Nền Giáo Dục Việt Nam: Sai Lầm Ngay Từ Căn Bản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bà giáo Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng Phòng Giáo Dục Mầm Non, thuộc Sở Giáo Dục Đào Tạo thành phố Sài Gòn, vừa lên tiếng báo động, dù rất muộn màng, về cách thức và nội dung giảng dạy học sinh trong lứa tuổi mầm non, mới bắt đầu đi học. Bà Kim Thanh cho rằng, “Nếu cứ tiếp tục việc nuôi dạy trẻ em như thế này, trong khoảng 15 năm nữa, thành phố sẽ có rất nhiều thanh thiếu niên không đủ trí tuệ sáng tạo và năng lực lao động do hậu quả nuôi dạy yếu kém ở tuổi mẫu giáo.”

Việc gì đã xảy ra khiến cho những nhà giáo còn chút lương tâm phải than thở đến như vậy? Căn cứ vào các con số thống kê của Sở Giáo Dục và Đào Tạo tại Sài Gòn, thành phố này hiện có hơn 365 nhóm giữ trẻ gia đình (Mẫu Giáo) hoạt động không có giấy phép, nhiều nhất là tại Tân Phú có 50 cơ sở, quận 12 có 46 cơ sở. Các nơi này hầu hết không đủ tiêu chuẩn căn bản tối thiểu về an toàn, ánh sáng, vệ sinh, dinh dưỡng, tài liệu giáo dục.v.v… Trường mẫu giáo “Tuổi Hồng” tại Gò Vấp nuôi 100 em nhỏ nhưng chỉ có 1 phòng vệ sinh rộng 2 thước vuông. Một cô bé trong nhóm giữ trẻ ở Quận 12 cho các cháu đi vệ sinh xong rồi đổ phân ngay trước cửa lớp học… Tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, nhiều em trẻ không được mặc quần cả ngày. Về việc cung cấp thức ăn, đa số các nhóm giữ trẻ chỉ đạt 30% số thức ăn dinh dưỡng hay chỉ từ 2,5 ngàn đồng tới 3 ngàn đồng trong 1 ngày cho đứa trẻ, trong khi đó, theo qui định là phải đạt được từ 55% đến 60%. Các em trẻ gần như không có đồ chơi cho nên chúng thường đánh nhau, la hét, gây căng thẳng “thần kinh” lẫn nhau. Các giáo viên không được trang bị chuyên môn, không có phương pháp giảng dạy phù hợp; thầy cô thường áp dụng các hình thức phạt quỳ gối hay đứng trên ghế.v.v… Mặc dù chất lượng giáo dục nuôi dạy trẻ con tại các trường mẫu giáo không có giấy phép là vậy, nhưng họ vẫn ngang nhiên hoạt động mới là điều đáng quan tâm. Mức thu học phí ở đây là từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/tháng, các trường công lập từ 80 ngàn đến 100 ngàn đồng/tháng. Nhưng vẫn có khá đông cha mẹ gởi con đến học tại đây. Tại nhiều nơi, số học sinh mẫu giáo lên đến 200 em. Theo lời phân trần của bà Lê Thị Hồng Liên, phó Giám Đốc Cơ Sở Giáo Dục Đào Tạo Thành phố Sài Gòn, các trường mẫu giáo của thành phố chỉ mới giải quyết được khoảng 20% số em trẻ cần đến nhà giữ trẻ. Con số 80% còn lại bao gồm con cái các cán binh, nhân viên và những người lao động hay dân di cư. Trường mẫu giáo thì quá ít, không đủ nhu cầu, trong khi đó lại có quá nhiều trẻ em cần đi học để được giáo dục cho quen với trường lớp và được khai hóa trí óc. Đây cũng là nguyên nhân chính “dọn đường” cho các trường mẫu giáo không giấy phép có chỗ hoạt động, còn Nhà nước thì bất lực cho nên ngó lơ. Có thể thấy rõ ràng rằng Nhà nước đang đồng lõa với phương cách giảng dạy “phản giáo dục” như vậy ngay cả ở cấp giáo dục sơ đẳng là mẫu giáo!

Các cấp chính quyền địa phương cứ ra rả với thông cáo, hội thảo, phát thanh, truyền hình… về những chương trình mẫu giáo này nọ nhưng người dân dường như không ai chú ý và họ vẫn tiếp tục gởi con tới các lớp mẫu giáo tư, không có giấy phép. Họ quan niệm một cách đơn giản rằng, tin vào lời nói của Nhà nước cũng bằng thừa vì chính sách giáo dục và việc thi hành giáo dục chỉ là những lời nói suông, có trên giấy tờ mà không bao giờ được áp dụng trong thực tế. Theo bà Hồng Liên, “Họ nghĩ rằng thà đưa con tới trường, có thiếu chất lượng về sư phạm nhưng còn hơn là để con trẻ ở nhà một mình hay cứ để mặc chúng lang thang. Tệ hơn nữa, nhiều nơi còn có dịch vụ giữ trẻ cấp tốc theo giờ…”

Nhà nước, Bộ, Sở, Văn Phòng Giáo Dục… cứ hội họp thường xuyên để tìm giải pháp. Họp thì cứ họp mà giải pháp thì gần như bao giờ cũng chỉ tiến vài bước rùa bò trong kế hoạch chương trình… dẫn đến tình trạng chưa được biểu quyết, rồi sẽ biểu quyết, và không ai có thẩm quyền. Họ cứ đổ lỗi cho nhau như “thiếu ngân sách”, không có tiền.v.v…và v.v… Từ trên xuống dưới đồng ý với nhau cứ làm đề án này nọ để “chờ viện trợ” quốc tế qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, chống mù chữ của các cơ quan thiện nguyện quốc tế. Nhà nước lại đưa ra giải pháp bán công nhưng giải pháp này có khả thi hay không thì chưa thấy có cuộc nghiên cứu nghiêm túc nào để hậu thuẫn. Nhà nước tuyên truyền bằng “kế hoạch khuyến khích trường bán công giữ trẻ mẫu giáo”. Theo đó, để giải quyết nạn thiếu trường, chính phủ sẽ từng bước biến cải trường công lập thành trường bán công, hoặc sáp nhập các trường tư lại. Từ kế hoạch này, Nhà nước có thêm tiền để xây trường mới cho các khu vực dân nghèo. Nhà nước nói rằng sẽ xây thêm trường bằng cách kích thích nhu cầu thị trường. Phụ huynh phải “trả nợ” trong vòng 7 năm để sau đó chuyển thành trường bán công…!?

Chưa hết, nạn giáo viên “hành hạ” thể xác lẫn tinh thần đối với học sinh ở khắp các cấp bậc học cũng là điều đáng quan tâm đối với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Cách đây chừng nửa năm, theo tin từ báo chí trong nước, tại trường Trung học Cơ sở Liên Hoa, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, một cô giáo đã bắt toàn bộ 47 học sinh lớp 7 của mình phải đứng dậy thay phiên nhau…liếm ghế ngồi của cô giáo vì trước đó đã bị học sinh hay ai đó vẽ bậy lên và cả lớp không ai nói ra được thủ phạm. Một sự chà đạp nhân phẩm học trò… thật đáng phẫn nộ! Và gần đây nhất, ngày 11/12/2004, học sinh lớp 6, trường Trung học Cơ sở Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, đã bị cô giáo Hoàng Thị Ngân Hà (môn Văn) xử phạt bằng cách bắt… chổng mông lên trời để lớp trưởng dùng roi đánh vào mông từng em một. Kết quả có 5 em học sinh bị đánh, mỗi em 200 roi, số em còn lại “được thoát” vì hết giờ học (lớp học này cô giáo cho kéo dài đến 10 giờ đêm), và cô giáo bỏ mặc các em ra về… Lý do đơn giản là sổ đầu bài của lớp bị ai đó tẩy xóa mà cô giáo không tìm ra được thủ phạm! Hậu quả là ngay trong đêm hôm đó, gia đình của em Vương (bị đánh) đã phải chuyển em đến trạm y tế xã để kiểm tra. Biên bản xem xét dấu vết toàn thân tại xã Nghĩa Hành vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 12/12/2004 của Vương cho thấy: “Đỉnh mông có vết bầm tím, sưng tấy. Chiều rộng 5cm, dài 7cm. Đùi phải có rãn máu, dài 10cm, rộng 8cm…”. Phiếu điều trị có ghi “lý do vào viện điều trị thương tích do bị đánh. Chẩn đoán: sưng hệ xung huyết vùng mông… Bệnh nhân kêu đau nhiều, ngồi và vận động đi lại khó khăn”.

Từ những sai lầm, bất cập ở cấp giáo dục mẫu giáo, tiểu học, lên đến cấp phổ thông cơ sở và trung học rồi dẫn đến hậu quả ở cấp đại học.v.v… là cả một tiến trình được chiêm nghiệm và chứng minh qua thực tế trước mắt trong xã hội Việt Nam. Mới đây thôi, theo cuộc nghiên cứu của một nhóm giảng viên Trường Đại Học Khoa học Xã hội-Nhân văn Sài Gòn, với các sinh viên Trường Đại Học Quốc Gia thành phố Sài Gòn (thuộc danh sách những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam), họ đã phát hiện rằng: chỉ có 54,9% sinh viên trả lời là có gắn bó với ngành học, với nghề nghiệp đã chọn; còn lại có 24,8% không muốn gắn bó, 19,7% do dự và 0,6% chưa ý kiến. Như vậy có đến 45,1% sinh viên muốn bỏ ngành học hoặc bị dao động, không có hứng thú. Ngoài ra, có khoảng trên 30% sinh viên đại học công lập và trên 50% sinh viên đại học tư bị “rơi rụng” khỏi các trường đại học. Hệ quả cũng là sự lan tràn của khuynh hướng “nhảy việc” sau khi ra trường vì sinh viên không xác định được chuyên môn, sở trường hay sở thích của mình. Tâm lý thiếu tự tin về chuyên môn là hiện tượng rất phổ biến trong giới sinh viên vì nhà trường đại học không đáp ứng được nhu cầu trang bị kỹ thuật, kỹ năng thực hành chuyên môn cho sinh viên, cộng với một hệ thống giáo dục nặng về lý thuyết, thiếu sự sáng tạo và độc lập trong suy tư. Thực trạng nói trên đã gây lo lắng và bức xúc cho những ai còn nghĩ đến thế hệ trẻ và nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Sai lầm ngay từ căn bản và sai lầm có hệ thống đã đưa nền giáo dục Việt Nam vào một quỹ đạo rối loạn, không có lối thoát kể từ 30 năm qua. Đó là sự thật không thể chối cãi được!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.