NGÀY 20/8: Lời Kinh Liên Lỉ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đúng như dự đoán của chúng tôi, hôm nay khách thập phương nườm nượp kéo về phố Đức Bà. Có cả những người từ nơi xa như ở Thái Nguyên cũng đến để tạ ơn Đức Bà Hằng Cứu Giúp vì những ơn mình đã xin được, nhưng đồng thời cũng về để hiệp thông với bà con giáo xứ Thái Hà trong công việc tìm kiếm công lý và sự thật.

Trời đất xui khiến thế nào đấy, mấy tay nhà báo của nhà nước cộng sản càng nói bậy, càng bóp méo sự thật về Thái Hà bao nhiêu, càng làm cho bà con giáo dân ở các tỉnh xa không thể đến trực tiếp hiệp thông tại linh địa được, thì tìm cách gọi điện thoại cho những người bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà để hiệp thông cầu nguyện từ xa.

Tại linh địa từ sáng cho đến lúc này (14h30 ngày 20/8) luôn có hai tốp các bà các cô cầu nguyện liên lỉ với lời kinh mân côi và tiếng hát thống thiết xin Đức Mẹ phù trì: “Mẹ ơi xứ đạo con đây, nguyện xin ….” Bà con kéo đến đông đúc nhất là vào lúc 12h trưa. Ba linh mục trẻ và một tu sĩ của tu viện Dòng Chúa Cứu Thế cũng đi ra hiệp ý với bà con nguyện kinh truyền tin cầu nguyên cho hòa bình thế giới và xin bình an, công lý, sự thật được hiển trị trên quê hương đất Việt, nhất là trên mảnh đất Thái Hà.

Trong khi bên trong linh địa bà con giáo dân lần chuỗi mân côi, thì bên ngoài bà con lương dân chăm chú xem những tin tức được đăng tải tại bảng tin. Tin tức được bà con quan tâm nhất trên bảng tin đó là đơn kiện của các linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà đối với một số các đài báo nhà nước cộng sản về những việc bóp méo, vu khống trắng trợn trong mấy ngày qua.

Về phía chính quyền, một chiêu bài mới được dàn dựng. Các quan chức tung hỏa mù để hù dọa giáo dân: Cảnh sát cơ động 113 sẽ đến giải tán vào lúc 9h, vào lúc 14h, và… không biết là vào lúc mấy giờ nữa…! Đủ thứ giờ mà các quan xác định như thế đã trôi qua, nhưng chưa thấy ma nào đến… Đây là thứ đòn gió, không biết đến khi nào thì đòn thật !

Bị chính bà con lương dân phản đối quá lẽ, nên các loa phóng thanh của phường được lắp đặt ở cạnh linh địa và gần tu viện của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế chỉ oang oang khủng bố được một lúc rồi im tịt.

Tiết trời Hà Nội ngày hôm nay tương đối dễ chịu. Bầu khí tại linh địa cho đến giờ này cũng bớt ngột ngạt, căng thẳng hơn so với hôm qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển đến quý vị diễn biến của buổi cầu nguyện tối nay tại linh địa Đức Bà Thái Hà lúc 19h15.

Tiều Phu
Dòng Chúa Cứu Thế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…