Nam Trung Hoa Lên Cơn Động Kinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

By Duy Hoang.
The Wall Street Journal Asia. 06/02/08
(Khánh Đăng lược dịch)

JPEG - 65.4 kb

Khi Trung Quốc thiết lập một đơn vị hành chánh mới để quản lý 3 quần đảo trên biển Nam Trung Hoa vào tháng 12/2007 — trong đó có 2 quần đảo do Việt Nam tuyên bố chủ quyền — thì Bắc Kinh đã khơi lại một hoàn cảnh bối rối khó chịu cho Hà Nội. Liệu nhà cầm quyền CSVN, có nên vì quyền lợi của tổ quốc, mạnh mẽ đưa ra tuyên bố chủ quyền lịch sử của đất nước trên vùng lãnh thổ bị tranh chấp, hay chỉ bảo vệ quyền lợi hẹp hòi của ÐCSVN bằng cách cúi đầu quỳ lạy một tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc đang ủng hộ Hà Nội về mặt chính trị.?

Hoàn cảnh bối rối này là sự kiện mới nhất trong một mối bất đồng đã có từ lâu. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa, bao gồm nhiều đảo nhỏ và các rặng san hô ngầm giàu có về hải sản, và có khả năng là nguồn dự trữ dầu hoả, đồng thời có vị trí chiến lược tại một trong những hải lộ bận rộn nhất thế giới. Ðối với các quốc gia có quan tâm về tự do hàng hải và một giải pháp ôn hòa cho các tranh chấp về hải phận, thì vấn đề biển Nam Trung Hoa có nhiều ẩn ý chiến lược. Dầu hoả vận chuyển từ Vịnh Ba Tư đến Nhật Bản và Nam Hàn phải đi qua vùng biển này. Và hải quân Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc coi biển Nam Trung Hoa như một cái hồ riêng của họ.

Các triều đại vua chúa Việt Nam trải dài hàng thế kỷ qua đã tuyên bố chủ quyền trên những vùng biển mà bây giờ được biết như Hoàng Sa và Trường Sa. Và người Việt Nam không phải là những kẻ duy nhất dòm ngó các quần đảo này. Trung Quốc, Ðài Loan, Brunei, Mã Lai Á, và Phi Luật Tân tất cả đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc từng phần trên một hoặc cả hai quần đảo này. Tổng thống Ðài Loan Trần Thuỷ Biển đã đích thân khánh thành một phi đạo trên một đảo thuộc quần đảo Trường Sa hồi đầu tháng này.

Trong thế kỷ 20, việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đã trở thành một con bài thương lượng trong cuộc tranh đấu dành quyền kiểm soát đất nước. Năm 1958, bốn năm sau khi Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Bắc và Nam ở vĩ tuyến 17, thì thủ tướng của Bắc Việt là Phạm Văn Ðồng đã gởi một công hàm đến Chu Ân Lai, nhìn nhận tuyên bố chủ quyền tổng quát của Bắc Kinh trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa. Phía cộng sản Việt Nam hy vọng rằng, bằng cách làm như vậy thì họ sẽ đạt được sự hậu thuẫn của Trung Quốc cho cuộc chiến với miền Nam.

Nhưng không sao cả vì hai quần đảo đó không phải của Hà Nội để họ cho không vào lúc đó — Miền Nam Việt Nam có quyền sở hữu hợp pháp và hợp lý trên hai quần đảo vì (hai quần đảo) nằm dưới vĩ tuyến 17. Năm 1974, lợi dụng chiến tranh đang xảy ra tại Việt Nam, Bắc Kinh đã tìm cách thắt chặt thêm chủ quyền của họ bằng việc xâm lăng Hoàng Sa. Sau một trận hải chiến kéo dài ba ngày, Trung Quốc đã chiếm đoạt quyền kiểm soát quần đảo này từ phía miền Nam Việt Nam. Phản ứng của cộng sản miền Bắc là im lặng, với các tuyên vận viên của của Hà Nội tuyên bố rằng, chẳng thà để cho các quần đảo này lọt vào tay của một nước cộng sản đồng chí, còn hơn là rơi vào tay của chế độ Sài Gòn.

Sau chiến tranh, chế độ Hà Nội đã chính thức tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nhưng thường nhịn nhục các hành động của phía Trung Quốc muốn đóng chặt quyền kiểm soát trên các quần đảo. Trong vài năm vừa qua, nhiều tàu hải quân Trung Quốc thỉnh thoảng đã bắn phá các tàu đánh cá Việt Nam và làm thiệt mạng nhiều ngư phủ trên vùng biển ngoài khơi Việt Nam, mà Trung Quốc tự coi là khu vực kinh tế độc quyền của họ. Phía Trung Quốc gọi những ngư phủ Việt Nam là hải tặc. Nhưng các cơ quan truyền thông báo chí quốc doanh của Việt Nam đã hầu như làm ngơ các vụ tấn công này, và trong một vài bài báo vẩn vơ chỉ dám đề cập các vụ bắn phá các ngư phủ là bởi các “tàu lạ”.

Ðồng thời, việc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo đã đánh trúng vào lòng yêu nước trong nội địa. Mặc dù chế độ đã có nhiều nỗ lực cao nhất để giữ vụ tranh chấp ra khỏi trí óc của mọi người, hầu tránh việc tăng thêm căng thẳng với Bắc Kinh, nhưng nó vẫn là một đề tài gây ra nhiều cảm xúc trên đường phố. Vừa qua đã có nhiều lời kêu gọi từ phong trào của các blogger trong nước, yêu cầu nhà nước Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhiều tin tức đưa ra cho rằng Trung Quốc đã nắm chặt quyền quản lý hành chánh trên các quần đảo, đã gây nên những cuộc biểu tình phản đối của sinh viên, mà trước đây chưa từng xảy ra, ở bên ngoài đại sứ qúan Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán tại TPHCM.

Nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để đe doạ và sau đó cấm đoán các cuộc xuống đường biểu tình. Công an đã đi xa hơn bằng cách bắt giữ những bloggers nào thông báo kêu gọi biểu tình. Nhưng mặc dù như vậy, áp lực có lẽ đã trở nên quá nặng nề. Các cơ quan truyền thông chính thức đã cho đăng tải một bản tin của báo South China Morning Post nhiều tuần lễ sau đó, trong bản tin này có thuật lại lời của một viên chức chính quyền địa phương Trung Quốc nói rằng ông ta không biết gì về vụ thành lập thành phố “Tam Sa”, với mục đích làm thuyên giảm đi sự nghiêm trọng của hành động vừa qua của Trung Quốc.

Làm cho vấn đề càng rắc rối hơn là cái ghế của Việt Nam vừa cực khổ giành giựt được tại Hội đồng Bảo an. Chế độ hy vọng rằng cái ghế này sẽ là một cơ hội để đánh bóng hình ảnh của họ ở trong lẫn ngoài nước. Bây giờ Hà Nội phải đáp ứng lại lời kêu gọi của dư luận quần chúng, dùng cái vị trí cao trọng của Việt Nam trên trường quốc tế để theo đuổi vấn đề tuyên bố chủ quyền lãnh thổ quốc gia, vốn đi ngược lại với quyền lợi tối thượng của đảng.

Không có gì phải nghi ngờ là có nhiều thành phần trong chế độ — và đặc biệt là trong giới Quân đội Nhân dân Việt Nam — quan ngại về chính sách bành trướng của Trung Quốc. Nhưng lại có một số lớn hơn các thành phần trong chế độ rất lo sợ về “diễn biến hòa bình”, là danh từ của đảng dùng để gọi sự thay đổi về dân chủ, có thể đưa đến hậu quả là nghiêng quan hệ hữu nghị khỏi Trung Quốc và về phía Tây phương.

Rất khó khăn cho Hà Nội để tiếp tục đi theo mô hình Trung Quốc — cởi mở kinh tế, khép lại chính trị — khi cùng một lúc lại phải đối đầu với kẻ ủng hộ mình, thêm với sự lệ thuộc về lý thuyết của Hà Nội đối với Trung Quốc. Nhưng mối lo sợ lớn nhất của chế độ không phải là Trung Quốc. Mối lo sợ đó chính là một thế hệ mới của người Việt Nam hiện đang bắt đầu hòa mình vào một cuộc tranh luận giữa quyền lợi của đất nước đối với quyền lợi của đảng; thế hệ này đang xuất hiện bên cạnh dân tộc; và họ ít sẵn lòng chấp nhận việc nhà nước kiểm duyệt cuộc tranh luận đó.

Ông Hoàng Tứ Duy là một trong những lãnh đạo tại Hoa Kỳ của Đảng Việt Tân, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ đang hoạt động không công khai tại Việt Nam.

****

South China Seizure

By Duy Hoang. The Wall Street Journal Asia

When China created a new administrative unit covering three archipelagos in the South China Sea in December 2007 — including two claimed by Vietnam — Beijing re-ignited a vexing dilemma for Hanoi. Should Vietnam assert its national interest by pressing the nation’s historical claim to the disputed territory, or defend the narrow interests of Vietnam’s Communist Party by kowtowing to a Chinese leadership that has lent political support to Hanoi?

This dilemma is the latest development in a long-standing dispute. The Spratly and Paracel archipelagos in the South China Sea consist of tiny islands and reefs with rich fishing and, possibly, petroleum reserves, and are strategically located in one of the world’s busiest shipping lanes. For countries that have an interest in freedom of navigation and a peaceful resolution to maritime disputes, the issue of the South China Sea has strategic implications. Oil from the Persian Gulf to Japan and South Korea passes through these waters. And the American navy does not want China to treat the South China Sea as its personal lake.

Vietnamese imperial dynasties going back several centuries had claimed what are now known as the Paracels and Spratlys. And the Vietnamese aren’t the only ones with their eyes on the islands. China, Taiwan, Brunei, Malaysia and the Philippines claim all or part of either or both of the chains. Taiwan’s President Chen Shui-bian even personally inaugurated an airplane runway on one of the Spratlys earlier this month.

In the 20th century, Vietnam’s claim became a bargaining chip in the broader struggle for control of the country. In 1958, four years after the partition of Vietnam into North and South at the 17th parallel, North Vietnamese Prime Minister Pham Van Dong sent a cable to Zhou Enlai acknowledging Beijing’s sweeping claims over the entire South China Sea. Vietnam’s communists hoped that by doing so they’d secure China’s backing for the war against the South.

Never mind that the islands weren’t Hanoi’s to give away at that time — South Vietnam had de jure and de facto possession of the archipelagos because they lay below the 17th parallel. In 1974, taking advantage of the war in Vietnam, Beijing sought to cement its claim by invading the Paracels. In a three-day naval battle, China seized control of the archipelago from South Vietnam. The reaction in the communist North was muted, with Hanoi’s propagandists claiming it was better to have the islands in the hands of a fellow socialist state than those of the Saigon regime.

Following the war, Hanoi officially maintained that the Paracels and Spratlys are Vietnam’s, but often accommodated China’s efforts to cement control over the chains. In recent years, Chinese naval vessels have occasionally fired on Vietnamese fishing boats and killed scores of people in waters off Vietnam, which China treats as its exclusive economic zone. China has called the Vietnamese fishermen pirates. But Vietnamese state media have largely ignored the attacks and in a few tepid articles mentioned the shooting of fishermen by “foreign” ships.

Meanwhile, Vietnam’s claims to the islands strike a nationalist chord domestically. Despite the regime’s best efforts to keep the dispute out of people’s minds to avoid stoking tensions with Beijing, it’s still an issue that inflames passions on the street. There have recently been calls from the blogger movement inside Vietnam for the government to bring the issue of the Paracels and Spratlys before the United Nations Security Council. News that China had tightened its administrative grip on the islands unleashed unprecedented student protests outside the Chinese embassy in Hanoi and consulate in Ho Chi Minh City.

Vietnamese authorities took steps to deter and subsequently ban street demonstrations. Police went as far as detaining bloggers who publicized the protests. But even so, the pressure may have become a little too great. The official media gave wide coverage to an article in the South China Morning Post several weeks later which quoted a local Chinese official who said he was unaware of the incorporation, in an attempt to downplay the seriousness of China’s recent action.

Complicating matters is Vietnam’s hard-won seat on the Security Council. The regime hoped the seat would be an opportunity to burnish its image at home and abroad. Now Hanoi has to answer to public calls for it to use its lofty position on the world stage to pursue a nationalist territorial claim that runs counter to the best interests of the ruling party.

Without a doubt there are many in the Hanoi regime — and especially the People’s Army of Viet Nam — who are concerned about China’s expansionist moves. But there are an even greater number within the regime who are scared about “peaceful evolution,” the Communist Party’s codeword for democratic change, which could result from tilting relations away from China and toward the West.

It would be hard for Hanoi to continue following the Chinese model — open economy, closed politics — while confronting its patron at the same time, given Hanoi’s ideological reliance on China. Yet the greatest fear for the regime is not China. It’s that a new generation of Vietnamese are becoming engaged in a debate that pits the national interest against the party interest; that this generation is coming down on the side of the nation; and that they’re less willing to tolerate government censorship of that debate.

Mr. Hoang is a U.S.-based leader of Viet Tan, a pro-democracy, unsanctioned political party active in Vietnam.

The Wall Street Journal Asia

PDF - 168.4 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.