Nạn Buôn Bán Phụ Nữ và Trẻ Em VN: Tiếng Kêu Cứu Trong Một Xã Hội Đang Bị Băng Hoại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“…Theo khảo sát tại 16 tỉnh, thành trọng điểm ở Việt Nam, đã phát hiện 1.758 trường hợp phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài… Không ít trong số đó trở thành nô lệ tình dục…” Đó là kết quả điều tra của Cục Cảnh sát Hình sự, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Cộng sản Việt Nam (CSVN) về thực trạng phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài trong 2 năm qua. Ngoài ra, từ 6 năm qua, cơ quan công an CSVN cho biết: “…đã phát hiện và triệt phá gần 700 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài, bắt hơn 1.200 đối tượng tổ chức và tham gia buôn người…” Tại một Hội Nghị hợp tác hành pháp biên giới giữa CSVN và Campuchia về phòng chống buôn bán người vào 2 ngày 16-17/11/2004 vừa qua, đại diện cảnh sát Campuchia cho rằng, “…tại nước này hiện có khoảng 18.000 người phục vụ tình dục và 33% trong số đó là phụ nữ, trẻ vị thành niên Việt Nam”. Chưa hết, những đường dây môi giới để buôn bán phụ nữ được trá hình dưới những cơ sở dịch vụ hôn nhân giữa cô dâu Việt nam với đàn ông tại Đài Loan, Nam Hàn đã và đang hoạt động cả công khai lẫn bí mật với số lượng thương vụ lên đến con số hàng ngàn cô dâu. Tại Đài Loan, hiện có khoảng 100.000 cô dâu Việt Nam và 65.000 công nhân lao động nhưng trong số đó, hàng ngàn trường hợp cô dâu đã được mua bán một cách công khai, bị buộc làm nô lệ tình dục, và bị đánh đập, đối xử thậm tệ. Tại Nam Hàn, hình ảnh các dịch vụ môi giới hôn nhân với các cô dâu Việt Nam được quảng cáo rầm rộ khắp nơi như một thứ sản phẩm, một loại đồ dùng rẻ tiền cho giới đàn ông tại đây. Môi giới, dịch vụ hôn nhân hay thực chất chỉ là một hình thức buôn bán phụ nữ Việt Nam? Chắc ai cũng đều có câu trả lời.

Một trong những phương thức phổ biến của những vụ mua bán phụ nữ, trẻ em là: Một người Việt Nam làm trung gian, tự móc nối hay bị móc nối với những người nước ngoài hay người Việt ở nước ngoài (nhất là ở các quốc gia như Trung Quốc, Camphuchia, Thái Lan, Đài Loan, Mã Lai, Nam Hàn.v.v…) để tạo thành những đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em, qua nhiều ngã đường biên giới và phương thức “vận chuyển người” khác nhau. Sau khi “đến nơi”, họ bị đẩy vào những ổ mãi dâm, bán cho những người cần lấy vợ qua hình thức dịch vụ hôn nhân, cần người giúp việc.v.v… Đau buồn nhất là những trường hợp trẻ em Việt Nam dưới tuổi thành niên đã bị đem bán vào những ổ mãi dâm tại Campuchia, Thái Lan.v.v… Những điểm “nóng”, nơi thường diễn ra các vụ buôn người, tập trung tại 14 tỉnh có biên giới giáp với Trung Quốc và Campuchia như: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Phước… Và đa số các nạn nhân thường tập trung ở vùng thôn quê, vùng giáp danh biên giới, những người nghèo, không có việc làm, thiếu học vấn.

Căn nguyên, bản chất của vấn nạn này bắt nguồn từ hiện trạng của một xã hội Việt Nam xuống dốc trầm trọng về mặt đạo lý, nhân phẩm, tinh thần con người cũng như sự rối loạn, đảo lộn trong đời sống văn hóa, kinh tế, vật chất của người dân, nhất là các vùng thôn quê, nơi nghèo đói đồng nghĩa với những bước đường cùng cho nhiều gia đình làm nông, làm mướn… Điều đáng tiếc là vấn nạn này luôn đe dọa những đối tượng thuộc thành phần dễ dị xâm hại về thể xác và tinh thần như phụ nữ và trẻ em nhưng chính quyền dường như đã “lãng quên” trong một thời gian dài cho nên mới trở thành một căn bệnh xã hội nhân đạo trầm trọng như hiện nay, thách thức lương tri con người và cả thế giới. Người dân và xã hội đang trông chờ một chính sách dài hạn của chính quyền để giải quyết triệt để và tận gốc nạn buôn người, hành hạ phụ nữ và trẻ em Việt Nam, chứ không phải những biện pháp có tính cách đối phó chỉ nhắm vào việc trừng trị những tên tội phạm. Kế hoạch đề phòng và ngăn chặn trước vấn nạn này cần bao gồm những chủ trương, công tác, chiến dịch cụ thể, thường xuyên và dài hạn. Tuy nhiên, phương hướng lâu dài nhằm giải quyết vấn nạn này còn gắn liền với những chính sách văn hóa, xã hội và chính trị, mà trong một thể chế chuyên quyền, một nền kinh tế “quái thai”, và một xã hội băng hoại về đạo đức như hiện nay thì Việt Nam khó có thể giải quyết được triệt để. Vấn nạn buôn người cần phải được đặt chung trong một bài toán tổng thể trên bình diện quốc gia nhằm xây dựng một xã hội công dân với những chính sách lâu dài làm nền tảng canh tân con người, canh tân môi trường và canh tân cơ chế chính trị hiện nay. Hậu quả nghiêm trọng sau những năm dài người dân bị kiềm kẹp, bưng bít thông tin dưới một thể chế độc đảng là nhiều người đã quen với buông xuôi và tuyệt vọng, tự đánh mất hy vọng và ý thức vươn lên một cách chân chính trong cuộc sống.

- Thứ nhất, người dân đã bị chính quyền tước đoạt những quyền tự do căn bản của một con người (mà nhiều người dân không hề hay biết) từ đó đưa đến những tâm lý mặc cảm tự ti là mình không có quyền đòi hỏi được chính quyền đối xử tốt hơn, chăm lo phúc lợi đầy đủ hơn.
- Thứ hai, người dân bị “điều kiện hóa” và “ngu dân hóa” trong một môi trường xã hội và chính trị cực đoan, bảo thủ, bưng bít và độc quyền, từ đó dẫn đến tình trạng tinh thần thủ phận, yếm thế, tự ti về thân phận nhỏ nhoi, nghèo đói mà tự đánh mất nhân phẩm của mình lúc nào không hay.

Sau nhiều thập niên người dân sống trong môi trường và điều kiện như vậy, một trong những việc trước tiên cần làm là xây dựng lại một xã hội dân sự (civil society) trên nền tảng của một nền văn hóa công dân (civic culture). Ý thức, văn hóa công dân trong một xã hội dân sự cần được giáo dục cụ thể và thường trực, nhằm góp phần canh tân chính mỗi con người Việt Nam từ bản chất văn hóa cho đến cách hành xử trong xã hội. Luật pháp và vũ lực chỉ được dùng để trừng trị con người chứ không có khả năng giáo dục và canh tân con người. Muốn giúp người dân thực sự thì chính quyền hãy cho người dân những quyền tự do căn bản của một con người và xây dựng một xã hội dân sự công bằng, mà nơi đó người dân được quyền tự do và không còn lo sợ khi cần nói lên những bức xúc, bất công trong xã hội. Chỉ khi nào người dân cảm thấy và thực sự có quyền để làm chủ (dân chủ) và định đoạt được tương lai của mình và gia đình mình thì lúc ấy chính họ mới ý thức được và hành xử quyền công dân của mình. Chỉ khi nào người dân được tạo đủ điều kiện để thu nhận kiến thức, tiếp xúc, trao đổi, phổ biến quan điểm một cách tự do với nhau, được đối xử bình đẳng trong xã hội thì những tâm lý tự ti, buông xuôi và những hiện tượng bị lạm dụng và xâm hại về nhân phẩm, thể xác mới có thể được ngăn chặn một cách triệt để hơn. Đây mới thực sự là một chiến lược lâu dài để canh tân con người và nhằm giải quyết những căn bệnh xã hội hiện nay tại Việt Nam. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.