Nan Đề Thế Vận

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 94.4 kb

Mọi chuyện ở Tây Tạng có vẻ như là bế tắc. Chính phủ Trung Quốc vẫn cứng rắn, không lộ vẻ mong muốn đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma, người mà Bắc Kinh quy chụp là dàn dựng các cuộc biểu tình ở Lhasa và các tỉnh lân cận. Nhưng nếu cứ như thế, làm sao mà Thế Vận vui nổi?

Điều dễ dàng hình dung được là: nếu Bắc Kinh không lộ vẻ hòa dịu với các yêu cầu đối thoại từ phía Đạt Lai Lạt Ma, những cuộc biểu tình bênh vực Tây Tạng vẫn sẽ liên tục bùng phát tòan cầu, từ bây giờ cho tới qua Thế Vận 2008.

Chuyện quân đội Trung Quốc đàn áp ở Tây Tạng thì là thường rồi, nhưng làm sao dập tắt nổi tiếng hô khẩu hiệu nhân quyền cho Tây Tạng trong các cuộc biểu tình ở Tokyo, Seoul, Đài Bắc, New Delhi, San Francisco…? Rồi trong Lễ Khai Mạc Thế Vận Bắc Kinh ngày 08/08/2008, nhất định sẽ có một số lãnh tụ thế giới tẩy chay… Niềm vui tất nhiên là không toàn vẹn. Vậy mà điều này đang xảy ra cho Thế Vận Hội đầu tiên của đất nước 1,3 tỉ dân.

JPEG - 15.9 kb
Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời này các thông tin lại phóng nhanh theo tốc độ Internet. Đâu có dễ bưng bít nữa. Hình ảnh các cuộc biểu tình ở Tây Tạng đã mau chóng chuyền đi khắp toàn cầu qua Internet. Rồi trong lễ thắp Đuốc Thế Vận ở cổ thành Olympia, Hy Lạp hôm Thứ Hai trước, những người ủng hộ Tây Tạng đã làm gián đoạn để gây chú ý về tình hình nhân quyền ở Tây Tạng. Rồi Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố là có thể Pháp sẽ tẩy chay buổi Lễ Khai Mạc Thế Vận. Bất kể rằng Tổng Thống Mỹ và Thủ Tướng Anh nói là sẽ không tẩy chay, nhưng nhiều hứa hẹn thấy là vẫn không đủ vui.

Còn trên vùng Tây Tạng nữa, vẫn chưa theo đúng ý muốn nhà nước CSTQ. Hôm Thứ Năm 27/03/2008, khi cán bộ TQ dẫn phái đoàn phóng viên quốc tế đi thăm Tây Tạng để biết rằng mọi chuyện đã trị an xong xuôi, thì một nhóm vị sư xuất hiện trước các phóng viên, người thì khóc và người thì hét lớn rằng họ không được hưởng quyền tự do tôn giáo. Đối với những người cảm tử như thế, thật khó mà nghĩ là vùng đất Tây Tạng sẽ êm ả cho qua Thế Vận 2008.

Tuy nhà nước CSTQ nói là sẽ không trừng phạt nhóm 30 vị sư chận đường phái đoàn ký giả nói trên để nói sự thực, người ta vẫn lo ngại TQ sẽ phạt nặng các vị sư đó. Người ta kể là ba tu viện chính ở Lhasa, Ganden, Sera, và ở Drepung hôm Thứ Năm 27/03/2008 vẫn còn bị công an phong tỏa và phái đoàn phóng viên quốc tế kia không được phép vào thăm, cho dù nhiều nhà báo quốc tế liên tục xin vào. Có tin nói là nguồn nước cũng bị cắt ở Ganden, Sera và Drepung, và các vị sư đã cạn lương thực. Nguồn tin từ dân nói là dân địa phương không được phép mang lược thực vào tu viện để cúng các sư. Một nguồn tin nói là các vị sư tìm cách rời Sera đã bị bắt lùi lại, với súng công an dí vào đầu các sư, đẩy vô lại tu viện.

Thực sự, liên thủ với các người vận động cho Tây Tạng cũng có nhiều tổ chức với nhiều mục tiêu khác. Thí dụ, như Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới những người từ lâu vẫn chỉ trích TQ về đàn áp quyền tự do báo chí, như Pháp Luân Công và các giáo hội tương tự bị TQ ngăn cấm, hay như các Hội Thánh Tin Lành Nam Hàn đang vào đất TQ để cứu người Bắc Hàn vượt biên… Nhưng Tây Tạng là hồ sơ xúc động nhất, với các nhân chứng từng là cựu tù lương tâm nhiều thập niên.

JPEG - 87.3 kb

Dù thế nào đi nữa, thế giới vẫn không lay động nổi Trung Quốc. Vì sẽ không bao giờ có một nghị quyết nào trừng phạt Trung Quốc được xét trên Hội Đồng Bảo An LHQ. Thứ nhất, vì không chính phủ nào trên thế giới muốn soạn ra bản nghị quyết trừng phạt TQ. Không ai muốn làm mất lòng anh bạn khổng lồ đông dân lắm tiền như thế; thà là cứ làm đối tác thương mại, sẽ còn giúp được kinh doanh thương mại. Thứ hai, sẽ không hề có nghị quyết nào đòi phạt TQ đưa ra LHQ xét, bởi vì chính Trung Quốc đang ngồi trong Hội Đồng Bảo An LHQ. Và thứ ba, là các nước sợ Trung Quốc sẽ trả thù.

Báo chí nhà nước Hoa Lục tất nhiên là lựa chọn thông tin có lợi cho TQ thôi. Tờ Nhân Dân Nhật Báo hôm Thứ Tư 26/03/2008 có in hình các phụ nữ Tây Tạng đứng múa bài Thái Cực Quyền nơi bóng mát bên lâu đài Potala Palace, nơi trước kia là Dinh của Đạt Lai Lạt Ma. Phải khéo lắm, phải tinh vi lắm mới dàn dựng ra hình ảnh này để chụp.

Có cách nào giải quyết êm đẹp hơn không? Thí dụ, Hồ Cẩm Đào dịu giọng, và cử đặc sứ tới Dharamsala để gặp đại diện của Đạt Lai Lạt Ma? Hay là họ Hồ khéo léo thỉnh nhà sư Pháp Chủ giáo hội Phật Giáo TQ sang Dharamsala để gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma?

Thấy rõ. Không chịu đối thoại, thì Thế Vận Bắc Kinh bảo đảm là hết vui. Mà làm sao còn có thể vui nổi, khi hàng trăm người đã chết, hàng trăm người bị bắt, và một dân tộc đang dần dần bị đồng hóa…

Trần Khải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.