều giữa những người Việt Nam ở trong và ngoài nước, để xóa đi những khác biệt trong ngoài về nhận thức đấu tranh và nhất là tẩy xoá những tuyên truyền sai lầm của cộng sản Việt Nam lên cộng đồng hải ngoại. Nhịp cầu quan trọng đóng góp trong sự cảm thông giữa đồng bào trong và ngoài nước, chính là thành phần du sinh đi ra học tại hải ngoại. Ngoại trừ một thiểu số là con em cán bộ cao cấp của đảng Việt cộng còn đa số là những thanh niên sinh viên có đầu óc trong sáng, ước mong có cuộc cách mạng thay đổi tại Việt Nam. Cộng đồng hải ngoại cần tiếp cận với giới du sinh, giúp đỡ và trao đổi với họ để đưa họ ra khỏi vòng kiềm tỏa của sứ quán và nhất là giúp họ hiểu về ý nghĩa của công cuộc đấu tranh hiện nay mà tham gia. Chủ yếu của nhu cầu tiếp cận trong ngoài là phá vỡ bưng bít thông tin và giúp cho đồng bào tại Việt Nam nhìn ra thế giới tiến bộ bên ngoài để không tự an phận với những thay đổi nửa vời của đảng Cộng sản Việt Nam so với những năm tháng sống trong cảnh ngăn sống cấm chợ trước đây. Khi giúp cho đồng bào trong nước nhìn thấy rằng họ có quyền chọn lựa và có thể xây dựng cuộc sống khá hơn, thì chắc chắn tình hình Việt Nam sẽ thay đổi. Đây là một chọn lựa vô cùng chiến lược của cộng đồng người Việt tại hải ngoại trong năm 2005.

Thứ ba là phải đẩy mạnh được sự hợp tác và phối hợp làm việc giữa các đoàn thể, tổ chức, đảng phái và Cộng đồng người Việt tại hải ngoại cho những mục tiêu chung. Chúng ta hãy lấy mẫu số chung là phục vụ dân tộc và phục vụ cộng đồng để sẵn sàng đặt tổ chức của mình nằm dưới sự điều hướng của một tổ chức nào đó đang nỗ lực đẩy mạnh một công tác có lợi cho công cuộc chung trong một giai đoạn nào đó. Chúng ta cần quan niệm rằng những thành quả của mỗi tổ chức gặt hái chỉ là những kết quả giai đoạn, trong khi kết quả to lớn của dân tộc chính là sự hợp tác chung của mọi đoàn thể trong ngày chấm dứt ách độc tài Cộng sản để canh tân xứ sở. Nếu chúng ta cùng hy vọng và chờ đợi kết quả to lớn này cho dân tộc, thì cùng nhau gác bỏ những dị biệt nếu có, để chân thành hợp tác với nhau.

Thứ tư là phải loại trừ những thành phần đội lớp quốc gia nhưng kỳ thực là nhóm quá khích đang làm phân hóa cộng đồng bởi những hành động chụp mũ, vu cáo, công kích hết tổ chức này đến đoàn thể khác là Việt cộng một cách hàm hồ và vô cớ. Đây là thành phần nguy hiểm không kém gì bọn tay sai Việt cộng nằm vùng, vì chính những kẻ này đã tạo thêm phương tiện cho Việt cộng khai thác hầu làm ung thối thêm hàng ngũ đấu tranh của cộng đồng hải ngoại, vốn đã bị phân hóa vì những châm chọc của thành phần quá khích này. Trong trận thế đấu tranh hiện nay, chúng ta phải kiên định lập trường và giữ vững ý chí đấu tranh chống lại chế độ Hà Nội; nhưng trận thế đấu tranh ngày hôm nay đã thay đổi rất nhiều so với một vài năm trước. Ngày nay do sự lớn mạnh của các cộng đồng cùng với sự trưởng thành của giới trẻ sinh ra và lớn lên sau năm 1975, cũng như do những cải sửa để sống còn của đảng Cộng sản Việt Nam, khiến cho mỗi địa bàn, mỗi môi trường và mỗi thành phần quần chúng đã có những quan tâm khác nhau, không còn thuần nhất với những chuyển động vô cùng nhanh chóng và phức tạp của truyền thông. Đối phó với hoàn cảnh đấu tranh này, chúng ta phải biết thể hiện đúng tinh thần đấu tranh: “Toàn Dân – Toàn Diện”, thì mới khai dụng mọi khả năng, trí tuệ và tấm lòng của từng người để hỗ trợ cho nhau. Nghĩa là ngoài sự đồng nhất về lập trường chống cộng dứt khoát, mỗi tập hợp, mỗi đoàn thể phải biết tôn trọng thế đấu tranh của các tổ chức khác và nhất là nên quan tâm vào sự biểu hiện tinh thần hỗ trợ lẫn nhau hơn là cạnh trạnh hay tiêu diệt lẫn nhau. Muốn làm được điều này, chúng ta nên có một quan điểm chung là: Đừng bao giờ xét đón quan điểm hay lập trường của một người dựa vào quá khứ của họ mà hãy coi những lời nói và hành động của người đó có mang lại sự đoàn kết, sự hỗ trợ lẫn nhau và thêm lửa đấu tranh trong cộng đồng hay chỉ là gây phân hóa, nghi ngờ và tạo ra những mặt tiêu cực trong cộng đồng.

Ai trong chúng ta cũng biết rất rõ là Cộng sản Việt Nam rất gian manh; nhưng chính trong hàng ngũ quốc gia của chúng ta, có một thiểu số quá khích lại dùng ngay những thủ đoạn xấu của Việt cộng như chụp mũ, dựng chuyện tấn công các tổ chức đấu tranh có khả năng đối đầu với Việt Cộng, để làm tê liệt, vô hình chung rơi vào cái bẫy Nghị Quyết 36 của Việt cộng. Nếu tất cả chúng ta cùng thấy rõ vấn đề thì ta không chỉ tấn công và cô lập các hoạt động của Việt cộng mà còn chận đứng những công kích, bêu rếu của nhóm quá khích, đội lốt quốc gia nhưng làm những chuyện nguy hại cho quốc gia đại sự.

***

Sau cùng, nhìn ngược lại lịch sử cận đại, dân ta đã có ít nhất hai lần đón xuân Ất Dậu trong ngậm ngùi chua xót. Năm Ất Dậu 1885, toàn thể đất nước rơi vào vòng thống trị của thực dân Pháp khi triều đình nhà Nguyễn công nhận sự bảo hộ của người Pháp sau khi mất Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Năm Ất Dậu 1945, đảng CSVN đã khai thác thành công khoảng trống chính trị Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, để từ đó đưa đất nước ta vào quỹ đạo cộng sản kéo dài suốt 60 năm vừa qua. Nhưng lần này, chúng ta đón Xuân Ất Dậu ở một tình huống khác, trong đó, nhìn lạc quan mang lại sự thái hòa cho dân tộc có nhiều xác suất xảy ra vì dân ta đang có đủ ba yếu tố thiên thời,địa lợi và nhân hòa trong công cuộc đấu tranh hiện nay.

Đoàn Hùng
18 tháng 2, 2005

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.